Gia đình tổ ấm cho con tìm về

Thứ ba - 10/10/2017 03:59  1752
images11Tôi còn nhớ, khi tôi lên 8 hay 9 tuổi gì đó. Một tối nọ, mẹ tôi về nhà sau một ngày làm việc dài và làm bữa tối cho cha con tôi. Bà dọn ra bàn vài lát bánh mì nướng cháy, không phải cháy xém bình thường mà cháy đen như than. Tôi ngồi nhìn những lát bánh mì và đợi xem có ai nhận ra điều bất thường của chúng và lên tiếng hay không. Nhưng cha tôi chỉ ăn miếng bánh của ông và hỏi tôi về bài tập cũng như những việc ở trường học như mọi hôm. Tôi không còn nhớ tôi đã nói gì với ông hôm đó, nhưng tôi nhớ đã nghe mẹ xin lỗi ông vì đã làm bánh mì cháy.

Và tôi không bao giờ quên được những gì cha tôi nói với mẹ: “Em à, anh thích bánh mì cháy mà”. Đêm đó, tôi đến bên chúc cha tôi ngủ ngon và hỏi có phải thực sự ông thích bánh mì cháy. Cha khoác tay qua vai tôi và nói: “Mẹ con đã làm việc rất vất vả cả ngày và mẹ rất mệt. Một lát bánh mì cháy chẳng thể làm hại ai con ạ, nhưng con biết điều gì thực sự gây tổn thương cho người khác không? Những lời chê bai trách móc cay nghiệt đấy”.

Rồi ông nói tiếp: “Con biết đó, cuộc đời đầy rẫy những thứ không hoàn hảo và những con người không toàn vẹn. Cha cũng khá tệ trong rất nhiều việc, chẳng hạn như cha chẳng thể nhớ được sinh nhật hay ngày kỷ niệm như một số người khác”. (Nguồn: Quà tặng cuộc sống)

Câu chuyện trên đây có thể sẽ giúp ích cho chúng ta trong việc làm thế nào để tạo mối tương quan lành mạnh giữa các thành viên trong gia đình, nhất là dạy cho con trẻ biết chấp nhận sai sót của người khác cũng như chính bản thân mình. Với khả năng nhận thức nhanh nhạy, dạy trẻ thời nay cần nơi phụ huynh sự khéo léo, tinh tế trước các khuyết điểm, sai lỗi, kết quả học tập kém… Vì cách cư xử của người lớn hoặc có thể giúp trẻ nhận ra lỗi lầm để đưa ra quyết tâm sửa chữa, hoặc có thể đẩy trẻ rơi vào thái độ tự ti, mặc cảm, nhút nhát.

Là con người ai chẳng có khiếm khuyết, thế nhưng có những bậc “phụ huynh trước khuyết điểm của con đã không ngừng thốt ra những câu như: “dốt quá con ạ”, “ngu như bò”; “trông mặt cứ lơ nga lơ ngơ” Khi con lỡ làm sai thì “Làm bố mẹ xấu hổ chỉ muốn chui xuống đất cho rồi”hay “Họ nhà mình có ai dốt đâu mà sao con lại dốt nát thế hở” .v.v… Tệ hơn nữa là đem so sánh con mình với những đứa trẻ khác rồi buông lời bình phẩm rất gay gắt: “Đi xách dép cho nó”; “Sao cũng ăn cơm mà con người ta giỏi thế”; “Ôi nhìn con nhà người ta mà thèm”…

Nếu bình tâm lại và thử đặt mình trong cương vị là đứa trẻ, không biết các bậc cha mẹ nghĩ gì? Thiết nghĩ không ai muốn mình sẽ được dạy dỗ bằng thái độ và lời chì chích kiểu này. Nếu thực muốn con em mình thay đổi trở nên tốt hơn, thì chính phụ huynh cần thay đổi trước. Thay đổi cách nói, cách nhìn và cách nghĩ về con. Mỗi người là một cá vị độc lập về tính cách và cũng có phẩm tính khác nhau, nếu không sao có thể nói “Cha mẹ sinh con trời sinh tính” được. Đừng lấy đứa trẻ khác làm chuẩn mực ép con mình thay đổi giống như vậy. Như thế rất có thể, vô tình người lớn là nguyên nhân của việc hình thành tính xấu nơi trẻ như tật hay nói dối, luôn co cụm, sợ hãi, chịu áp lực tâm lý nặng nề, không tự tin, không dám sống thật với con người mình.

Câu nói: “Thương con cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”. Roi vọt ở đây không chỉ quất lên thân xác, nhưng nó cũng có thể là đòn roi của lời nói, thái độ, ánh mắt nhìn. Bởi có những lời nói có khi đau hơn ngàn roi vọt, hậu quả loại đòn roi này để lại thương tích trong tâm hồn, đến lỗi khi khôn lớn rồi vẫn nhức nhối mỗi khi nhớ lại dù ta đã cố quên đi. Vì trí não luôn làm ngược lại những điều ta mong muốn, nó ghi nhớ và tái hiện những điều không tốt rất nhanh.

Nếu không tin, bạn thử nhắm mắt hồi nhớ về tuổi thơ sẽ thấy. Giữa một trời những kỷ niệm êm đềm, ngọt ngào và kỷ niệm xấu, kỷ niệm nào khiến bạn nhớ hơn? Chắc chắn lần bị đánh đòn, bị xúc phạm… sẽ sống lại trước hết. Làm con người ai cũng muốn mình được người khác đón nhận cho dù là một đứa trẻ, vậy thay vì thái độ nghiêm khắc, thị uy người làm cha mẹ hãy gần gũi và lắng nghe lời nói ngây ngô, chân thật của con trẻ như những người bạn lớn. Nhờ đó tìm được tiếng nói yêu thương, hài hòa trong tình cảm giữa cha mẹ và con cái. Lưu ký ức tốt đẹp trong tâm hồn trẻ thơ, những hồi ức ngọt ngào sẽ là điểm tựa đỡ nâng tinh thần, là nơi con  muốn trở về mỗi khi ra đời vấp ngã.

 

Tác giả: Nt. Scholastica, Đaminh Bùi Chu

***+***
xkta
lpv
gkpv
tvcv
***+***
ra khoi
lnth
LIÊN KẾT

 

 

 

11.jpg 8.jpg 9.jpg 10.jpg 13.jpg
PAGE FACEBOOK
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập436
  • Máy chủ tìm kiếm34
  • Khách viếng thăm402
  • Hôm nay41,555
  • Tháng hiện tại901,916
  • Tổng lượt truy cập78,905,367
Copyright © 2022 thuộc về Tòa Giám Mục Bùi Chu
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Bùi Chu
Địa chỉ: Xuân Ngọc - Xuân Trường - Nam Định

Email: bttbuichu@gmail.com

Chúng tôi trên mạng xã hội

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây