Trong cuốn “The Complete Disciple”, tạm dịch, “Thợ Gặt Lành Nghề”, Paul W. Powell, mô tả một tình trạng khá buồn, “Nhiều nhà thờ ngày nay nhắc tôi về một nhóm thợ ngồi xuống, đứng lên trong kho dụng cụ. Họ đến kho mỗi Chúa Nhật, nghiên cứu các phương pháp quy mô hơn và tốt hơn; họ mài cày, tra dầu vào máy kéo; sau đó, đứng dậy, ra về.
Hôm thứ Sáu vừa qua, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bày tỏ lòng kính trọng đối với cố Hồng y người Pháp Albert Vanhoye, mô tả ngài là một "học giả Kinh thánh đầy thẩm quyền."
Tin Mừng hôm nay tường thuật một câu chuyện đầy kịch tính nhưng cũng là một câu chuyện có hậu. Marcô mô tả rất chi tiết nhân vật chính; đó là một người không còn là người, sống mà như chết, một người đã hoá quỷ; thế nhưng, một khi gặp được Chúa Giêsu, tình yêu và quyền năng của Ngài đã phục hồi cho anh tất cả: ‘phẩm giá, tước vị và sứ mệnh’. Không thể tuyệt vời hơn!
Với Chúa Giêsu, Marcô mô tả, “Gió ngừng biển lặng như tờ!”. “Lặng như tờ” không chỉ nói đến sự lặng sóng của biển, nhưng còn là một thông điệp nói lên ‘sự lặng sóng’ của những xáo trộn mà chúng ta phải đối mặt trong Giáo Hội, trong thế giới, trong đất nước và trong lòng người. Chúa Giêsu luôn muốn mang sự “lặng như tờ” tuyệt vời cho mọi tình huống cuộc đời mỗi người.
Nước Thiên Chúa hay Nước Trời, hay nói một cách bình dân hơn: Thiên Đàng, là một mầu nhiệm, một thực tại siêu nhiên phong phú. Nói về hay mô tả Nước Thiên Chúa, Chúa Giêsu đã phải dùng rất nhiều dụ ngôn và mỗi dụ ngôn xem ra cũng chỉ nói được một vài đặc tính của Nước Trời mà thôi vì Nước Trời là một thực tại quá phong phú.
Dù khá dè dặt, nhưng sẽ rất thú vị nếu chúng ta dám nói dụ ngôn ‘Xin bánh giữa đêm’ của Tin Mừng hôm nay là một dụ ngôn rất châu Á; vì lẽ chỉ có người châu Á mới ‘chèo kéo, nhì nhằng’ năm lần bảy lượt… như tính cách nhân vật Chúa Giêsu mô tả để dạy chúng ta kiên trì trong cầu nguyện.
Bình dân chúng ta gọi là Thiên Đàng, còn ngôn ngữ của Tin mừng thì hay nói tới Nước Trời. Nước Trời hay Thiên Đàng là một thực tại phong phú, không dễ gì mô tả, trình bày đẩy đủ được. Vì thế, Chúa Giêsu đã dùng tới nhiều dụ ngôn để nói về Thiên Đàng. Dụ ngôn hôm nay ví Thiên Đàng như chuyện một vua kia mở tiệc cưới cho con mình.
Để nói về Nước Trời, Chúa Giêsu đã dùng rất nhiều dụ ngôn. Sở dĩ Ngài dùng nhiều dụ ngôn vì mỗi dụ ngôn chỉ có thể chuyển tải một vài đặc tính nào đó của Nước Trời mà thôi. Nước Trời là một thực tại quá phong phú, đa dạng. Nước Trời là một màu nhiệm, không sao mô tả đầy đủ được trong một hay hai dụ ngôn. Vậy, cụ thể, dụ ngôn về chuyện chiếc lưới nói gì về Nước Trời?
Đức Maria được mô tả là người đầy tràn ơn phúc bởi vì Mẹ đã được chọn để trở nên Mẹ của Chúa Cứu Thế. Đức Maria trở nên vĩ đại và tuyệt vời bởi người con mà Mẹ đang cưu mang trong cung lòng mình.
Đức Giêsu không trả lời trực tiếp. Ngài bảo các môn đệ của Gioan về thuật lại cho thầy họ tất cả những điều họ thấy Ngài làm: những kẻ bệnh hoạn tật nguyền được cứu chữa và Tin Mừng được loan báo cho người nghèo. Đó là những chi tiết mà ngôn sứ Isaia dùng để mô tả Đấng Messia, nhưng không phải là một Đấng Messia thẩm phán, mà là một Đấng Messia Tôi Tớ.
Thánh Mátthêu mô tả việc Chúa Giê-su vào thành Giêrusalem với tư cách là Đấng Mêsia. Dân chúng hân hoan đón rước và tung hô Ngài là “Con vua Đavít”. Việc đầu tiên là Đức Giêsu thanh tẩy đền thờ. Ngài xua đuổi con buôn cùng bọn đổi tiền ra khỏi để đền thờ xứng đáng là “nhà cầu nguyện.” Đồng thời, Ngài chữa các bệnh nhân mù lòa, què quặt… Việc làm của Chúa Giê-su đã bị các thượng tế, kỳ mục chất vấn về nguồn gốc quyền bính “Ai đã ban cho ông quyền ấy?”