Từ một cậu bé bán rong theo đạo Hồi trở thành một linh mục Công giáo
Thứ hai - 14/03/2022 22:33
876
Idris Moses Gwanube, một thanh niên người Nigeria từng theo đạo Hồi, đã được thụ phong linh mục. Ngài được Đức Giám mục Giáo phận Jalingo, Đức cha Charles Michael Hammawa, thụ phong vào ngày 25 tháng 2 vừa qua, tại Nhà thờ Đức Bà Hòa bình ở Jalingo.
Giữa những căng thẳng tôn giáo và những biến động thời cuộc giữa các Ki-tô hữu và người Hồi giáo ở Nigeria, một người trở lại từ đạo Hồi, người giống như Mô-sê trong Kinh thánh, đã được dìm vào trong dòng nước rửa tội, nay đã trở thành một thừa tác viên cử hành bí tích rửa tội.
Sự trở lại đạo của chàng thanh niên Idris Mustapha, với tên thánh là Mô-sê, là một sự kiện sưởi ấm mọi con tim và sẽ được nói đến trong một thời gian dài ở một đất nước nơi các công dân bị chia rẽ do những xung đột về tôn giáo và sắc tộc.
Idris xuất thân từ một gia đình theo chế độ đa thê ở Mararraba thuộc bang Taraba phía đông Bắc Nigeria. Chàng thiếu niên ngày ấy thường bán bánh mì rong để kiếm sống qua ngày.
Vị tân chức kể lại: Một hôm, “tôi đi bán bánh mì dạo cho trẻ em ở trường Giáo lý hôm Chúa Nhật… Tôi đã bán hàng rất chạy.” Bởi vì “nhà thờ đã trở thành một nơi tôi dễ dàng bán hàng bên ngoài khuôn viên… Nhưng dần dần, tôi tiếp tục đến đó vì tôi yêu thích các thánh lễ của Công giáo, đặc biệt là các bài thánh ca , và vì vậy tôi sau đó đã quyết định trở thành một dự tòng ở tuổi 14”.
Đó là vào tháng 12 năm 2004, tôi được lãnh nhận phép Rửa. Sau đó, Idris tham gia vào các hội đạo đức khác nhau như Nhóm Cầu nguyện Đặc sủng Công giáo, Ban Giúp lễ và Hội Legio Maria và cả các ca đoàn nữa.
Idris cho biết khi ấy cậu đã nhận được những lời đe dọa đến tính mạng vì đã đón nhận niềm tin mới. Chính ở lứa tuổi thiếu niên này, Chúa đã sử dụng linh mục quản xứ vào thời điểm đó, Cha Kieran Danfulani, hiện đang đi truyền giáo ở Cộng hòa Ireland, đến để giải cứu Idris.
"Cuộc đàn áp Ki-tô giáo là có thật ở Nigeria, mặc dù nó diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau. Ví dụ, tôi đã mất tất cả bạn bè và gia đình người thân vì quyết định theo Đạo Công giáo."
Cha Danfulani tạo điều kiện cho Idris có thể rời quê hương và ghi danh vào Tiểu Chủng viện Thánh Tâm ở Jalingo. Cuối cùng, giống như Thánh Phao-lô trên đường đến Damascus, cậu bé Idris trẻ tuổi đã xuất xắc trải qua giai đoạn huấn luyện trong kỷ luật và đầy vất vả trong môi trường tiểu chủng viện.
Sau khi tốt nghiệp năm 2012, với sự hướng dẫn và giúp đỡ của hiệu trưởng lúc bấy giờ, Cha Mark Nzukwen, hiện là hiệu trưởng Đại Chủng viện Thánh Augustine ở Jos, chàng thanh niên Indris đã nộp đơn xin trở thành một ứng sinh linh mục thuộc Giáo phận Jalingo.
Thầy được gia nhập Đại Chủng viện St. Augustine danh tiếng, nơi thầy theo học triết học và thần học từ năm 2012-16 và 2017-21.
Idris đã có kinh nghiệm trong năm mục vụ của mình tại trường Bishop Patrick Sheehan Memorial College ở Wukari từ năm 2016-17.
Được Chúa an bài sắp xếp, thầy được Đức Giám mục Charles Hammawa của Jalingo truyền chức phó tế vào ngày 18 tháng 7 năm 2021.
Tuy nhiên, đức tin của thầy chỉ thực sự được thành tựu vào ngày 25 tháng 2 năm 2021, khi Đức cha Hammawa phong chức linh mục cho thầy cùng với thầy khác tại Nhà thờ Đức Bà Hòa bình ở Jalingo trong một Thánh lễ xúc động có sự tham dự của một cộng đoàn đông đảo, bao gồm cả những người Hồi giáo.
Cha John Jerome Laikei, giám đốc truyền thông của Giáo phận Jalingo, cho biết: “Buổi lễ phong chức có sự tham dự của cha mẹ là người Hồi giáo của Cha Idris, những người ban đầu phản đối việc ngài trở thành một tín hữu Công giáo và hơn thế nữa là một linh mục Công giáo." Niềm vui hiện rõ trên khuôn mặt của cha mẹ, anh chị em và những người theo tôn giáo cũ của vị tân linh mục.
Trước kia cũng đã từng có người Hồi giáo trở lại Đạo Công giáo, và lại còn trở nên những cột trụ của giáo hội, chẳng hạn như Đức Giám mục Anthony Saliu Sanusi (1911-2009) và Đức Giám mục Albert Ayinde Fasina (1939-2021). Cả hai vị đều thuộc Giáo phận Ijebu-Ode. Mặc dù sinh ra trong các gia đình Hồi giáo, nhưng họ đã vượt qua những rào cản để trở nên những linh mục và cuối cùng trở thành những mục tử chăn dắt đàn chiên của Chúa.
Vị tân linh mục Idris cũng đã phải trả một cái giá đắt vì quyết định của minh, đó là sự ngược đãi. “Cuộc đàn áp Ki-tô giáo ở Nigeria là có thật, mặc dù nó diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau. Ví dụ, tôi đã mất tất cả bạn bè và người thân vì quyết định trở thành một người Công giáo, ”cha nói. “Bất cứ lúc nào tôi đến nhà thờ, tôi luôn bị đánh. Tôi nhớ một đêm khi tôi đến Nhà thờ để được cầu nguyệ. Ba người cháu của tôi đã cưỡng ép tôi, đưa tôi về nhà và nhốt tôi trong phòng. Tôi trốn qua cửa sổ và chạy đến nhà xứ. Cha mẹ tôi đến bắt tôi về lại. Rất may, Cha xứ của tôi đã chăm sóc tôi trong một số ngày. ”
Một lần khác, một người hàng xóm là luật sư đã xin phép cha mẹ của Idris để đưa chàng thanh niên này đến một nhà tù dành cho trẻ vị thành niên. May mắn, cha anh đã từ chối lời đề nghị. “Có những lúc mẹ tôi không chịu cho tôi ăn. Mẹ thậm chí sẽ đánh tôi. Có lần, bà còn cắt cả mẫu tượng tôi đeo trên cổ. Nhưng những điều đó càng thôi thúc tôi nhiều hơn,” cha nói.
Khi bị đuổi ra khỏi nhà vào năm 2005, người đỡ đầu của anh trong lễ rửa tội, ông Anthony Ishaya, đã nhận anh vào nhà mình. Kế đó, một người Samaritanô tốt bụng khác, Madaki Francis, đã cho Idris một chỗ ở tại Jalingo. “Tôi mãi mãi biết ơn những người vĩ đại này và gia đình của họ,” cha nói.
Cha Idris khuyến nghị người Nigeria nên 'gạt bỏ những tình cảm tôn giáo vốn tạo ra sự cuồng tín của họ' và tìm kiếm 'lợi ích chung của mỗi con người'
Bất chấp những rắc rối của mình, cha Idris ngưỡng mộ một số khía cạnh của Hồi giáo bao gồm "cuộc sống cộng đoàn của họ dựa trên tổ chức ummah của Hồi giáo, điều này khiến họ thể hiện tình yêu thương với nhau, sự cống hiến cho việc cầu nguyện, dù đối với một số người chỉ là máy móc, và sự nghiêm túc với các vấn đề tôn giáo."
Bản dịch của
Tác giả: Duc Trung Vu, CSsR, chuyển ngữ