Quyền không bị bó buộc phải xuất cư

Thứ sáu - 30/09/2022 23:06  1035
dan di cu la gi khai niem dan di cu duoc hieu nhu the nao 357013Đức Thánh cha Phanxicô khích lệ các sáng kiến giúp đỡ, huấn luyện và thăng tiến xã hội cho người di dân và tị nạn.
 
Ngài bày tỏ lập trường lập trường trên đây, trong buổi tiếp kiến sáng ngày 29 tháng Chín năm 2022, dành cho các tham dự viên vừa kết thúc ba ngày hội nghị tại Đại học Giáo hoàng Gregoriana ở Roma, do Liên mạng giáo dục tị nạn và di dân, cùng với phân khoa xã hội thuộc đại học này, tổ chức với sự tham dự của các vị quản trị các đại học, các giáo sư và chuyên gia quốc tế về giáo dục. Trong số các thuyết trình viên, cũng có ông Filippo Grandi, Cao Ủy tị nạn Liên Hiệp Quốc, và Đức Hồng y Michael Czerny, Bộ trưởng Bộ Phát triển nhân bản toàn diện.
 
Ngỏ lời trong buổi tiếp kiến, Đức Thánh cha nhắc đến ưu tiên đầu tiên cần thực hiện là đào sâu và thăng tiến “quyền không bị bó buộc phải xuất cư”: quyền này đòi không những phải vượt thắng những cuộc xung đột và bạo lực khiến nhiều người phải di tản, nhưng cả những cố gắng tránh làm cho trái đất và môi trường bị ô nhiễm, và tránh nạn bóc lột, khai thác thái quá các tài nhiên trái đất, tạo nên những thiên tai tàn phá, khiến cho nhiều người phải rời bỏ quê hương và gia cư của họ.
 
Đức Thánh cha nói: “Trên căn bản các dữ kiện khoa học, anh chị em có thể góp phần soi sáng và hướng dẫn những chọn lựa của các chính quyền tiến tới một sự chăm sóc hữu hiệu căn nhà chung của nhân loại”.
 
Về phương diện giáo dục và giảng huấn, Đức Thánh cha cổ võ việc giáo dục, kể cả từ xa hay trực tuyến, và cung cấp học bổng cho những người di dân và tị nạn, giúp họ có thể tiếp tục việc học hành, kể cả việc nhìn nhận các bằng cấp và khả năng chuyên môn của những người di dân và tị nạn, điều này có thể mưu ích cho bản thân và cho xã hội đón nhận họ.
 
Sang đến sự thăng tiến xã hội cho người di dân và tị nạn, Đức Thánh cha nhận định rằng các đại học có thể góp phần đặc biệt bằng cách xác định những căn bản để kiến tạo một xã hội liên văn hóa, trong đó những khác biệt về chủng tộc, ngôn ngữ và tôn giáo được coi như một phong phú chứ không phải là một chướng ngại cho tương lai chung. Ngoài ra, “đại học cũng là một môi trường ưu tiên để thăng tiến nơi những người trẻ tinh thần tình nguyện phục vụ và giúp đỡ người tị nạn, người xin tị nạn và những người di dân dễ bị tổn thương nhất”.
(Rei 29-9-2022)

Tác giả: G. Trần Đức Anh, O.P.

***+***
xkta
lpv
gkpv
tvcv
***+***
ra khoi
lnth
LIÊN KẾT

 

 

 

11.jpg 8.jpg 9.jpg 10.jpg 13.jpg
PAGE FACEBOOK
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập282
  • Máy chủ tìm kiếm35
  • Khách viếng thăm247
  • Hôm nay35,797
  • Tháng hiện tại896,158
  • Tổng lượt truy cập78,899,609
Copyright © 2022 thuộc về Tòa Giám Mục Bùi Chu
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Bùi Chu
Địa chỉ: Xuân Ngọc - Xuân Trường - Nam Định

Email: bttbuichu@gmail.com

Chúng tôi trên mạng xã hội

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây