Báo cáo sai có thể kích động Hồi giáo cực đoan
Chủ nhật - 24/07/2016 19:26
965
'False' report could enrage extremists, Christians claim
2016-07-23 Vatican Radio
Các nhà lãnh đạo Công giáo và Tin lành đã phản đối một bản báo cáo của Christian news (Christian Post) cho rằng, 91.000 người Hồi giáo ở khắp nước Bangladesh đã trở lại đạo Công giáo.
Bản báo cáo đăng ngày 20 tháng Bảy từ Christian Post cho hay, “Cho dù người Ki-tô hữu tại Bangladesh đang bị bách hại nặng nề, nhưng con số người Hồi giáo theo đạo Công giáo vẫn đông”.
Trong bản báo cáo còn có thông tin, tại Bangladesh có 1,6 triệu người Ki-tô giáo, chiếm 1% dân số cả nước (160 triệu), người Hồi giáo Sunni chiếm 90% dân số. Những con số này Christian Post tham khảo từ tổ chức nhân quyền Ki-tô giáo có trụ sở tại Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, theo dữ liệu từ Giáo hội Công giáo và từ một diễn đàn Giáo hội Tin lành, thì chỉ có 600.000 Ki-tô hữu và chỉ chiếm ít hơn 0,5 % dân số Bangladesh.
Các nhà lãnh đạo Giáo hội cho biết, bản báo cáo này “không có cơ sở” và cảnh báo rằng, bản báo cáo sai lệch về con số này sẽ tạo ra mối nguy hiểm lớn cho các Ki-tô hữu Bangladesh đang phải khổ sở với những cuộc tấn công của người Hồi giáo gần đây.
Cha Albert Thomas Rozario thuộc Ủy ban Công lý và Hòa bình, Tổng giáo phận Dhaka cho biết, “Đây là một bản báo cáo sai lệch và bịa đặt, không có thông tin tin tưởng mà số Ki-tô hữu đang tăng lên tại Bangladesh chỉ qua sự hoán cải của người Hồi giáo”.
Cha cho biết thêm, “Những nhóm tôn giáo nhỏ bao gồm Ki-tô giáo đang là mục tiêu của quân vũ trang. Do đó, những báo cáo sai này có thể làm cho người Hồi giáo giận điên lên và gây ra thêm những cuộc tấn công người Ki-tô giáo”
Một mục sư giấu tên thuộc Giáo hội Baptist Bangladesh, Giáo hội Tin lành lớn nhất, cũng phản đối bản báo cáo ‘sai’ và ‘đáng thất vọng’ này.
Vị mục sư 65 tuổi này cho biết, “Dựa trên những thông tin không có cơ sở. Bản báo cáo sẽ làm cho những nhóm Hồi giáo cực đoan tức giận, dẫn đến việc kích động bạo hành và khủng bố”. Ông nhấn mạnh rằng, một số giáo phái giả, họ lợi dụng tín ngưỡng để thu hút nguồn viện trợ nước ngoài.
Mục sư nói, “Tôi nghi ngờ những giáo phái giả bịa đặt thông tin nhằm trục lợi. Điều này có thể mang lại cho họ món hời, nhưng lại đặt toàn bộ cộng đoàn Ki-tô hữu vào mối nguy hiểm. Các nhà lãnh đạo Ki-tô giáo cần giữ vững lập trường chống lại những giáo phái giả này”.
Dù cho đạo Hồi chiếm đa số tại đất nước Bangladesh, nhưng thể chế Bangladesh lập luật quốc gia không nghiêng về tôn giáo nào. Hiến chương cũng bảo vệ quyền ngôn luận, thực hành và truyền bá bất cứ tôn giáo nào, nhưng cấm ai bỏ tín ngưỡng này mà theo tín ngưỡng khác.
Tác giả: Giuse Đỗ QC chuyển ngữ
Nguồn tin: News.va