ĐTC tại Thánh lễ Chúa Nhật Lòng Thương Xót Chúa: Chúng ta hãy sống lại với thánh Tôma
ĐTC Phanxicô cử hành Thánh lễ Chúa Nhật Lòng Thương Xót Chúa. Ngài mời gọi chúng ta đón nhận lòng thương xót của Chúa Giêsu như thánh Tông đồ Toma đã làm, và diễn tả lòng thương xót ấy cho những ai sống xung quanh chúng ta. Theo Sr Bernadette M. Reis, fsp
Chúa Nhật tuần trước chúng ta đã cử hành sự phục sinh của Chúa; hôm nay chúng ta làm nhân chứng sự phục sinh của các môn đệ của Ngài”. Chính ĐTC Phanxicô đã mở đầu bài giảng của ngài cho Chúa Nhật Lòng Thương Xót Chúa.
Ngài đã cử hành phụng vụ tại nhà thờ Thánh Linh ở Saxony, cách Quảng Trường Thánh Phêrô khoảng chứng 200m. Một lần nữa, vì các biện pháp an toàn Covid-19 Thánh lễ đã được cử hành không có sự hiện diện của các tín hữu.
Sự phục sinh của người môn đệ
Một tuần sau khi Chúa Giêsu sống lại từ cõi chết, các môn đệ vẫn còn “sợ hãi, co cụm sau những cánh cửa khoá”, ĐTC Phanxicô tiếp tục. Câu trả lời của Chúa Giêsu với nỗi sợ của các tông đồ là “Bình an cho anh em!”
Bắt đầu lại
ĐTC Phanxicô giải thích, Chúa Giêsu “bắt đầu lại”.
Sự phục sinh của các môn đệ của Ngài bắt đầu”: với“tin tưởng, kiên nhẫn, và thương xót”. Trong cách này, chúng ta học hỏi được rằng Thiên Chúa không mệt mỏi nâng chúng ta dậy khi chúng ta vấp ngã. Thiên Chúa giống như một người cha cho phép chúng ta tập bước đi và nâng chúng ta dậy mỗi khi chúng ta ngã xuống.
ĐTC nói, “Bàn tay luôn luôn đặt chúng ta lại trên đôi chân của chúng ta là lòng thương xót”. Thiên Chúa biết rằng chúng ta sẽ tiếp tục vấp ngã. Nhưng Ngài sẽ luôn nâng chúng ta dậy bởi vì“Ngài muốn chúng ta nhìn lên Ngài”hơn là nhìn vào sự vấp ngã của chúng ta, ĐTC nói.
Thiên Chúa chờ đợi chúng ta hiến dâng cho Ngài những sa ngã của chúng ta để Ngài có thể giúp chúng ta tải nghiệm lòng thương xót của Ngài.
Ông Tôma sống lại
Tất cả các môn đệ đều đã bỏ Chúa Giêsu. Tất cả họ đều cảm thấy tội lỗi. Hơn việc “cho họ một bài huấn từ dài, Chúa Giêsu chỉ cho họ thấy những vết thương của Ngài.
Một khi ông Tôma, người đã không ở đó lần thứ nhất, chạm đến những vết thương này, “ông đã vượt qua các môn đệ khác. Ông không chỉ tin vào sự phục sinh,”nhưng trong tình yêu vô biên của Thiên Chúa ông cũng như vậy.
Khi “bản tính nhân loại tổn thương” của ông Tôma chạm vào những vết thương của Chúa Giêsu, ông sống lại từ cõi chết, ĐTC Phanxicô diễn tả.
“Khi Thiên Chúa trở thành Chúa của tôi... chúng ta bắt đầu chấp nhận chính mình và yêu thương cuộc sống như nó là”.
Những tinh thể dễ vỡ
Ông Tôma giúp chúng ta hiểu rằng chúng ta giá trị như thế nào đối với Thiên Chúa trong sự mỏng manh của chúng ta, giống như: xinh đẹp, mỏng giòn, nhưng tinh thể giá trị. Nếu chúng ta giống tinh thể đó, “ánh sáng của lòng thương xót của Chúa sẽ toả sáng trong chúng ta và xuyên qua chúng ta vào trong thế giới này”.
Ánh sáng này sẽ giúp chúng ta chờ đợi tha nhân, như Chúa Giêsu chờ đợi ông Tôma, để không ai bị bỏ lại phía sau như toàn thể thế giới này bị bao phủ bởi khủng hoảng Covid-19.
Khủng hoảng tệ hơn Covid-19
Sự thờ ơ ích kỉ là một khủng hoảng tệ hại hơn đại dịch, ĐTC cảnh báo. Nó bị lan rộng bởi tư tưởng rằng cuộc sống tốt hơn nếu nó tốt hơn cho tôi”.
Ngài nài nhỉ chúng ta học tự nơi cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi. Bời vì họ đã học “đã nhận lãnh lòng thương xót và đã sống lòng thương xót” họ góp tất cả gia sản làm của chung, và phân phát cho những ai cần. “Đây không phải là những ý thức hệ”, ĐTC làm rõ. “Nó chính là tính kitô hữu”.
ĐTC Phanxicô kết luận bài giảng của ngài bằng việc thôi thúc chúng ta đón nhận cuộc khủng hoảng hiện tại như một “cơ hội để chuẩn bị cho tương lai chung của chúng ta”.
Nỗ lực khôi phục này cần thiết để nối kết mọi người, ngài nói. Vì vậy, “sẽ không có tương lai cho riêng bất cứ ai”. Tình yêu đơn giản và giải phóng của Chúa Giêsu làm sống lại con tim của ông Toma. Có lẽ chúng ta cũng đón nhận lòng thương xót của Chúa Giêsu và thể hiện lòng thương xót ấy cho những con người yếu đuối nhất, ĐTC Phanxicô nói. Đó là những gì cứu độ và xây dựng thế giới.