Dung mạo Thánh Giuse

Thứ hai - 18/03/2019 20:49  2908

Thánh Giuse được tôn kính cách rất đặc biệt trong Giáo hội. Hàng năm có một tháng biệt kính Ngài và hai lễ mừng kính Ngài (13/9 và 1/5) . Hàng tuần cũng có việc sùng kính vào thứ Tư. Ngài được chọn làm Bổn Mạng của cả giáo hội hoàn vũ, Giáo hội Việt Nam… Tại sao vậy? Bởi vì Ngài là Bạn Trăm Năm của Đức Maria, Dưỡng Phụ của Chúa Cứu Thế và là Đấng Bầu Cử “rất thần thế trước mặt Đức Chúa Trời”!

Mừng kính thánh Giuse, chúng ta cùng suy niệm đời sống thánh thiện của Ngài qua ba hình ảnh: Người hùng thầm lặng, người chồng trung thành và người cha cần mẫn.

Người hùng thầm lặng

Thánh Giuse là bậc thầy nội tâm, là người hùng thầm lặng[1]. Lần giở các trình thuật Kinh Thánh, chúng ta không tìm thấy một lời nào của Ngài. Tuy nhiên, sự thinh lặng của Ngài không phải là một sự im lặng do sợ hãi, hèn nhát hay biếng nhác, trống rỗng. Ngài thầm lặng một cách tích cực và anh hùng: thinh lặng để cầu nguyện và thinh lặng để yêu thương.

Sự thinh lặng của Ngài là sự thinh lặng cầu nguyện. Ngài thinh lặng để có thể đạt tới chiều sâu nội tâm: thinh lặng để lắng nghe tiếng Chúa rõ hơn, để nhận biết ý Chúa một cách nhạy bén hơn, để phân định thần khí một cách tỉnh trí hơn, để kết hợp với Chúa một cách thâm sâu hơn. Sự thinh lặng cầu nguyện này đã mang lại cho Ngài sức mạnh nội tâm để tin tưởng mãnh liệt vào Chúa và vâng phục thánh ý Chúa một cách vô điều kiện. Trước mọi lệnh truyền của Chúa, thánh Giuse đều vâng nghe mau mắn và thi hành trọn vẹn.

Sự thinh lặng của Ngài cũng là sự thinh lặng yêu thương. Đó là sự thinh lặng của một tâm hồn lớn: nhẫn nhịn, bao dung, tha thứ, chậm giận và giàu tình thương. Sau khi đính hôn với Mẹ Maria, được tin Đức Mẹ có thai, sự thinh lặng ấy đã được chứng tỏ. Ngài đã không làm toáng lên, không nóng giận, không tra vấn, không than thở, không mắng mỏ dể duôi, không tố cáo luận tội… Ngài đã chọn sự thầm lặng ẩn mình đi. Một sự thinh lặng yêu thương đến quên mình, bỏ mình vì người mình yêu. Đó là sự thinh lặng của một tâm hồn quảng đại và cao cả, biết để yêu thương chiến thắng hận thù, biết để thứ tha lướt qua giận ghét, biết để ý chí làm chủ đam mê, biết để cho đức tin và lý trí dẫn soi tình cảm và hành động.

Như vậy, nơi thánh Giuse, sự thinh lặng không bao giờ là sự im lìm của ươn hèn, trốn tránh, trống rỗng… nhưng là sự quả cảm và quảng đại của một tâm hồn được lấp đầy bởi đức tin, lòng mến và hy vọng. Đó là sự thinh lặng của một tâm hồn đầy Chúa, biết thầm lặng để cho Chúa lên tiếng dạy dỗ và hướng dẫn mình, biết nhẫn nhịn để sức mạnh của Chúa hành động, biết hy sinh để tình yêu Chúa lan tỏa…

Đây cũng là điều ĐTC Biển Đức XVI đã nói trong một dịp yến kiến 12/9/2005: “Sự thinh lặng của Thánh Giuse: một sự thinh lặng lan tỏa bằng chính việc suy niệm về mầu nhiệm của Thiên Chúa, theo một thái độ hoàn toàn cởi mở cho thánh ý của Thiên Chúa. Nói cách khác, sự im lặng của Thánh Giuse không phải là biểu hiện của một nội tâm trống rỗng, mà trái lại, một nội tâm tràn đầy với đức tin mà Ngài mang theo trong trái tim mình, để hướng dẫn mỗi nghĩ suy và hành động của Ngài. Một sự thinh lặng để cùng với Mẹ Maria, che chở cho Ngôi Lời của Thiên Chúa…; một sự thinh lặng được đan kết với lời cầu nguyện không ngừng nghỉ, cùng với lòng tín thác trọn vẹn vào sự quan phòng của Thiên Chúa. Thật không quá lời khi phải nói rằng, từ chính người cha Giuse của Ngài, theo phương diện loài người, Chúa Giêsu đã học được mẫu gương về một cuộc sống nội tâm mãnh liệt, làm cơ sở cho nền công lý thật sự, nền công lý trọn vẹn, tuyệt hảo mà sau này Ngài giảng dạy lại cho các môn đệ của Ngài”.

Người chồng trung thành

Trong kinh cầu Thánh Giuse chúng ta có đề cập đến tước hiệu “Thánh Giuse là Đấng rất trung tín” (Iosephfidelissime). Chữ “trung tín” (fidelis) có gốc từ chữ “tín” (fide) có nghĩa là “niềm tin/đức tin”. Thánh Giuse là người trung tín vì Ngài trung thành với giao ước và lề luật của Thiên Chúa.  Niềm trung tín đó là nền tảng giúp Ngài trở thành người chồng trung thành của Đức Maria.

Lòng trung thành này được thể hiện qua tình yêu đích thực, tình yêu trong sáng và quảng đại mà Ngài dành cho Đức Mẹ.Đó là một tình yêu vượt lên trên mọi nghịch cảnh éo le của cuộc sống và được tỏa sáng qua sự hi sinh quên mình của Thánh Cả. Từ khi được báo tin nhận Maria về nhà trong một tình cảnh trớ trêu, đến khi gồng gánh vất vả lên kê khai tên tuổi và tất bật cho việc sinh con tại Bêlem, đang đêm vội vã trốn sang Ai Cập, rồi lạihồi hương Nazareth tất bật mưu sinh cho cuộc sống… thánh Giuse không một lời kêu ca oán than hay mảy may một thái độ thoái thác, nhưng luôn tận tình lặng lẽ âm thầm hi sinh không chút từ nan. Nếu như lòng trung thành được thể hiện trong khó khăn gian khổ, “lửa thử vàng, gian nan thử đức” thì quả là đức trung tín, trung thành của Thánh Cả thật đáng khâm phục.

Ngài quả là “Đấng thanh tịnh gìn giữ Đức Mẹ đồng trinh”, là “Đấng làm đầu coi sóc mọi việc trong nhà Đức Mẹ”. Tông huấn RedemptorisCustos nhận định rằng: “Chính qua việc hy sinh quên mình triệt để, thánh Giuse đã cho thấy tình yêu quảng đại Ngài dành cho Mẹ Thiên Chúa, đó là trao tặng cho Mẹ ‘sự tận tụy quên mình của một người chồng’” (RC, số 20)[2].

Người cha cần mẫn

Thánh Giuse là một người cha mẫu mực. Ngài tận tụy lo lắng cho gia đình Nazareth, nhất là trong việc dưỡng dục Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa làm người.

Thánh Giuse cần cù lao động để nuôi sống gia đình. Tin Mừng Matthêu gọi Ngài là “bác thợ” (tekton), một danh hiệu được Marcô dùng để nói về Chúa Giêsu (x. Mt 13,55; Mc 6,3). Từ “tekton” thường được hiểu là “thợ mộc”, nhưng thực ra có lẽ cần được hiểu rộng hơn là “thợ thủ công lão luyện” trong việc xây dựng liên quan đến gỗ và đá. Chính vì thánh Giuse là “mẫu mực các kẻ làm ăn”, nên Đức Piô XII, vào năm 1955, đã chọn Ngài làm Quan Thầy giới lao động và đặt thêm lễ mừng vào ngày quốc tế lao động mồng 1 tháng 5 hằng năm, với lời nhắn nhủ:“Nếu các con muốn được gần Chúa Kitô, Cha nhắc nhớ các con hôm nay: Itead Joseph – Hãy đến với Giuse” (St 41,55). Có người còn cho rằng thói quen mừng kính thánh Giuse vào thứ Tư hàng tuần là vì “ngày thứ tư là ngày ở giữa tuần lễ, với nhịp độ làm việc cao, khác với nhịp độ uể oải hay cầm chừng của đầu tuần hay cuối tuần… đáng để dành cho thánh Giuse, gương mẫu của sự cần cù làm việc”[3].

Tông huấn RedemptorisCustos(Đấng Chăm Sóc Đấng Cứu Thế) đã cho thấy thánh Giuse hết mực yêu thương phục vụ gia đình thánh (RC, số 23): “Trách nhiệm làm cha của thánh Giuse được diễn tả cụ thể trong sự kiện: Người đã biến cuộc đời mình thành một sự phục vụ, một sự hy sinh cho mầu nhiệm Nhập thể và cho sứ vụ cứu độ gắn kèm theo đó”(RC, số 8)[4]. Sự trưởng thành của Chúa Giêsu luôn mang đậm dấu ấn Giuse. Ngài luôn quán xuyến sự “tăng trưởng” của Đức Giêsu qua việc nuôi dưỡng, ăn mặc và hiểu biết Lề Luật (x. RC số 16).

Sự cần mẫn của Ngài diễn tả một tình yêu hy sinh và quảng đại dành cho gia đình. Nói cách khác, chính tình yêu đã thúc đẩy Ngài xả thân lo cho gia đình và giúp đỡ mọi người. Đó là sự cần mẫn của tình yêu và trách nhiệm.

Chúng ta nguyện xin Thánh Giuse giúp chúng ta noi gương Ngài trong việc: (1) sống thinh lặng cầu nguyện và thinh lặng yêu thương; (2) trung tínvới ơn gọi và bổn phận trong bậc sống của mình… (3) cách riêng, cho các người chồng được ơn trung thành và các người cha được ơn cần mẫn.

Dominic Tran

 

[1]Tựa đề lấy theo Học Viện Đa Minh, “Thánh Giuse, người hùng thầm lặng”, LegioMariae 03/2019, tr. 6-8.

[2]GioanPhaolô II, Tông huấn RedemptorisCustos(15/9/1989).

[3]Phan Tấn Thành, “Tại sao kính thánh Giuse vào tháng 3?”, Website Đa Minh Việt Nam, http://daminhvn.net/hieu-de-song-duc-tin/tai-sao-kinh-thanh-giuse-vao-thang-ba-11759.html, truy cập 18/3/2019.

[4]Trích theo Học Viện Đa Minh, “Tình Cha Con giữa Thánh Giuse và Chúa Giê su”, Web Đa Minh Việt Nam, http://daminhvn.net/tim-hieu-kinh-thanh/tinh-cha-con-giua-thanh-giuse-va-chua-giesu-19610.html.

***+***
xkta
lpv
gkpv
tvcv
***+***
ra khoi
lnth
LIÊN KẾT

 

 

 

11.jpg 8.jpg 9.jpg 10.jpg 13.jpg
PAGE FACEBOOK
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập335
  • Máy chủ tìm kiếm76
  • Khách viếng thăm259
  • Hôm nay32,848
  • Tháng hiện tại1,020,856
  • Tổng lượt truy cập79,024,307
Copyright © 2022 thuộc về Tòa Giám Mục Bùi Chu
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Bùi Chu
Địa chỉ: Xuân Ngọc - Xuân Trường - Nam Định

Email: bttbuichu@gmail.com

Chúng tôi trên mạng xã hội

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây