Churches building bridges of dialogue in Hong Kong
2016-07-20 Vatican Radio
Thế giới phức tạp Ki-tô giáo tại Trung Quốc là trọng tâm hội thảo mang tính toàn cầu mới khai mạc tại Hồng Kông vào hôm thứ Tư vừa rồi. Mạng lưới Nghiên cứu Giáo hội học Quốc tế đã tổ chức cuộc hội thảo bốn ngày. Chương trình này là nơi quy tụ nhiều nhà thần học cũng như các học giả lại cùng nhau để nghiên cứu về quá khứ, hiện tại và tương lai của các Giáo hội tại Trung Quốc, cũng như trong bối cảnh Châu Á rộng lớn hơn.
Phóng viên Philippa Hitchen đang tham dự cuộc hội thảo, và đã trò chuyện cùng hai diễn giả chính trong phần khai mạc là Đức TGM Anh giáo Paul Kwong và Đức cha Michael Yeung, Giám mục phụ tá giáo phận Công giáo Hồng Kông,…
“Đối thoại là điều cần thiết” vì “những khác biệt không thể giải quyết bằng việc cáo buộc và xúc phạm”. Trong khi những từ ngữ này có âm hưởng với bất cứ ai có liên hệ đến những nỗ lực đại kết, thì chúng đang mặc lấy một âm hưởng đặc biệt khi được bàn tại Hồng Kông này, nơi các Giáo hội đang đấu tranh để giữ lấy mối quan hệ sống còn và khó khăn với sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Trung Quốc tại Trung Quốc lục địa.
Cách đây 20 năm, tôi đã đến thăm vùng lãnh thổ nhỏ bé này, khi Hồng Kông vẫn còn thuộc chế độ Anh Quốc, và nước Anh chuẩn bị bàn giao lại chủ quyền cho Trung cộng. Tôi đã nghe rất nhiều nỗi sợ hãi: nào là về đường hướng dân chủ có thể bị coi nhẹ, bất chấp những bảo đảm được ghi rõ trong ‘Luật Cơ bản’của Hồng Kông quy định rõ, đường hướng Hồng Kông vẫn duy trì khu tự trị riêng của mình như một Đặc khu Hành chính của Trung Quốc.
Hai thập kỷ đã trôi qua, nhìn cách bề ngoài, ít nhất nơi đây trông sống động hơn trước kia: Một trung tâm quốc tế về du lịch, thương mại và lĩnh vực tài chính. Còn phong trào phản kháng Trung tâm Chiếm đóng (Occupy Central), một phong trào đạt tới đỉnh điểm vào mùa thu năm 2014, cho thấy người trẻ tỏ ra không vui vẻ gì với cách mà Trung cộng chọn lựa Đặc khu trưởng cho Hồng Kông. Họ muốn được tự do hơn và tham gia rộng hơn vào Hội đồng Luật pháp hầu chọn lựa những nhà lãnh đạo của mình, và họ sẵn sàng xuống đường biểu tình đòi lại quyền mà họ có quyền được hưởng.
Vậy các nhà lãnh đạo Giáo hội có lập trường thế nào khi nói đến quyền dân chủ và nền dân chủ? Đức TGM Anh giáo, Paul Kwong nói với các tham dự viên tại hội nghị rằng, ngài cảm thấy buồn vì sự bất ổn. Đồng thời, Đức TGM nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc phát triển sự tin tưởng hơn nữa giữa Hồng Kông và Trung cộng. Hơn nữa, ngài còn là thành viên của ban cố vấn Bắc Kinh được biết đến như Hội đồng Cố vấn Chính trị Nhân dân Trung hoa, qua đó, ngài cho biết, ngài có thể làm những mối bận tâm của người Ki-tô hữu được biết đến nhiều hơn. Đức TGM khẳng định, cách tốt nhất để thực hiện điều này khi làm việc với Trung cộng không phải là chiến dịch la lối hay chửi mắng, nhưng âm thầm, chân thành nhã nhặn, ngài nhấn mạnh rằng, quyền tự do tôn giáo phải được tôn trọng.
Đức cha Michael Yeung, Giám mục Công giáo có một sự tiếp cận khác khi ngài căn cứ vào hơn hai thập kỷ qua để làm việc với Ban Bác ái Hồng Kông. Ngài không phủ nhận những khó khăn mà Giáo hội đang phải đối mặt, nhưng Đức cha khẳng định việc đào luyện tâm hồn qua giáo dục và tầm quan trọng giáo huấn xã hội của Giáo hội Công giáo hầu phục vụ những người khó khăn nhất. Ban Bác ái hiện tại đang đi đầu trong nỗ lực thiết lập một trường Đại học Công giáo được cộng nhận hoàn toàn tại Hồng Kông, hầu mở cho cả những sinh viên từ Trung Quốc lục địa nữa.
Đức cha Yeung cho biết rằng, cho dù những bản báo cáo gần đây cho thấy sự tiến triển trong các mối quan hệ giữa Tòa Thánh và Trung Quốc, nhưng mối quan hệ này sẽ chẳng dễ dàng gì vượt qua những trở ngại chính liên quan đến việc bổ nhiệm giám mục và sự nhìn nhận thẩm quyền của Đức Thánh cha tại Trung Quốc. Tuy nhiên, cả hai Đức Giám mục tin tưởng khả năng đối thoại có thể làm giảm căng thẳng, xây dựng niềm tin hầu có thể giúp thúc đẩy các mối quan hệ ngoại giao tiến bước.
Đức cha Yeung nói, ĐTC Phanxicô tiếp tục kêu gọi chúng ta hãy xây dựng những cây cầu đối thoại, và đó là điều mà chúng ta phải thực hiện cả ở đây nữa.