Nếu không đọc! Bạn sẽ hối tiếc...

Thứ sáu - 01/05/2020 06:13  3641
cyjfzarCách đây ít ngày, tôi được biết đến một cuốn sách gồm 190 trang, khổ A5. Sách có tựa đề: “Kinh Kính Mừng - Một suy tư mới của Đức Giáo Hoáng Phanxico”. Đây là cuốn sách được viết ra sau cuộc trò chuyện mới nhất của Đức Thánh Cha với Cha Marco Pozza – tiến sĩ thần học và tuyên úy nhà tù tại Padoue.

Đọc cuốn sách này, tôi thấy hết sức thú vị, mới lạ và gần gũi. Xin gửi tới các bạn những điều đã gây ngạc nhiên và thấm thía cho tôi sau khi đọc xong cuốn sách, biết đâu điều đã đánh động tôi, ít nhiều cũng giúp ích cho các bạn.

Ngay từ những trang mở đầu Đức Giáo Hoàng đã ngỏ với chúng ta “Đức Maria là niềm hy vọng của chúng ta. Đó là lý do mà từ lâu các tín hữu đã xem Mẹ Maria là nơi nương tựa, là người dẫn chúng ta tới Thiên Chúa, mời gọi chúng ta đặt niềm cậy trông và phó thác cho Ngài những người thân yêu nhất, những vấn đề nhạy cảm nhất, những tình huống rối rắm nhất. Nơi mà dường như không còn lối thoát nào nữa, thì Mẹ Maria là niềm hy vọng của chúng ta” (trang 10). Nơi Mẹ “chúng ta nhận ra trái tim của một người phụ nữ đập cùng nhịp đập với Thiên Chúa, một trái tim thổn thức cho tất cả, không thiên vị” (trang 9).

 Mở đầu lời Kinh kính mừng, sứ thần đã chào Đức Nữ Trinh là Đấng “đầy ân sủng” nghĩa là “Thiên Chúa đã đón chào người phụ nữ và đón chào với một sự thật cao cả: Ta đổ đầy nơi con tình yêu của Ta, của chính Ta, và vì được đầy tràn Ta, con sẽ được đầy tràn Con Ta và sau đó là đầy ơn phước cho tất cả con cái của Giáo Hội” (trang 16).

Là Đấng đầy ân sủng nhưng Mẹ cũng là một phụ nữ bình thường:một thiếu nữ của ngày hôm nay, xuất thân từ làng quê, rất đỗi bình thường, được nuôi dưỡng theo cách bình thường, chuẩn bị cưới hỏi, lập gia đình” (trang 17). Me yêu thích Kinh Thánh “Mẹ đã được học đạo ngay từ trong gia đình” (trang 17). Sau khi mang thai Mẹ cũng vẫn là một phụ nữ bình thường “Mẹ là người phụ nữ mà bất cứ người nữ nào trên thế giới này đều có thể bắt trước được:Không có gì lạ trong đời sống của Mẹ, Mẹ đã làm việc, đã đi chợ, đã giúp Con mình, giúp chồng mình, rất đỗi bình thường” (trang 18). “Bình thường nghĩa là sống với mọi người và giống như mọi người. Thật bất thường khi sống mà không bám rễ trong một dân tộc, không có sự liên hệ với lịch sử một dân tộc” (trang 49).

Mẹ là một phụ nữ biết ngạc nhiên: “Trước lời loan báo của sứ thần, Mẹ không che giấu sự ngạc nhiên của mình. Thật sững sờ khi nghe rằng để làm người, Thiên Chúa đã chọn Mẹ, chính Mẹ một thiếu nữ đơn sơ tại Nazaret, không sống trong cung điện của quyền bính, giàu sang, Mẹ cũng không làm nên những kỳ tích” (trang 38). Thế nhưng Thiên Chúa đã chọn Mẹ. Với lời xin vâng của Mẹ, “Thiên Chúa đã làm chúng ta ngạc nhiên, Ngài phá vỡ sơ đồ, đảo lộn các dự định của chúng ta và nói với chúng ta ‘con hãy tín thác vào Cha, đừng sợ, hãy để Cha đem đến cho con sự ngạc nhiên, hãy ra khỏi con người của con và bước theo Cha!” (trang 39). Bởi vì “ Thiên Chúa là Thiên Chúa của những điều ngạc nhiên. Sự ngạc nhiên là một phẩm chất tốt của con người, vốn đang dần biến mất do những vòng xoáy cuộc đời… Để hiểu được Đức Maria, chúng ta phải lùi lại, lùi lại xa hơn, phải trở nên như một trẻ thơ,nghiệm thấy sự bất ngờ của một trẻ thơ…hãy nói Kính mừng Maria như một trẻ thơ, với đôi mắt của con tim, những gì mà văn hóa của chúng ta đã đánh mất..” (trang 21).

Mẹ là “ốc đảo xanh tươi” của nhân loại, con người duy nhất không bị nhiễm tội, được dựng nên mà không vương tội lỗi, để đón nhận cách trọn vẹn Thiên Chúa đến với thế giới” (trang 25).

Mẹ luôn trẻ trungtuổi trẻ của Mẹ không liên quan đến tuổi tác, và như thế vẻ đẹp của Mẹ không tùy thuộc vào vẻ bề ngoài” (trang 25). Bí quyết để có được vẻ đẹp ấy cũng như để sống một cuộc sống tười đẹp chính “thói quen lắng nghe Thiên Chúa và nói chuyện với Ngài” (trang 27). Nhất là Mẹ luôn có “một trái tim hướng về Thiên Chúa” (trang 28).

Mẹ là một người nữ dịu dàng: “hãy mường tượng về hình ảnh của Mẹ Thiên Chúa: đó là hình ảnh của sự dịu dàng khi má kề má với Con của mình. Chúng ta cần sự dịu dàng của Đức Nữ Trinh. Không có sự dịu dàng, chúng ta không thể hiểu được một người mẹ. Không có sự dịu dàng, chúng ta không thể hiểu Đức Maria. Trong nhà thờ chính tào ở Bari, cha đã chiêm ngắm bức họa vẽ  Hài Nhi trần trụi mà Đức Mẹ đã dùng áo choàng bao bọc lấy Người. Mẹ Maria bao bọc sự trần trụi của chúng ta; chỉ Mẹ mới có khả năng thấu hiểu con cái mình, vì Mẹ biết con mình từ khi còn ở trong dạ, và Mẹ cũng đã sinh ra con trần trụi. Sau này, dưới chân thập tự giá, Mẹ Maria đã tiếp nhận Đức Kitô trần trụi và Mẹ đã bao bọc con một lần nữa. Đức Maria là sự chúc phúc cho chúng ta, vì Mẹ là Mẹ của chính những trần trụi của chúng ta: sự dữ, tỗi lỗi lột trần chúng ta. Còn Mẹ Maria luôn luôn bao bọc chúng ta” (trang 63-64).

Mẹ là “người nữ biết gìn giữ nghĩa là biết bảo vệ, “giữ lại” trong tim sự viếng thăm của Thiên Chúa đối với Mẹ và đối với dân Ngài” (trang 69). Mẹ đã gìn giữ bằng cách “học lắng nghe nhịp đập của Con Mẹ và điều Mẹ đã học được suốt cả cuộc đời là khám phá sự thổn thức của Thiên Chúa trong lịch sử. Mẹ đã học để làm Mẹ…” (trang 69).

Mẹ là người nữ thánh thiện “ Sự thánh thiện của Mẹ Maria là sự đầy tràn Chúa Thánh Thần, và sự thánh thiện của chúng ta là để cho Thiên Chúa làm Đức Kitô trong chúng ta, trong những thứ nhỏ nhặt của đời sống thường nhật” (trang 77).

Mẹ là người mẹ bị “giẫm đạp”: “Đức Maria bị giẫm đạp, bị gièm pha ngay cả lúc Mẹ còn sống. Hãy nghĩ về những bàn tán trên đồi Canvê ‘Hãy nhìn xem, đó là Mẹ của một tử tội, hãy xem bà ta nuôi dưỡng người này như thế nào”…(trang 82) “Trong mắt của Đức Maria , điều quan trọng là Con của Mẹ, chứ không phải lời bàn tán của người khác. Và chính vì thế mà Mẹ đã ở trên đồi Canvê. Và chính nơi đó, Con đã rời xa Mẹ. Người nói với Mẹ ‘ Từ nay, Mẹ sẽ có những người con khác’, và Người trao mẹ của Người cho chúng ta, cho tất cả chúng ta, người Mẹ này đã sinh ra chúng ta từ thập giá” (trang 83) –“không có nỗi sợ hãi nào có thể chà đạp tôi. Bị giẫm đạp, cỏ biến thành con đường “ (trang 81).

Mẹ là người tháo nút thắt tội lỗiĐức tin của Đức Maria tháo cởi những nút thắt của tội lỗi (x. LG, 56). Điều này có nghĩa là gì? Công đồng đã lấy lại cách diễn tả của thánh Irénée, ngài nói:Nút dây đã bị thắt lại do sự bất tuân của Evà nay được tháo cởi nhờ sự vâng phục của Đức Maria; điều mà Evà đã buộc lại bởi cứng lòng tin, thì Đức Nữ Trinh Maria đã tháo ra nhờ lòng tin” (trang 111-112). “Tương quan của chúng ta với Thiên Chúa cũng tương tự như thế khi chúng ta không nghe theo Ngài, khi chúng ta có những hành động thiếu tin tưởng nơi Ngài –đó là tội lỗi- nó tự định hình một nút dây bên trong chúng ta. Nút giây ấy tước đi sự bình an và thành thật của chúng ta” (trang 113). Những lúc như thế hãy chạy đến với Mẹ “ Vì, lời ‘xin vâng’ mở ra cánh cửa để Thiên Chúa tháo cởi nút dây cũ là sự bất tuân, Đức Maria là Mẹ, Mẹ của sự kiên nhẫn và dịu dàng, dẫn chúng ta tới Thiên Chúa, để Ngài tháo cởi những nút dây trong tâm hồn chúng ta bằng lòng thương xót của người Cha. Mỗi người chúng ta đều có những nút thắt, và chúng ta có thể tự hỏi” tôi có những nút thắt nào trong cuộc đời? Lạy Cha, những nút thắt của con không thể tháo cởi!. Nói như thế là sai lầm. Tất cả các nút thắt của cõi lòng, tất cả các nút thắt của ý thứ hệ đều có thể được tháo cởi…Đức Maria, người của lòng tin, sẽ nói cho chúng ta một cách chắc chắn: hãy tiến lên, đến với Thiên Chúa: ‘Ngài hiểu con’. Bằng đôi tay của Mẹ, Mẹ sẽ dắt chúng ta đến với sự dịu dàng của Chúa Cha, Cha của lòng thương xót” (trang 114).

Mẹ là người nữ mạnh mẽ:Đức Maria không phải là người phụ nữ dễ dàng suy sụp trước những biến động của cuộc sống, nhất là khi cuộc sống luôn có những bất ngờ. Mẹ cũng không phải là người phụ nữ chống lại bạo lực hay than vãn về số phận cuộc đời đầy nghịch cảnh…Hãy đón nhận những gì cuộc đời mang đến cho chúng ta, có những ngày hạnh phúc, nhưng cũng có những ngày đầy bị kịch mà chúng ta không bao giờ muốn gặp. Đức Maria đã đi đến tận cùng con đường- đến tận đêm cuối cùng khi Con của Mẹ bị đóng đinh trên Thập giá” (trang 125).

Mẹ là người nữ trung tín: dưới chân Thập giá không ai có thể nói hết được sự nhẫn tâm tột độ trong cuộc khổ nạn này: một người vô danh phải chịu hình phạt chết trên thập giá, hay sự đau đớn của một người Mẹ đồng hành với con, trong những khoảnh khắc cuối cùng. Các Tin mừng giới thiệu ngắn gọn và kín đáo. Họ chỉ dùng một động từ đơn giản để nói về sự hiện diện của Đức Maria: Mẹ ‘đứng đó’ (Ga 19,25). Mẹ đứng đó. Các Tin mừng không hề nói gì về phản ứng của Mẹ: Mẹ khóc hay không khóc…không có gì cả; cũng không diễn tả thêm điều gì về nỗi đau của Mẹ…Mẹ đứng đó, vào thời khắc kinh hoàng nhất, vào lúc nhẫn tâm nhất và cùng đau khổ với Con. Mẹ đứng đó. Đức Maria đứng đó, chỉ vậy thôi, Mẹ hiện diện ở đó” (trang 126). Nơi “mà phần lớn các bạn hữu đã bỏ trốn vì sợ hãi” (trang 125). “Lại một lần nữa, người thiếu nữ thành Nazaret,mái tọc bạc dần theo thời gian,lại đối diện với một Thiên Chúa, Đấng duy nhất đã chọn lựa Mẹ, cùng với cuộc đời đã đi tới ngưỡng cửa của sự u ám nhất. Đức Maria “đứng đó” trong u tối dày đặc nhất, nhưng Mẹ vẫn “đứng đó”. Mẹ không bỏ đi. Mẹ vẫn ở đó, trung tín hiện diện, mỗi khi cần phải cầm cây nến cháy sáng trong nơi u tối và đêm đen…Mẹ đứng đó do lòng trung tín vào kế hoạch của Thiên Chúa, mà mẹ đã tự nhận là nữ tỳ trong ngày đầu tiên của ơn gọi của Mẹ” (trang 126-127).

Mẹ là Mẹ của hy vọng:Chúng ta gặp lại Mẹ vào buổi bình minh của Giáo hội, Mẹ là Mẹ của hy vọng, giữa cộng đoàn mỏng giòn là các môn đệ: người thì phản bội, những người khác bỏ trốn, tất cả đều sợ hãi. Nhưng Đức Maria đứng đó, đơn giản vậy thôi, rất đối bình thường và tự nhiên: Giáo hội sơ khai được bao bọc trong ánh sáng Phục sinh, nhưng cũng không thiếu những run sợ của những bước đi đầu tiên mà Giáo hội phải thực hiện trong thế giới. Chính vì vậy, chúng ta yêu mến Giáo hội như yêu mến Mẹ Maria. Chúng ta không mồ côi: chúng ta có một người Mẹ trên trời, đó là Mẹ thánh của Thiên Chúa. Để Mẹ dạy chúng ta giá trị của chờ đợi, ngay cả khi ý nghĩa của nó bị giới hạn: Mẹ dường như tín thác vào mầu nhiệm Thiên Chúa, ngay cả Mẹ cảm thấy chao đảo vì sự dữ của thế gian.

Trên đây là những trang sách đã gợi lên trong lòng tôi những suy tư rất lạ. Thật khó để diễn tả điều tôi đã gặp được ở những trang sách này. Chỉ biết rằng, sau khi đọc xong, tôi đã quỳ gối ngắm nhìn Mẹ và Mẹ đã dơ tay chỉ tôi hướng về Thiên Chúa cùng với sự thôi thúc viết lên điều còn đọng lại trong tâm hồn để gửi tới mọi người. Nguyện xin Thiên Chúa khơi dậy nơi tâm hồn chúng ta điều mà Ngài hằng mơ ước nơi mỗi người “xin  Đức Maria, người Mẹ của Chúa Giêsu ban tặng cho tất cả chúng ta, trong những thời khắc khó khăn, luôn nâng đỡ bước đường chúng ta, luôn nói trong trái tim của chúng ta: “Con hãy đứng dậy! Hãy nhìn về phía trước, nhìn về phương xa”, vì Mẹ là Mẹ của hy vọng” (trang 128-129).

Tác giả: Hoa cát

***+***
xkta
lpv
gkpv
tvcv
***+***
ra khoi
lnth
LIÊN KẾT

 

 

 

11.jpg 8.jpg 9.jpg 10.jpg 13.jpg
PAGE FACEBOOK
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập397
  • Máy chủ tìm kiếm31
  • Khách viếng thăm366
  • Hôm nay39,043
  • Tháng hiện tại899,404
  • Tổng lượt truy cập78,902,855
Copyright © 2022 thuộc về Tòa Giám Mục Bùi Chu
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Bùi Chu
Địa chỉ: Xuân Ngọc - Xuân Trường - Nam Định

Email: bttbuichu@gmail.com

Chúng tôi trên mạng xã hội

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây