Đôi nét về ơn gọi linh mục của Nhóm 29

Thứ năm - 01/12/2016 23:32  10566
Sáng nay, ngày 02 tháng 12 năm 2016, tôi gặp một cha cố 76 tuổi đời và 53 tuổi linh mục trong nhóm các linh lớp 29. Nghe ngài nói chuyện về ơn gọi linh mục của ngài và của một số anh em linh mục cùng lớp với ngài, tôi thực sự cảm động và muốn chia sẻ lại với mọi người. Hơn nữa, ngày mồng 08 tháng 12 là ngày kỉ niệm 53 năm chịu chức linh mục của các ngài, tôi muốn được mọi người nhớ đến và cầu nguyện cách đặc biệt cho các ngài nên cũng muốn viết đôi dòng.
 

Ngài sinh ra và lớn lên trong một giáo họ nhỏ thuộc một làng quê nghèo vào năm 1940. Một lần kia cha xứ về dâng lễ tại giáo họ. Vì nhà phòng (nhà Mục vụ) của giáo họ bị sập, không có chỗ cho cha và mấy thầy giúp việc nghỉ, nên cha vào nhà ông bà cố nghỉ. Lúc ấy cậu bé kia mới chỉ trên dưới 10 tuổi. Được cha xứ hỏi có muốn giúp lễ không, cậu trả lời rằng cậu rất thích. Sau cái ngày ấy, trong cậu xuất hiện ý nghĩ muốn được đi tu làm linh mục.

Thế rồi ý Chúa thật nhiệm mầu! Vài hôm sau, cha xứ cho người về giáo họ thông báo rằng: cháu nào muốn đi tu thì ghi tên. Thế là ý nghĩ muốn đi tu của cậu đã dần trở thành hiện thực. Cậu vui mừng và theo cha về Toà Giám mục cùng với 27 bạn nữa. Lần đầu tiên từ làng quê xa xôi về nhà Chung, được gặp Đức cha giáo phận, cậu như thấy thiên đàng. Cậu được nhận vào Tiền Chủng viện. Những tháng năm học hành, sinh hoạt, ăn uống, nghỉ ngơi ở đây thật không dễ như ở nhà, nhưng vì lòng yêu mến ơn, cậu vẫn miệt mài cần mẫn.

Những năm sau cách mạng tháng Tám, giáo phận mỗi ngày gặp nhiều thử thách hơn. Việc đào tạo trong Tiểu Chủng viện, rồi đến Đại Chủng viện gặp nhiều bất lợi. Chính quyền trục xuất các chủng sinh, không cho phép giáo phận mở trường dạy học, rất nhiều tiểu chủng sinh bị yêu cầu trở về quê. Trong hoàn cảnh như thế, Đức cha Giuse đã khôn ngoan ghi tên một số chú có ơn gọi đẹp vào danh sách các tu sĩ để tiếp tục âm thầm đào tạo vì bấy giờ, nhà nước chưa cấm đào tạo các tu sĩ.

Dẫu cho mọi sự không dễ dàng, thậm chí khó khăn chồng chất, nhưng Chúa quan phòng, một số tiểu chủng sinh được lên Đại Chủng viện, được học triết học và thần học. Vì lúc đó, các chủng sinh không học Đại học, và học tại nhà chung từ nhỏ nên khoảng 18, 19 tuổi, các chú đã vào Đại Chủng viện và là chủng sinh. Vào năm 1958, các chủng sinh được học triết học 2 năm, rồi học thần học 4 năm. Tuy nhiên, vì thời cuộc mỗi lúc một nghiêm ngặt với việc đào tạo ơn gọi nên cho dù các chủng sinh lúc ấy mới chỉ 22, 23... tuổi và chưa học hết chương trình thần học, Đức cha Giuse đã phải bàn bạc với Hội đồng Linh mục quyết định cho các thầy chịu chức.

Để có thể làm được việc này, Đức cha đã phải làm đơn xin chuẩn tuổi và chuẩn chương trình học cho các chủng sinh, để họ được phong chức dưới tuổi 25 theo Giáo luật và chưa hoàn tất chương trình Đại Chủng viện. Toà thánh đã chuẩn y đơn của Đức cha Giuse, cho phép ngài phong chức cho các ứng sinh còn quá trẻ về độ tuổi, về trình độ học vấn, và về kinh nghiệm mục vụ. Ngày 08 tháng 12 năm 1963, Đức cha đã phong chức linh mục cho 29 thầy mà ngày nay mọi thành phần trong giáo phận vẫn gọi các cha bằng cái tên rất thân thương “Quý cha lớp 29”.

Tạ ơn Chúa, tưởng rằng các cha còn quá trẻ, chưa học hết chương trình, thiếu kinh nghiệm, chưa lãnh đạo bao giờ sẽ chẳng làm được việc gì nên hồn, nhưng lạ lùng thay nhờ ơn Chúa, cha nào cũng chu toàn được phận sự của mình. Có lẽ ít người biết rằng ngay sau khi chịu chức, chỉ có 11 cha được phép đi nhận xứ vì chính quyền cho là có lý lịch tốt, còn lại 10 bị trục xuất về nhà, 8 cha trong danh sách xem xét. Tám cha trong danh sách bị xem xét phải ở lại Toà Giám mục và được Đức cha sai ra làm việc tại nhà thờ Chính toà Bùi Chu. Mỗi cha chịu trách nhiệm một mảng: cha coi thiếu nhi, cha coi trung binh, cha coi hội hát, cha coi gia trưởng... Nhờ thế mà các cha được tiếp tục trau dồi về kiến thức thần học, kinh nghiệm mục vụ...

Mừng một điều là dẫu cho hoàn cảnh khó khăn đặc biệt như thế, song các cha vẫn nhiệt tình hăng say với thiên chức linh mục, với sứ mạng được trao phó. Hình như chẳng có cha nào sợ bị bắt, bị đi tù, phải chịu cực khổ vì Phúc âm, vì Chúa Kitô. Quả thật là như vậy vì trong số 29 cha, ba cha đã phải cưỡng bức sống cách ly và trong đó có cha đã phải sống như thế 17 năm, từ năm 1980 đến 1997. Sau khi được trả về, các cha lại vui vẻ nhiệt thành phụng sự Chúa và phục vụ Giáo hội.

Hành trình ơn gọi linh mục của mỗi người mỗi khác, song ai nấy luôn cố gắng trung thành. Có người ơn gọi thật dễ dàng, có người hành trình ơn gọi thật chông gai. Có người làm linh mục không quá khó khăn, nhưng nhiều người làm linh mục và thi hành sức mạng mục tử thật vất vả. Tuy nhiên, Chúa luôn ban đủ ơn để các linh mục chu toàn sứ mạng được trao phó, dù sứ mạng ấy nặng hay nhẹ, thuận lợi hay khó khăn. Mong cho các linh mục luôn cảm nhận được niềm vui ơn cứu độ để luôn hết mình phục vụ Chúa và con người.

Tác giả: Lm. Giuse Nguyễn Văn Toanh

***+***
xkta
lpv
gkpv
tvcv
***+***
ra khoi
lnth
LIÊN KẾT

 

 

 

11.jpg 8.jpg 9.jpg 10.jpg 13.jpg
PAGE FACEBOOK
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập137
  • Máy chủ tìm kiếm73
  • Khách viếng thăm64
  • Hôm nay32,848
  • Tháng hiện tại1,022,018
  • Tổng lượt truy cập79,025,469
Copyright © 2022 thuộc về Tòa Giám Mục Bùi Chu
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Bùi Chu
Địa chỉ: Xuân Ngọc - Xuân Trường - Nam Định

Email: bttbuichu@gmail.com

Chúng tôi trên mạng xã hội

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây