Đời thánh hiến - giây phút lắng đọng

Thứ hai - 15/06/2020 05:14  1771
“Làm cho thân thể bạn trở nên ngai vàng của tâm trí bạn
Làm cho tâm trí bạn trở nên ngai vàng của trái tim bạn
Làm cho trái tim bạn trở nên ngai vàng của Thiên Chúa vinh quang.”

download 1Hãy đến, hỡi ánh sáng của sự thật. Hãy đến, hỡi ơn cứu độ ngàn đời. Hãy đến, hỡi Thiên Chúa nhân lành. Hãy đến và mở tâm trí, mở trái tim và mở con người của con đón nhận hồng ân trong tuần tĩnh tâm này. Không chỉ trong đời sống thánh hiến, mà trong đời sống của mọi người trên thế giới này, chẳng có giây phút nào đẹp cho bằng giây phút lắng đọng tâm hồn để tìm ra giá trị cốt lõi trong hành trình cuộc đời. Vì vậy, mà trong đời sống thánh hiến thông thường tất cả dòng tu đều có thời gian tĩnh tâm mỗi năm. Hãy tạm gác tất cả công việc bổn phận và công việc học tập, để hun đúc đời sống tâm linh, và hơn nữa tinh thần cũng được nghỉ ngơi thư giãn. Vậy như một lời tri ân, cảm tạ hồng ân Thiên Chúa thương ban cho những ngày hồng phúc này. Con cũng xin chia sẻ đôi điều cảm nghiệm của mình trong những ngày lắng đọng tâm hồn.

Cầu nguyện không ngừng

Cầu nguyện là nét đẹp của mọi người dù họ sống theo tôn giáo nào đi chăng nữa. Hiến Chương điều 55 của Dòng Mến Thánh Giá nói: “Cầu nguyện phải chiếm vị trí cao nhất trong đời sống mỗi chị em”. Đừng bao giờ ngừng cầu nguyện là lời kêu gọi chân thành nhất đối với con người qua mọi thời đại. Bởi lẽ, thực tế đôi lúc chúng ta đã đánh mất lời cầu nguyện không ngừng trong những lúc chúng ta cảm thấy chia trí, mất tập trung. Nó khiến cho lời cầu nguyện của chúng ta bị gián đoạn, dễ dàng chán nản và bỏ dở. Vì thế, chúng ta cần tỉnh thức vượt qua và tiếp tục cầu nguyện. Vậy cầu nguyện không ngừng (incessant prayer) nghĩa là chúng ta kiên trì, ra sức chịu đựng và chống lại những kẻ thù đang vây hãm xung quanh. Chúa Thánh Thần luôn luôn đến giúp chúng ta, ngay trong khi chúng ta cảm thấy khô khan và dường như bị tê liệt, không còn khao khát bất cứ điều gì về Thiên Chúa. Cho nên, dù gặp phải khó khăn nào đi chăng nữa trong khi cầu nguyện thì chúng ta cũng đừng mất hy vọng.

Sự tốt đẹp của tự chấp nhận

Tự chấp nhận (Self-acceptance) nghĩa là nói đến chính bản thân mình. Tự chấp nhận mang nhiều ý nghĩa khác nhau, trong những hoàn cảnh khác nhau. Tuy nhiên, ở đây con muốn chia sẻ tới khía cạnh tự chấp nhận tội lỗi và sự yếu kém. Đôi lúc chúng ta tự hỏi tội lỗi và những yếu kém trong tôi từ đâu mà có? Tại sao tôi không thể xóa bỏ nó được? Có người loay hoay đi tìm, mà chẳng có câu trả lời thích đáng thì cảm thấy thất vọng và rơi vào con đường sai lệch. Vậy tự chấp nhận mình là người tội lỗi và thiếu sót, để từ đó đức tin của chúng ta được củng cố và cầu xin sự thứ tha từ Thiên Chúa cứu độ. Bên cạnh đó, tội lỗi và những yếu kém có thể dẫn chúng ta vào sự thống nhất bên trong và dường như tương tác trong cuộc sống. Tuy nhiên, nó không phải là vấn đề so sánh chính mình với người khác, nhưng trái lại nó đòi hỏi tôi là ai trong cái nhìn của Thiên Chúa? Sự nhầm lẫn của chúng ta, lỗi lầm của chúng ta và những điểm yếu của chúng ta đều là những phần học được trong nơi ở của chính chúng ta. Câu hỏi đặt ra tôi thuộc về thế gian này như thế nào? Vậy tự chấp nhận là phương thế tốt để mời gọi chúng ta vươn lên đỉnh cao nơi Cha trên trời, “Hãy nên hoàn thiện như Cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện”(Mt 5, 48).

Sự tốt đẹp của lòng khao khát

Thánh Augustine nói: “Lòng khao khát nhất trong trái tim bạn là lời cầu nguyện của bạn, nếu lòng ao ước của bạn không bị ngắt quãng thì lời cầu nguyện của bạn không bao giờ ngừng”. Như thế, một khi tâm hồn của bạn còn bừng cháy, thì lòng ước muốn của bạn vẫn từng bước từng bước lớn lên trong hành trình cuộc sống đi tìm chân lý vĩnh cửu. Hành trình đời tu là một con đường, vì thế mà chúng ta phải xác định được chúng ta đang đi tìm con đường nào? Mà muốn tìm được chúng ta phải khao khát và mong muốn. Ví như bạn đi tìm Thiên Chúa, thì bạn phải nghĩ về Người, phải có khát vọng về Ngài. Có một chị nữ tu trẻ chia trẻ kinh nghiệm vê lòng khao khát: “Khi thời học trung học, chị ao ước được dâng mình cho Chúa. Chị tham gia lớp ơn gọi của giáo xứ và đi tĩnh tâm một vài lần trong dịp hè. Nhưng khi chị vào Đại học, dường như xa dần với ý hướng đi tu. Chị không còn cầu nguyện và khao khát đến nó nữa. Thế rồi, bỗng một ngày trong thời gian chuẩn bị ra trường, chị gặp lại cô bạn cùng xứ. Cô ấy hỏi chị, ngày trước có ước muốn đi tu sao bây giờ lại thay đổi vậy? Lúc đó, như nhớ ra điều bí ẩn nào đó trong con người chị. Chị bắt đầu cầu nguyện lại với khát vọng mà chị đã vùi tắt đi”. Thế đó, mỗi lần chia sẻ lại chị nói rằng chị sẽ không bao giờ ngừng khát vọng và ước vọng. Lòng khao khát (The Desire) có sức mạnh rất lớn trong lời cầu nguyện, nên hãy sống với khát vọng mà mình đang có. Đó chính là sự tốt đẹp của lòng khao khát.

Sự tốt đẹp của thinh lặng

Mẹ thánh Teresa Calcutta đã từng nói: “Hoa trái của thinh lặng là cầu nguyện; hoa trái của cầu nguyện là đức tin; hoa trái của đức tin là tình yêu; hoa trái của tình yêu là phục vụ; hoa trái của phục vụ là bình an”. Thinh lặng (Silence) là nét đẹp trong trong đời sống thánh hiến, nhưng thinh lặng như thế nào để sinh hoa trái tốt là điều rất quan trọng. Mẫu gương thinh lặng của Mẹ Maria dưới chân thập giá, phần nào cũng nói lên hoa trái của thinh lặng. Sự thinh lặng của Mẹ là đón nhận tất cả trong tâm tình tín thác nơi Thiên Chúa Cha, chứ không phải thinh lặng là than trách ấm ức trong lòng. Nếu không cẩn thận đôi lúc sự thinh lặng của chúng ta gây sự hiểu lầm và sự bất bình đối với người khác. Hay nói cách khác, thinh lặng ở nơi này nhưng lại thể hiện sự bức xúc và thổ lộ ở chỗ khác. Hoặc thinh lặng bên ngoài nhưng lại nội động ở bên trong. Thinh lặng không phải là sự chọn lọc, thích thì nói mà không thích thì không nói. Thinh lặng của cuộc sống không đơn thuần là có cuộc sống thinh lặng. Nhà thần bí Eckhard đã từng viết: “Không có điều gì giống với ngôn ngữ của Thiên Chúa hơn là thinh lặng”, nghĩa là Thiên Chúa giống như sự thinh lặng. Chỉ nơi thinh lặng của Thiên Chúa chúng ta tìm được chính mình, chúng ta tìm được sự hiện diện của Chúa trong cuộc khổ nạn. Như vậy, sự tốt đẹp của thinh lặng là khi chúng ta biết sống kết hiệp mầu nhiệm của Thiên Chúa qua cuộc sống của chúng ta, qua những quy luật mà chúng ta cần phải giữ.

Lạy Chúa, đời sống thánh hiến là một quà tặng mà Thiên Chúa trao ban cho nhân loại. Trải qua những ngày lắng đọng tâm hồn, như một cơ hội tốt để con nhìn lại hành trình một con đường, hành trình một của lễ và hành trình một nơi nương ẩn của mình trong đời tu. Qua các giờ chia sẻ theo các gợi ý, nghỉ ngơi thư giãn, cách đặc biệt là các giờ thinh lăng cầu nguyện, con cảm nghiệm được đời sống nội tâm của mình được hun nóng lại. Cuộc sống với nhiều sự chi phối, đôi lúc chúng ta không dễ để nhận ra chính mình cho bằng giây phút lắng đọng con tim để chỉ nghĩ một điều là Tình yêu.

Tác giả: BTT Dòng MTG Kiên Lao - BC

***+***
xkta
lpv
gkpv
tvcv
***+***
ra khoi
lnth
LIÊN KẾT

 

 

 

11.jpg 8.jpg 9.jpg 10.jpg 13.jpg
PAGE FACEBOOK
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập140
  • Máy chủ tìm kiếm75
  • Khách viếng thăm65
  • Hôm nay26,788
  • Tháng hiện tại709,813
  • Tổng lượt truy cập76,418,079
Copyright © 2022 thuộc về Tòa Giám Mục Bùi Chu
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Bùi Chu
Địa chỉ: Xuân Ngọc - Xuân Trường - Nam Định

Email: bttbuichu@gmail.com

Chúng tôi trên mạng xã hội

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây