Vô cảm, một thách đố cho tu sĩ hôm nay

Thứ bảy - 23/02/2019 20:59  3840

1 5Vô cảm không phải là một căn bệnh được liệt kê trong danh sách bệnh tật của ngành y học, nhưng nó lại được nhiều người gọi là một căn bệnh và có ảnh hưởng lớn đối với đời sống con người. Vô cảm là trạng thái con người sống không có tình cảm. Hay nói cách khác là sống khép mình, thờ ơ lạnh lùng với tất cả mọi việc xung quanh. Thấy một người bị nạn nằm trên đường, không ít người trong chúng ta ngó qua rồi lẳng lặng bỏ đi. Việc chúng ta bỏ đi cũng dễ hiểu thôi. Có thể người bị nạn là một người xa lạ đối với tôi. Cũng có thể là tôi đang có công việc rất cần nên không thể dừng lại giúp đỡ được. Hoặc biết đâu đấy lại là một trò lừa bịp nào đó mà tôi có thể vô tình là nạn nhân khi tôi ra tay hào hiệp để trợ giúp… Tất cả các lý do trên đều có lý, bởi giữa một xã hội sự thật dường như là một thứ gì đó xa xỉ, thì quả thật "cẩn tắc vô áy náy". Nhưng nếu chúng ta cũng chỉ dựa vào những lý do đó để biện minh cho lối sống vô cảm đối với những người xung quanh, thì đây chính là lúc chúng ta cần nhìn lại tư cách làm người của mình. Con người được tạo dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa - một hình ảnh đòi hỏi mỗi người phải sống cùng và sống với người khác. Không ai là một hòn đảo! Mọi người phải liên đới dựa vào nhau để giúp nhau phát triển.

“Tứ hải giai huynh đệ”. Câu nói này dường như đang bị phai mờ dần theo năm tháng, vì lối sống thiếu tình liên đới và ích kỷ… Nói chung một căn bệnh vô cảm đang ngấm ngầm giết chết một xã hội, mà lẽ ra người trong bốn bể đều là anh em, thì đây lại là “mạnh ai người đó sống”. Sự xuất hiện của ai đó trên đời là mối nguy hại cho sự hiện diện của tôi chăng? Nếu như trước đây, vô cảm chỉ xảy ra giữa những người có mối tương quan không thân thiết, thì giờ đây, nó lan rộng như một căn bệnh hiểm nghèo đã di căn. Người Kitô hữu cũng không tránh khỏi sự truyền nhiễm của nó. Dẫu biết rằng, mọi người là anh em của con cùng một Cha trên trời. Và vẫn biết rằng, Chúa dạy phải yêu thương tha nhân như chính mình. Nhưng khi nhìn thấy cái bản mặt của người đó thôi là máu ích kỷ, ghen ghét nổi lên làm tôi khó lòng nhìn thấy hình ảnh Thiên Chúa nơi người anh em đó.

Còn gì đẹp hơn khi diễn tả về đời sống tu trì! Theo sách Giáo lý Hội Thánh Công giáo số 933, Đời sống thánh hiến tỏ lộ cách hoàn hảo hơn cho mọi tín hữu thấy của cải trên trời đã có ngay dưới trần gian này, và làm chứng rằng ơn cứu chuộc của Chúa Ki-tô đã đem lại một đời sống mới và vĩnh cửu, đồng thời tiên báo sự phục sinh tương lai và vinh quang của Nước Trời”. Nhìn vào đời sống thánh hiến, chúng ta có thể nhìn thấy Thiên đàng đang hiện diện giữa trần gian này. Vậy phải chăng, đời sống tu trì được miễn nhiễm với căn bệnh vô cảm chúng ta đang nói ở trên? Có thể lắm, nếu mỗi tu sĩ sống triệt để các lời khuyên Tin Mừng theo sát Đấng mà lòng họ yêu mến và khát khao kết hợp nên một với Ngài. Thế nhưng, dù được mời gọi sống đời hoàn hảo theo gương Đức Kitô, các tu sĩ cũng là con người như bao con người khác. Họ cũng đang phải chiến đấu với ba thù để có thể mỗi ngày nên giống Chúa Kitô hơn.image 20190224210435 1

Nhìn tha nhân không phải với ánh mắt yêu thương, cũng chẳng phải với cái nhìn trìu mến của Thiên Chúa, thì tha nhân mãi mãi chỉ là một chướng ngại cần phải vượt qua, chứ không muốn nói là cần phải đạp đổ. Thay vì hỏi: "Ai là người thân cận của tôi?" ( x. Lc 10,29), thì chúng ta nên hỏi: “Tôi có thể trở nên người thân cận với mọi người được không? Và như thế, trở nên người thân cận với mọi người cũng có nghĩa là bất cứ ai mà tôi gặp trong đời mình đều là người thân cận của tôi. Điều này cũng thế đối với người tu sĩ! Người cùng chí hướng với mình chính là người bạn đang cùng tôi tiến bước tới sự hoàn thiện, là một người thầy dạy tôi các đức tính tốt và cũng là một vị thánh mà tôi cần học hỏi bắt chước. Khổ một nỗi, sống được điều đó thật là khó biết chừng nào nếu chỉ dựa vào sức riêng của con người.

Sự vô cảm nơi người tu sĩ có thể chỉ là một cái nhìn thiếu thiện cảm với người anh chị em của mình. Cũng có thể là một sự coi thường, ghen ghét nào đó vì họ đã không giúp đỡ mình. Phòng bệnh hơn chữa bệnh! Đừng coi thường một chút ghen tị chẳng đáng là gì. Nó có thể là ngọn lửa thiêu rụi một đống rơm đó. Hãy tập nhìn tha nhân bằng ánh mắt của Chúa. Vì nếu tha nhân bên cạnh mà chúng ta chẳng yêu, chẳng sống được thì nói gì đến kết hợp nên một với Chúa là Đấng Vô Hình. Nói như Thánh Gioan, đó là kẻ nói dối, và chẳng có sự thật nào nơi nó (x.1Ga 4,20). Chỉ nơi nào có yêu thương thì nơi đó mới có Chúa (x.Ga 13,35). Và cũng chỉ nơi nào có sự hiệp nhất thì Chúa mới hiện diện ở nơi ấy (x.Mt 18,20).

Vì vô cảm là bệnh không có trong danh mục của ngành y nên cũng chẳng thể nào nghiên cứu ra thuốc để mà chữa trị. Nhưng với người Kitô hữu chúng ta, cách riêng là các tu sĩ, chúng ta lại được diễm phúc có được phương thuốc kỳ diệu mà Chúa ban để chữa trị căn bệnh đó. Sống yêu thương thì không gì là không thể. Không chỉ sống yêu thương một cách bình thường như mọi người vẫn sống, mà Chúa đòi hỏi chúng ta phải sống yêu thương triệt để hơn nữa (x.Lc 6,27-36), và hoàn hảo đến mức “yêu như Thầy đã yêu anh em" (x.Ga 13,34). Sống yêu thương, quảng đại, tha thứ là bài thuốc quý giá và hữu hiệu hơn mọi phương dược mà trần gian này cung cấp cho chúng ta, để giúp chúng ta có thể chữa trị được căn bệnh vô cảm ngày càng một lan rộng như hiện nay. Các tu sĩ là những người được mời gọi "lội ngược dòng" với thế gian, thì cũng phải là những người tiên phong để dùng bài thuốc mà Thầy Giêsu đã dạy chúng ta:

Hãy yêu như Chúa yêu".

Bài viết chỉ với mục đích là giúp những người đang sống trong đời thánh hiến đặt mình trước sự hiện diện của Chúa và tự vấn về lối sống của mình trước vấn nạn vô cảm, đồng thời trả lời cho câu hỏi: Tôi đang sống với anh chị em tôi như thế nào mà thôi.

Giọt Pha Lê, Học viện Thần học Têrêsa Avila

***+***
xkta
lpv
gkpv
tvcv
***+***
ra khoi
lnth
LIÊN KẾT

 

 

 

11.jpg 8.jpg 9.jpg 10.jpg 13.jpg
PAGE FACEBOOK
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập426
  • Máy chủ tìm kiếm26
  • Khách viếng thăm400
  • Hôm nay39,400
  • Tháng hiện tại899,761
  • Tổng lượt truy cập78,903,212
Copyright © 2022 thuộc về Tòa Giám Mục Bùi Chu
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Bùi Chu
Địa chỉ: Xuân Ngọc - Xuân Trường - Nam Định

Email: bttbuichu@gmail.com

Chúng tôi trên mạng xã hội

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây