Trở nên người "phong hủi" thời đại

Thứ bảy - 18/09/2021 20:42  940
1621008937735 16210352884151991504554Thời xưa, tôi cũng có một số cô gái theo đuổi, còn thời điểm xôn xao này thì tôi lại bị "Cô Vy" đuổi theo. Cả thời gian ở cách ly khi về nước, lúc nằm viện và cách ly sau nằm viện là gần ba tháng ở 5 địa điểm khác nhau. Do đó, đứa em gọi tôi là ĐẠI SỨ CÁCH LY cũng không sai.

Trong đại dịch này, tôi có nhiều trải nghiệm với các cảm nghiệm khác nhau cả vui lẫn buồn. Giờ đây, tôi xin đề cập tới cái cảm nghiệm mà tôi nghĩ không ít người cũng đã đang và sẽ trải qua. Đó là trải nghiệm thế nào là cảm giác của người phong hủi thời xưa, nhất là trong thời Chúa Giêsu.

Bên Philippines về, từ sân bay Cần Thơ người ta đưa bọn tôi về khu cách ly ở Sóc Trăng. Cán bộ phục vụ mặc đồ bảo hộ cẩn thận và chỉ tiếp xúc với chúng tôi khi có việc trong khi giữ khoảng cách an toàn vì chúng tôi bị coi như người có thể đã mang trong mình bệnh "phong hủi". Mỗi lần xét nghiệm là tất cả không ngủ, đợi nửa đêm xem có xe cấp cứu đến để đưa người nào đi không. Trong khu cách ly, mỗi lần có người bị lây chéo là mọi người buồn cho người bị và buồn cho chính mình vì phải ở thêm rất nhiều nhiều ngày. Và một ngày nọ, tôi được gọi tên, được phát đồ bảo hộ và đi xe riêng. Tôi đã bị lây chéo sau khi ở ăn cơm "trại" được gần một tháng, do sau hai tuần đầu ở cách ly, một thầy cùng phòng bị dương tính. Cũng như những người F0 khác, tôi được đem đi nơi khác, chả ai dám đền gần để chia buồn hay nói lời tạm biệt mà chỉ đứng xa xa. Tôi ngồi một mình trên xe, tách biệt hẳn với tài xế và không rõ chính xác sẽ được đem đi đâu, trong khi người dân hai bên đường thì xôn xao chỉ trỏ và đứng gọn vào vì sợ những người "phong hủi" thời hiện đại.

Bệnh khác thì nằm viện còn có người vào thăm, còn đối với bệnh này thì điều ấy là không được phép. Tôi nằm một mình trong phòng bệnh, các nhân viên bệnh viên đưa cơm hay các vật dụng khác thì để ở bàn cách đó xa xa và mọi liên lạc thì qua nhóm Zalo chứ không nói chuyện trực tiếp. Ở viện không có wifi, tôi dùng 3G nhưng 3G rất yếu. Tôi gọi tổng đài thì họ xin lỗi vì nhân viên không thể vào khu vực bệnh viện đang điều trị Covid để kiểm tra tín hiệu nhà mạng được.

Sau khi khỏi, tôi được ra viện, và lại mặc đồ bảo hộ kín mít, một mình trên xe và họ chở tới chỗ cách ly khác. Lúc xe chạy vào khu vực heo hút, nhiều cây, tôi dù đã ra viện, vẫn có trải nghiệm mình như phong khi xưa bị đem ra chổ riêng biệt. Dịp ấy, tôi ở cách ly một mình một phòng tại trại quân đội thêm một tuần. Các anh lính phục vụ đưa cơm ba bữa một ngày với sự tuân thủ quy tắc chống dịch. Có lần khi đưa cơm, họ thấy tôi đứng ngoài cửa thì nhắc tôi đi vào phòng rồi họ để ở bàn xa xa.

Khi mọi sự ổn, tôi được cho về nhà. Ngoài việc đi máy bay phải đi chung, còn lại tôi thuê xe đi một mình ra sân bay Cần Thơ và từ sân bay Nội Bài về nhà. Tiền đi xe taxi gấp mấy lần tiền vé bay. Và rồi tôi được yêu cầu tự cách ly 21 ngày ở nhà. Tôi đã ở nhờ nhà chú thím khi họ đi làm xa hết. Dù thông tin tôi bị nhiễm bệnh được giữ khá kín, nhưng ngay cả với người không biết tôi đã bị Covid nhưng họ thấy tôi ở khu cách ly về là sợ lắm rồi. Thường thì sẽ hỏi thăm, nhưng đằng này khi thấy tôi thì họ quay mặt đi. Nhất là mấy ngày đầu, dù gia đình, họ hàng và một số người vẫn quan tâm, nhưng có lúc tôi có cảm xác xa lạ ngay trên quê hương... Có hôm bên nhà mẹ tôi đang ở hỏng máy bơm, mẹ tôi gọi chú thợ trong xã tới sửa nhưng họ tưởng tôi đang cách ly tại nhà đó, họ sợ và từ chối.

Cuối cùng, sau tất cả nhiều lần xét nghiệm âm tính PCR, tôi đã được hoà nhập với cộng đồng.

Như vậy, tôi đã có được phần nào cảm giác của người phong hủi khi xưa, khi bị mọi người xa lánh... Tạ ơn Chúa đã cho tôi có được trải nghiệm quý giá ấy. Nếu bạn rơi vào cảm giác như vậy bạn sẽ làm gì?

Thiết nghĩ mọi người nên có thái độ cởi mở hơn với người nhiễm bệnh hay những người từng tiếp xúc gần với họ. Thật ra phòng bệnh là tốt, nhưng đừng tỏ thái độ coi người bệnh như cái gì ghê tởm. Dĩ nhiên cần giữ khoảng cách an toàn, nhưng đứng từ xa khi thấy họ, trao cho họ ánh mắt cảm thông, cái vẫy tay chào hay lời động viên, thăm hỏi ngắn gọn thì chẳng nhiễm bệnh được đâu mà lại làm cho họ vui hơn, đủ sức chiến đấu chống lại bệnh tật.

Ngoài ra, đối với chính những người F0 hay F1, họ cũng nên cố gắng vui vẻ chấp nhận việc bị tách riêng ra để đảm bảo quy tắc chống dịch, đảm bảo an toàn cho toàn xã hội.

Cũng vậy, khi ai đó có cảm giác như vậy, đừng suy nghĩ quá nhiều. Bởi vì đó là cảm giác tâm lý tự nhiên của con người. Hãy cố gắng kết hiệp với sự cô đơn của Chúa xưa trên thập giá. Hãy dùng thời gian một mình ấy để thinh lặng, suy tư, cầu nguyện nhiều hơn và học một thứ gì đó trên mạng...

Dịch vẫn còn đang lan tràn. Nhiều người nhiễm, không ít người không qua khỏi nhưng cũng rất nhiều người đã khỏi bệnh. Vậy nên các bạn đừng quá hoang mang lo lắng, hãy tin tưởng, phó thác cho Chúa; hãy rộng tay chia sẻ cho những ai đang gặp khó khăn nhất là tại các nơi đang bị phong toả, giãn cách.

Chúc các bạn bình an!

Tác giả: Vi Vu

***+***
xkta
lpv
gkpv
tvcv
***+***
ra khoi
lnth
LIÊN KẾT

 

 

 

11.jpg 8.jpg 9.jpg 10.jpg 13.jpg
PAGE FACEBOOK
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập427
  • Máy chủ tìm kiếm88
  • Khách viếng thăm339
  • Hôm nay76,182
  • Tháng hiện tại736,775
  • Tổng lượt truy cập70,764,532
Copyright © 2022 thuộc về Tòa Giám Mục Bùi Chu
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Bùi Chu
Địa chỉ: Xuân Ngọc - Xuân Trường - Nam Định

Email: bttbuichu@gmail.com

Chúng tôi trên mạng xã hội

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây