Loại bỏ não trạng phe nhóm cục bộ

Thứ ba - 28/09/2021 05:36  893
Thứ Ba tuần XXVI
Dc 8,20-23; Lc 9,51-56

go ye therefore and teach all nations by harry andersonNão trạng phe nhóm cục bộ là hiện tượng thường thấy trong xã hội loài người. Sự nguy hiểm của não trạng này ở chỗ dễ gây ra xung đột, chia rẽ, phân biệt, kết án,... Lịch sử loài người đã chứng kiến biết bao cuộc chiến tranh mà nguyên nhân chủ yếu từ sự bất đồng giữa hai phe nhóm, sắc tộc, hay hệ tư tưởng, niềm tin khác nhau. Vì thế, để xây dựng xã hội loài người trong hòa bình con người cần phải biết gạt bỏ não trạng phe nhóm cục bộ và thay thế vào đó là tinh thần nhường nhịn, kiên nhẫn, yêu thương, tôn trọng và đối thoại. Đây cũng là bài học mà Lời chúa thứ Ba tuần XXVI TN muốn dạy chúng ta.

Trong Tin Mừng, người Do Thái và người Samaria có một mối thù không đội trời chung. Người Do Thái luôn phân biệt và coi người Samari là dân ngoại lai. Họ cấm người Samari không được dâng lễ tại đền thờ Giêrusalem và kết hôn với người Do Thái. Còn người Samaria thì luôn tìm đủ mọi cách để ngăn cản không cho người Do Thái đi ngang qua lãnh thổ của họ như ta thấy trong bài Tin Mừng hôm nay. Chúa Giêsu và các môn đệ muốn đi qua làng Samaria để lên Giêrusalem mà dân làng không đón tiếp (x, Lc 9,53). Trước sự chối từ của dân làng Samaria, hai tông đồ Giacôbê và Gioan cảm thấy bị xúc phạm. Hai ông hỏi Chúa Giêsu: "Thưa Thầy, Thầy có muốn chúng con khiến lửa từ trời xuống thiêu huỷ chúng nó không?" Có lẽ đây là phản ứng thông thường của người mọi Do thái dành cho dân ngoại lai. Các ông nghĩ Chúa Giêsu đã khiêm nhường hạ mình xuống để vào làng và để rao giảng Tin Mừng cho họ, thế mà họ lại từ chối không đón nhận; vì vậy, họ không đáng được nghe Tin Mừng và cũng không đáng sống. Như thế, qua phản ứng của dân làng Samaria và của hai tông đồ, chúng ta thấy sự nguy hiểm của não trạng phân biệt phe nhóm. Não trạng này rất dễ làm cho con người trở nên nhỏ nhen, hẹp hòi, khép kín để rồi đi đến chỗ kết án, loại trừ và tiêu diệt lẫn nhau.

Đối diện với thái độ của dân làng Sammaria và phản ứng của các tông đồ, Chúa Giêsu đã dạy các ông cần phải gạt bỏ tinh thần loại trừ, kết án và thay vào đó tinh thần yêu thương của Tin Mừng. Đối với Chúa Giêsu, tiêu diệt đối phương không phải là cách tốt nhất để giải quyết xung đột nhưng kiên nhẫn, đợi chờ dịp thuận tiện để đối thoại và biến đổi họ thành bạn hữu mới là cách giải quyết tận căn cho não trạng phân biệt đối xứ và xung đột phe nhóm. Điều này được Chúa Giêsu thực hiện cách hoàn hảo khi Ngài gặp người phụ nữ Samaria bên bờ giếng Giacóp (x, Ga 4,1-39). Qua đối thoại, Chúa Giêsu đã hóan cải người phụ nữ xứ Samaria thành nhà truyền giáo đầu tiên trước cả các Tông Đồ. Sách Tông Đồ Công Vụ tường thuật sau cuộc tử đạo đầu tiên của Phó Tế Têphanô, Philipphe đi giảng ở Samaria, chữa trị nhiều người, và làm cho nhiều người tin vào Chúa Giêsu (x,Cv 8,4-8).

Tóm lại, để có một cuộc sống hòa bình và hiệp nhất, con người cần đối thoại trong kiên nhẫn và yêu thương. Xây dựng hòa bình và công cuộc loan báo Tin Mừng là sứ mạng hàng đầu của người môn đệ Chúa Kitô. Khi thực thi sứ mạng cao cả này, đôi khi chúng ta gặp nhiều khó khăn thử thách, chống đối và khước từ; nhưng chúng ta đừng vội vàng nản chí bỏ cuộc. Hãy tin tưởng và kiên nhẫn theo đường lối của Thiên Chúa. Thiên Chúa yêu thương và muốn cứu độ tất cả mọi người. Ngài sẽ chờ đợi và tìm cách để dẫn con người trở về hiệp thông với Ngài. 

Tác giả: Nhóm suy niệm BC

***+***
xkta
lpv
gkpv
tvcv
***+***
ra khoi
lnth
LIÊN KẾT

 

 

 

11.jpg 8.jpg 9.jpg 10.jpg 13.jpg
PAGE FACEBOOK
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập333
  • Máy chủ tìm kiếm93
  • Khách viếng thăm240
  • Hôm nay83,794
  • Tháng hiện tại744,387
  • Tổng lượt truy cập70,772,144
Copyright © 2022 thuộc về Tòa Giám Mục Bùi Chu
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Bùi Chu
Địa chỉ: Xuân Ngọc - Xuân Trường - Nam Định

Email: bttbuichu@gmail.com

Chúng tôi trên mạng xã hội

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây