Hội nghị bảo vệ trẻ em khỏi Thế giới kĩ thuật số

Thứ sáu - 17/11/2017 04:29  1265
Kêu gọi hành động: Tuyên ngôn được phát hành từ Tòa Thánh hội nghị Bảo vệ trẻ em khỏi Thế giới kỹ thuật số

‘Vấn đề toàn cầu ngày một đòi hỏi chúng ta xây dựng sự tỉnh thức, và phát động hành động từ mọi chính phủ, mọi niềm tin, và mọi tổ chức và mọi định chế’
 
Untitled

Đức Giáo Hoàng Phanxico đã nhấn mạnh việc bảo vệ trẻ em khỏi những nguy hiểm trên internet là ưu tiên hàng đầu khi nói “Phẩm giá của trẻ trong Thế Giới kỹ thuật số” sáng nay ngày 06.11.2017. Hội nghị được tổ chức bởi trung tâm bảo vệ những người bé nhỏ của Trường Đại học giáo Hoàng Gregorio và tổ chức tại Gregorian từ ngày 3-6.10.2017. Đối tượng của nó là nhấn mạnh đến những nguy hiểm của Internet và cổ vũ hành động để bảo vệ trẻ em và những người trẻ.

Trẻ em và thiếu niên vượt quá một phần tư trong số hơn 3,2 tỉ người sử dụng mạng Internet trên thế giới, theo thống kê của Trung Tâm. Trong số này có hơn 800 triệu người trẻ sử dụng internet đang có nguy cơ trở thành nạn nhân của khai thác tính dục, nạn chat sex, lạm dụng thông tin sai lạc và quấy rối (victims of sextortion, sexting, cyberbullying and harassment).

Trong bài diễn văn, Đức Giáo Hoàng đã nói ngài kiên quyết ủng hộ sự dấn thân của các tham dự viên hội nghị đã đảm nhận vai trọ bảo vệ những người bé nhỏ (minors) và tái khẳng định tầm quan trọng của những người tham gia đưa ra một tuyên ngôn dấn thân khi kết thúc khóa họp.

Dưới đây là bản văn được cung cấp bởi Tòa Thánh bản tuyên ngôn tại Rô-ma:

Bản tuyên ngôn của Rô-ma
Hội nghị quốc tế: Phẩm Giá trẻ em trong Thế Giới kỹ thuật số
Ngày 06 tháng 10 năm 2017
Đức Giáo Hoàng Phanxico – “Một xã hội có thể bị phán xét theo việc đối xử với các trẻ em”

Cuộc sống của mỗi trẻ em đều là độc nhất vô nhị, đều có ý nghĩa và quý giá và mỗi trẻ em đều có quyền đảm bảo phẩm giá và sự an toàn. Nhưng ngày nay, xã hội toàn cầu đang lãng quên những trẻ em. Hàng triệu trẻ em đang bị lạm dụng và khai thác theo những cách bi thảm và không thể diễn tả, và ở một mức độ chưa từng thấy trên toàn thế giới.

Sự tiến bộ và hội nhập theo cấp số nhân của kỹ thuật trong cuộc sống từng ngày của mỗi chúng ta không chỉ đang thay đổi những việc chúng ta làm, cách thức chúng ta làm, mà còn thay đổi căn tính của chúng ta nữa (chúng ta là ai). Nhiều ảnh hưởng của những thay đổi này là rất tích cực. Tuy nhiên, chúng ta đối diện với mặt tối của thế giới mới mẻ này, một thế giới có thể làm một ổ tật bệnh xã hội đang làm hại những thành viên dễ bị tổn thương nhất của xã hội.

Trong khi không nghi ngờ về việc Internet tạo ra nhiều lợi ích và cơ hội liên quan đến xã hội và những thành quả giáo dục, ngày nay, nội dung, danh mục đang tăng lên một cách chóng mặt và làm mất nhân tính đúng là đang sẵn sàng nằm ngay ở những đầu ngón tay của trẻ em. Sự phát triển của các phương tiện truyền thông với những tác động xảo quyệt, như khủng bố mạng, quấy rối, lạm dụng tính dục, đang trở thành điều đáng lưu ý. Đặc biệt, phạm vi và tầm mức của việc lạm dụng và khai thác tính dục trẻ em trên mạng đang mang tính báo động. Một số lượng rất lớn những hình ảnh lạm dụng tính dục của trẻ em và giới trẻ đang được phát tán và tiếp tục tăng lên không thể kiểm soát.

Ảnh hưởng độc hại của sách báo khiêu dâm trên tâm trí non nớt của các trẻ nhỏ là một điều tổn hại quan trọng khác của mạng trực tuyến. Chúng ta ấp ủ cái nhìn của một mạng internet mà mọi người có thể truy nhập. Tuy nhiên, chúng ta tin việc thiết lập phiên bản này phải nhận ra giá trị không thể suy chuyển của việc bảo về tất cả trẻ em.

Những thách thức là rất lớn lao, nhưng câu trả lời của chúng ta phải rõ ràng và can đảm. Chúng ta phải cùng nhau làm việc để tìm ra giải pháp tích cực, khả thi cho tất cả mọi người. Chúng ta phải đảm bảo rằng tất cả các trẻ em có sự an toàn truy nhập mạng internet để nâng cao việc giáo dục, truyền thông và kết nối của chúng.

Các công ty công nghệ và chính quyền đã cho thấy vai trò lãnh đạo trong cuộc chiến này và phải tiếp tục đổi mới để bảo vệ trẻ em tốt hơn. Chúng ta cũng phải đánh thức các gia đình, người hàng xóm láng giềng, các cộng đoàn trên toàn thế giới và chính các trẻ em để nhận ra tầm ảnh hưởng của mạng truyền thông trên trẻ em.

Chúng ta đã có những tiềm năng đó là những diễn đàn quốc tế đã được tổ chức và những nhà lãnh đạo quốc tế quan trọng thực hiện tiến trình đầy ý nghĩa để thực hiện những mục đích này. Trung tâm bảo vệ trẻ em ở trường Đại Học Giáo Hoàng Ghê-gô-ri-ô hướng dẫn công việc đảm bảo an toàn quốc tế ở 30 quốc gia trên bốn Châu lục. Tổ chức Liên minh Toàn cầu WePROTECT, được thực hiện ở nước Anh, trong sự cộng tác với hiệp hội Châu Âu và Hoa Kỳ, thống nhất 70 quốc gia, 23 công ty công nghệ và nhiều tổ chức quốc tế trong cuộc chiến này. Những quốc gia liên minh đang dẫn tới một nỗ lực để đạt được Sự phát triển Toàn cầu của Liên hợp quốc 16.2 để trừ diệt bạo lực chống lại trẻ em vào năm 2030, đặc biệt qua sự hợp tác Quốc tế để kết thúc bạo lực chống lại trẻ em.

Đây làm một vấn đề không thể được giải quyết bởi một quốc gia hay một tổ chức hoặc một tôn giáo riêng rẽ, nó là một vấn đề toàn cầu đòi hỏi giải pháp quốc tế. Nó đòi hỏi chúng ta xây dựng ý thức, và đòi hỏi chúng ta khích lệ hành động từ mọi quốc gia, mọi niềm tin, mọi tổ chức và mọi thể chế.

Tuyên ngôn này phát hành từ Rô-ma kêu gọi hành động như sau: 
  

1- Kêu gọi những nhà lãnh đạo quốc tế đảm trách một ý thức vận động giáo dục và nói cho người dân của thế giới biết về sự nghiêm trọng và phạm vi của việc lạm dụng và khai thác trẻ em trên thế giới, và khích lệ họ yêu cầu các nhà lãnh đạo quốc gia hành động.

2 – Kêu gọi những nhà lãnh đạo của các tôn giáo lớn trên thế giới hãy hướng dẫn và vận động các thành viên của mọi tôn giáo gia nhập vào một tổ chức toàn cầu để bảo vệ trẻ em.

3 – Kêu gọi các nghị sĩ trên thế giới cải thiện những khoản luật của họ để bảo vệ trẻ em tốt hơn và bắt giữ những kẻ chịu trách nhiệm về việc lạm dụng và khai thác trẻ em.

4 – Kêu gọi những nhà lãnh đạo các công ty kỹ thuật được mời gọi cống hiến cho sự phát triển và triển khai những công cụ và kỹ thuật mới để ngăn chặn sự lan tràn của những hình ảnh lạm dụng tính dục trên Internet, và ban hành lệnh cấm phát tán lại những hình ảnh của những nạn nhân trẻ em đã được biết danh tính.

5 – Kêu gọi các tổ chức quốc tế về sức khỏe cộng đồng và các nhà lãnh đạo các tổ chức phi chính phủ mở rộng việc giải cứu các nạn nhân trẻ em và cải thiện các chương trình giải quyết cho những nạn nhân của sự lạm dụng và khai thác tính dục.

6 – Kêu gọi các cơ quan chính phủ, xã hội dân sự và việc thi hành luật hành động để cải thiện việc phát hiện và nhận dạng của các nạn nhân trẻ em, và đảm bảo việc trợ giúp cho một số lượng.

7 – Kêu gọi các tổ chức thi hành luật pháp quốc tế mở rộng biên giới và hợp tác toàn cầu để cải thiện việc chia sẻ thông tin trong những điều tra và gia tăng nỗ lực làm việc chung trong tìm ra các tội phạm chống lại trẻ em vượt ra ngoài các biên giới quốc gia.

8 – Kêu gọi các tổ chức y tế thế giới gia tăng đào tạo cho những chuyên gia y tế trong việc nhận ra các triệu chứng của lạm dụng và khai thác tính dục, và cải tiến việc báo cáo và điều trị các nạn nhân bị lạm dụng và khai thác tính dục này.

9 – Kêu gọi các chính phủ và các tổ chức cá nhân gia tăng các nguồn sẵn có tới các chuyên gia về tâm thần và các triệu chứng khác để mở rộng việc điều trị và phục hồi phục vụ cho các trẻ em đã bị lạm dụng hoặc khai thác.

10 – Kêu gọi các thẩm quyền lãnh đạo trong lĩnh vực sức khỏe cộng đồng mở rộng việc tìm kiếm sâu những ảnh hưởng về sức khỏe từ nguyên nhân của sự phơi bày của trẻ em và thanh niên với tranh ảnh và sách báo khiêm dâm internet cực đoan.

11 – Kêu gọi các nhà lãnh đạo các chính phủ quốc tế, các cơ quan lập pháp, ngành công nghiệp tư nhân và các định chế tôn giáo ủng hộ và dùng các phương tiện kỹ thuật để ngăn ngừa việc trẻ em và giới trẻ truy nhập và các nội dung internet chỉ dành cho người lớn.

12 – Kêu gọi các chính phủ, ngành công nghiệp tư nhân và các định chế tôn giáo đảm nhận một chiến dịch ý thức toàn cầu hướng dẫn các trẻ em và người trẻ để giáo dục và cung cấp cho chúng các công cụ cần thiết để sử dụng internet an toàn và trách nhiệm, và để tránh những tác hại hưởng đến nhiều bạn bè đồng lứa.

13 – Kêu gọi các chính phủ, ngành công nghiệp tư nhân và các định chế tôn giáo đảm nhận một sáng kiến ý thức manh tính toàn cầu để làm cho các công dân trong mọi quốc gia tỉnh thức hơn và nhận thức liên quan đến sự lạm dụng và khai thác tính dục trẻ em, và khích lệ họ báo cáo các lạm dụng hoặc khai thác này tới các cấp thẩm quyền phù hợp nếu họ nhìn thấy sự việc, biết sự việc hoặc nghi ngờ.

Trong kỷ nguyên này của internet Thế Giới đối diện với những thách đố chưa từng thấy để duy trì quyền và phẩm giá của trẻ em và bảo vệ chúng khỏi lạm dụng và khai thác. Những thách đố này đòi hỏi suy tư và những lối tiếp cận mới, tăng cao ý thức toàn cầu và việc lãnh đạo sáng tạo. Vì lý do này mà Tuyên ngôn của Rô-ma kêu gọi mọi người đứng lên bảo vệ phẩm giá của các trẻ em.

Ban hành ngày 06 tháng 10 năm 2017

Tiểu Bôi chuyển ngữ

Nguồn tin: zenit.org

***+***
xkta
lpv
gkpv
tvcv
***+***
ra khoi
lnth
LIÊN KẾT

 

 

 

11.jpg 8.jpg 9.jpg 10.jpg 13.jpg
PAGE FACEBOOK
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập275
  • Máy chủ tìm kiếm74
  • Khách viếng thăm201
  • Hôm nay32,848
  • Tháng hiện tại1,025,141
  • Tổng lượt truy cập79,028,592
Copyright © 2022 thuộc về Tòa Giám Mục Bùi Chu
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Bùi Chu
Địa chỉ: Xuân Ngọc - Xuân Trường - Nam Định

Email: bttbuichu@gmail.com

Chúng tôi trên mạng xã hội

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây