Lời Chúa hôm nay cho thấy sự tương phản của dân chúng thời Chúa Giêsu và thời các tông đồ. Cả hai bài đọc nói đến thuận lợi của trò, bất lợi của Thầy; thành quả của trò, thất đoạt của Thầy.
Thật thú vị, ngoài gia phả của Chúa Giêsu, Thánh Kinh còn có gia phả của Ađam! Không tin, bạn hãy đọc Sáng Thế chương 5! Cả hai tạo nên một tương phản nổi bật; gia phả của Ađam là hồ sơ về cái chết; của Chúa Giêsu, là sự sống! Một bên, các từ “rồi chết”, “rồi chết”; bên kia, “sinh ra”, “sinh ra” xuất hiện hàng chục lần.
Ánh sáng và bóng tối, hai thực thể tương phản sống động sẽ là chủ đề cho những suy tư của chúng ta. Thánh Gioan nói, “Ánh sáng chiếu soi bóng tối, và bóng tối đã không diệt được ánh sáng”. Những lời này cho thấy cách thức tiếp cận độc đáo Thánh Gioan đã áp dụng để giới thiệu Chúa Giêsu, “Ngôi Lời” là ‘ánh sáng cư ngụ giữa chúng ta’, giữa một thế giới tối nhiều hơn sáng.
Bài Tin Mừng theo thánh Lu-ca hôm nay có những điểm khác với bài giảng Tám Mối Phúc của thánh Mát-thêu (Mt 5,1-12). Theo Tin Mừng thánh Mát-thêu, Chúa Giê-su công bố Tám Mối Phúc trên núi, còn theo Tin Mừng thánh Lu-ca, Chúa Giê-su giảng ở dưới núi, với sự tương phản rõ rệt giữa bốn mối phúc và bốn mối họa.
Phụng vụ Lời Chúa hôm nay cho thấy sự tương phản giữa lòng dạ của con người và tâm tưởng của Đấng dựng nên nó. Thiên Chúa, Đấng từ bi vô lượng, Đấng làm tươi mới mọi sự, ban cho con người sự sống, năm tháng và thời gian; đang khi phàm nhân, cụ thể là những biệt phái, lại quá khắt khe với đồng loại, chỉ vì “Lòng người quá hẹp hòi; lòng trời mãi bao la”.
Đoạn Tin mừng hôm nay (x. Mc 8, 34-9,1) nối tiếp bài Tin mừng hôm qua nhấn mạnh về niềm tin của Phêrô. Trong một sự tương phản nổi bật, Thánh Máccô cho chúng ta thấy phản ứng của cùng một Phêrô khi Chúa Giêsu tỏ cho các môn đệ thấy rằng Ngài sẽ phải chịu đau khổ tại Giêrusalem, bị giết hại và sẽ sống lại. Ông Phêrô kéo Chúa Giêsu ra một nơi và can ngăn Chúa.
Chúng ta có thể mường tượng ra cảnh tượng hỗn độn, ồn ào của đám đông ấy với sự tương phản về vai trò, địa vị, tình trạng sức khỏe, sắc tộc Do thái hay dân ngoại, tâm trạng vui mừng hay cả bầu khí thù nghịch nữa. Nhưng vượt trên tất cả những điều ấy vẫn là sức thu hút của Đức Giêsu đối với dân chúng.
Trong lãnh vực sân khâu và điện ảnh, các nhà soạn kịch và đạo diễn không thể bỏ qua một nguyên tắc bất di bất dịch đó là triển khai tác phẩm nghệ thuật của mình qua định luật tương phản xoay quanh các nhân vật phản diện và chính diện. Với định luật này, chưa cần đi vào những tình tiết đa phức đối với nhân vật chính của mình mà chỉ cần tập trung xoáy sâu vào nhân vật phản diện thì ngay lập tức nhân vật chính diện được mang đậm dấu ấn đối với khán giả khi thưởng thức tác phẩm.
Những người này có thể xếp thành hai cấp bậc: tội lỗi và đạo đức, trí thức và bình dân. Nhưng sự khác biệt về thân phận và địa vị chưa phải là tâm điểm đáng chú ý. Ngay từ những câu đầu tiên, thánh sử đã giúp cho chúng ta nhận thấy có sự tương phản rõ nét giữa hai thành phần thính giả đang nghe lời giảng dạy của Đức Giêsu hôm ấy (x. Lc 15, 1-2).
Thinh lặng có khi là một bức tranh sáng tối trên cùng một bề mặt, có lúc lại là một bức tranh hai mặt tương phản : mặt trước với những màu sắc hỗn độn, nhưng mặt sau lại là cảnh hoàng hôn bên sóng lặng ; mặt trước với những cảnh bạo tàn, thương đau, nhưng mặt sau lại là cảnh bình yên của thôn quê ; mặt trước như một bức tranh đầy đam mê, lôi cuốn, nhưng mặt sau lại là cảnh giản dị, đạm bạc…. Nhìn ra giá trị cao quý của thinh lặng là một nhãn quan tinh tế cần có một kinh nghiệm nội tâm.
ĐTC Phanxicô đã đọc Kinh Truyền Tin vào ngày Chúa Nhật đầu tiên của năm mới tại quảng trường thánh Phê-rô. Sau khi đọc bài Tin Mừng, ĐTC nhấn mạnh đến sự tương phản đến kinh ngạc giữa quà tặng tình yêu trong Mầu nhiệm Nhập thể của Thiên Chúa và việc từ chối đón nhận Ngài của con người.
Sự khiêm nhường nơi Thiên Chúa nằm trong máng cỏ, và sự bình dị nơi Ngài tương phản với suy tưởng loài người. ĐTC nói “Hài Nhi Giê-su quả là một Mầu nhiệm cao vời! Thiên Chúa là Đấng khiêm hạ, còn chúng ta luôn kiêu ngạo nghĩ mình vĩ đại trong khi chúng ta chỉ là hư vô trước mặt Ngài. Thiên Chúa là Đấng vĩ đại, nhưng Ngài đã khiêm hạ trong thân phận một trẻ thơ”.