Đà Lạt, Việt Nam ta có thung lũng Tình Yêu.
Thế giới, hằng năm có ngày Tình Yêu, Tình Nhân.
Ta cùng nhau tìm hiểu vắn tắt về nguồn gốc và ý nghĩa của ngày này. Theo sử liệu và truyền khẩu, Lamã cổ đại xưa có một Linh mục tên là Valentinô. Vì yêu, Valentinô đã có những nghĩa cử đối với các tín hữu đang bị cầm tù, khiến ngài bị bắt. Trước mặt quan tòa Astérius, cũng vì yêu, ngài đã cầu xin Chúa Kitô là ánh sáng thế gian, làm phép lạ chữa con gái quan khỏi mù, nhất là vì yêu thương, thánh nhân can thiệp để những đôi yêu đương cách chính đáng, nhưng vì quá nghèo, không có tiền để tổ chức cưới, hoặc bị tục lệ cổ hủ ngăn cản, được trở thành những cặp uyên ương, đẹp lứa đôi, toại nguyện cả hai. Những việc này và nhất là do Valentinô mà cả nhà quan Astérius tòng Giáo, khiến dân chúng xúi giục hoàng đế kết án trảm quyết Valentinô, trên đường Flami-nienne ngày
14.2.270. Ngày sinh nhật trên trời của vị thánh trùng hợp với đầu mùa “yêu thương” của một loài chim, nên Lễ Valentinô đồng nghĩa với Lễ Tình Yêu!.
Lễ Tình Yêu, Tình Nhân đã lan rộng hầu khắp thế giới. Vì yêu, họ dành cho nhau nhiều cử chỉ cao đẹp: Nhắn tin, gửi thư, gửi thiệp, tặng quà, tặng socôla, tặng hoa … nhất là hoa hồng, vì hoa hồng cùng với trái tim được chọn làm biểu trưng cho Tình Yêu. Nói về hoa hồng có tới 200 bài thơ hay, xin đơn cử một bài:
Thay lời HồngHồng được sinh ra thế đấy mà
Đính nhiều “Vũ khí” bảo toàn hoa
Tránh không cho kẻ si tình hái
Ngăn chẳng để người háo sắc sa
Nếu dẫm lên gai giương nhọn hoắt
Phải đành thục mạng chay cho xa
Còn ai sớ rớ hay ngoan cố
Khổ nạn suốt đời khó vượt qua.
Thục Nguyên Một thoáng suy tư 1. Ít nhiều trong ta cũng đã được dự lễ tấn phong Giám Mục: Nghi thức tấn phong Giám Mục, trong đó vị thụ phong được nhận chiếc nhẫn tượng trưng cho việc chung thủy với Giáo Phận, nhưng đeo ở ngón 4 tay phải để khi ban phép lành cho dân chúng thì ngài không nhân danh cá nhân mà là nhân danh Chúa Kitô, qua Hội Thánh – Hiền thê của Chúa.
2. Bậc tu trì – Các tu sĩ và giáo sĩ không xây dựng gia đình trần thế, vì trái tim đã được thánh hiến để thuộc trọn về Chúa. Chính vì thế, trong lễ khấn dòng hay vang lên bài thánh ca: “Lạy Đấng Tình Quân, con tôn thờ…” – Bài đọc 1 thích chọn sách diễm ca, nhất là trong nghi thức có phần làm phép và trao “Nhẫn cưới”. Nhẫn này được khắc sẵn hai chữ tắt: “S.C = Sponsa Christi = Bạn trăm năm Đức Kitô”. Đức Cha Giuse Maria Phạm Năng Tĩnh dạy chúng tôi rằng tiếng Latinh trước chữ Sponsa là Anima (
Linh hồn) Anima Sponsa Christi , thì dù nam hay nữ, linh hồn cũng là bạn trăm năm Chúa Kitô.
3. Đạo Công Giáo được gọi là đạo Tình Yêu. Bất cứ luật nào đi ngược lại luật tình yêu thì không buộc giữ, thậm chí không được giữ!
Theo sách công vụ tông đồ: Lần đầu tiên tại Antiôkia, tín hữu Công Giáo được vinh dự gọi là “Kitô hữu – Christianus, Christiani” .
Chúa yêu ta, ta yêu Chúa và cả hai hiệp nhất như lời Chúa Giêsu phục sinh chất vấn Saulô trên đường đi Đamát, khi ông truy lùng các tín hữu: “Tại sao anh lại bắt bớ Ta?”, Chúa đã đồng hóa “ta với Ngài tuy hai mà một, Ngài với ta tuy môt mà hai”. Lại nữa,việc lãnh nhận bí tích Thánh Thể, xưa gọi là “Chịu Lễ”, rồi “Rước Lễ”, ngày nay Giáo Hội dùng từ “Hiệp Lễ”.
Tình yêu đáp lại tình yêu. Vì Chúa yêu ta trước “Chính Thầy đã chọn anh em” nên ta phải lấy tình yêu đáp đền. Nhà thần học Gioan tông đồ, thánh sử định nghĩa một câu bất thủ về Thiên Chúa: “Thiên Chúa là Tình Yêu – Deus Caritas est”. Và một danh ngôn khác: “Sống là yêu. Sống mà không yêu thì đồng nghĩa với chết!”
Vậy, ngày Tình Yêu (Valentine’s Day) đến nay không giới hạn nơi đôi lứa, mà còn được siêu thăng, rộng khắp. Yêu, một chữ ngắn nhưng ý nghĩa rất phong phú. Cùng ngôn sứ Êdêkien, xin Chúa lấy khỏi mình quả tim chai đá, ban tặng một quả tim biết yêu thương.
Lạy Chúa Giêsu con yêu mến Chúa – Domine Jesu, ego Te amo – I love You.