Ngôi làng Công giáo bình yêu (1)

Thứ hai - 27/01/2020 23:18  3344
Dọc theo quốc lộ 21 từ thành phố Nam Định về đến huyện Hải Hậu, tôi bắt gặp rất nhiều, rất nhiều những ngôi làng, ngôi nhà thờ Công giáo. Nổi bật trong số đó là ngôi làng toàn tòng Xuân Dục, xã Xuân Ninh, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định.
 
68492168 2620289721337607 7490246260679507968 o

Cách trung tâm thành phố Nam Định 29km về phía Đông Nam, ngôi làng Xuân Dục đã tồn tại trên bản đồ hơn 200 năm. Lịch sử của làng ghi lại rằng năm niên hiệu Gia Long thứ 13, vào ngày 5 tháng 10 năm 1813 ấp Xuân Dục được công nhận thành lập chính thức. Ngày ấy cả làng mới có 36 hộ dân làm ăn và sinh sống. Trả qua thời gian hơn 2 thế kỉ, tính đến năm 2018 làng Xuân Dục đã có khoảng 4200 dân cư.

Điều đặc biệt ở ngôi làng cổ xưa này là một làng toàn tòng theo đạo Công giáo. Như chúng ta đã biết, Nam Định là nơi khởi đầu cho sự xuất hiện của đạo Công giáo ở Việt Nam. Nhìn lại lịch sử, vào năm 1533 giáo sĩ I-ni-khu đã đến Trà Lũ và Ninh Cường thuộc tỉnh Nam Định để truyền đạo Công giáo. Thấy được giá trị thấm đượm tình yêu thương, tình người, tình anh em trong Đạo công giáo nên ngay từ khi đặt chân vào Việt Nam, đạo Công giáo đã được người dân Nam Định nói chung và dân làng Xuân Dục nói riêng đón nhận nồng nhiệt. Đây có thể coi là con đường mới, chân trời mới trong cuộc sống của dân làng thời bấy giờ. Giữ vững những tinh hoa ông cha để lại, đến tận ngày nay, làng Xuân Dục vẫn toàn tòng và là một trong những ngôi làng văn hóa, tốt đẹp của xã hội. Tính đến nay, làng Xuân Dục tự hào khi không có một ai dính phải tệ nạn xã hội nào. Điều này đã cho thấy rằng các thế hệ ông cha đã sống và khuyên dạy các thế hệ sau này tốt như thế nào. Thêm vào đó là ngôi làng toàn tòng, nên các em được học giáo lý, đạo lí làm người từ bé nên căn cốt con người rất tốt. Đây là điều đáng mừng và tuyên dương trong ngôi làng này.

Đi sâu vào ngôi làng ta mới thấy hết sự bình yên và cảm nhận được không khí tươi vui, yêu thương của cuộc sống bình dị nơi đây. Ngày mới tại làng Xuân Dục bắt đầu không như những vùng nông thôn khác bằng tiếng gà gáy. Tại đây, tiếng chuông nhà thờ là đồng hồ báo thức, là hiệu lệnh của người dân trong làng. Tiếng chuông ngân lên lúc 4h sáng, cũng là lúc người dân dậy chuẩn bị cho ngày mới bắt đầu. Đó là tiếng chuông báo thánh lễ sáng lúc 5h. Từ đây, mọi người trong làng dậy, chuẩn bị đi tham dự thánh lễ, người không đi được thì ở nhà chuẩn bị công việc, hoặc cơm nước cho con em của họ đi học. Trời còn tối mờ, có phần se lạnh trong làn sương sớm, nhưng tôi có thể cảm nhận rõ sự ấm áp, thân thương của người dân nơi đây qua những câu chuyện trò của họ. Cứ thế tiếng chuông lại ngân lên lúc 11h trưa, 12h trưa, 2h chiều, 4h chiều và 4h30 chiều, rồi đến 8h tối. Mỗi tiếng chuông có một ý nghĩa báo hiệu khác nhau. Người dân trong làng, làm việc, ăn uống, nghỉ ngơi hầu như gắn liền với tiếng chuông, dựa vào tiếng chuông. Cuộc sống nơi đây cứ bình yên và nhẹ nhàng trôi như thế đã hơn 200 dù có những thăng trầm của cuộc sống.

Làng Xuân Dục không chỉ được biết đến với điều đặc biệt trên, thêm vào đó đây còn là một làng có truyền thống hiếu học, làng nghề dệt chiếu truyền thống và làng cây xanh. Nơi đây được các ông cha chọn với thế đất “địa linh nhân kiệt”. Trải qua thời gian xây dựng và phát triển, đến nay làng đã có rất nhiều con em thành đạt trên khắp Việt Nam. Thế hệ trẻ của làng cũng ngày càng theo bước cha anh với bao thành tích đạt được trong cuộc sống ở nhiều phương diện. Hiện nay, làng vẫn lưu giữ và bảo tồn tốt làng nghề dệt chiếu cói truyền thống của ông cha và tiếp tục phát triển hơn nữa.

Tác giả: Vincent

***+***
xkta
lpv
gkpv
tvcv
***+***
ra khoi
lnth
LIÊN KẾT

 

 

 

11.jpg 8.jpg 9.jpg 10.jpg 13.jpg
PAGE FACEBOOK
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập443
  • Máy chủ tìm kiếm25
  • Khách viếng thăm418
  • Hôm nay49,905
  • Tháng hiện tại910,266
  • Tổng lượt truy cập78,913,717
Copyright © 2022 thuộc về Tòa Giám Mục Bùi Chu
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Bùi Chu
Địa chỉ: Xuân Ngọc - Xuân Trường - Nam Định

Email: bttbuichu@gmail.com

Chúng tôi trên mạng xã hội

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây