Di dân ép buộc, nguyên do nạn buôn người

Thứ hai - 29/07/2019 08:45  1382
Đức Thánh Cha (ĐTC) Phanxicô gọi nạn buôn người là tội ác chống lại nhân loại vì nó “tạo ra một sự vi phạm bất công đối với quyền tự do và phẩm giá của các nạn nhân.” Buôn người là một dạng nô lệ. Nó liên quan đến việc bóc lột những người bị tổn thương, ép buộc họ vào lao động cưỡng bức. 
 

Theo báo cáo của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) năm 2012, có đến 21 triệu người là nạn nhân của lao động cưỡng bức. Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương chiếm số lượng lao động cưỡng bức lớn nhất trên thế giới với 11.7 triệu nạn nhân (56% trên toàn cầu).
Làm  thế nào để chống lại nạn buôn người
Một cuộc hội thảo của Cơ Quan Di Trú Quốc Gia Đài Loan về “các chiến lược chống lại nạn buôn người” được tổ chức vào ngày 25-26 tháng Bảy. Chủ tịch Caritas Quốc tế Đức Hồng Y Luis Antonio Tagle và tổng thư ký Aloysius sẽ có bài nói chuyện cùng với chuyên gia chống buôn người đến từ Caritas India.
Một môi trường buôn bán người được phất lên do các cuộc xung đột, di dân bắt buộc do khủng hoảng về khí hậu và bất bình đẳng, buôn bán tình dục, nhu cầu lao động giá rẻ và lợi nhuận có thể được tạo ra do bọn tội phạm. Aloysius John cho biết: “buôn bán người là bài toán của bất công, giải quyết vấn đề phức tạp này trước tiên chúng ta phải hỏi chính mình tại sao người ta lại phải ra đi và đâu là nguyên nhân chính khiến họ rời bỏ quệ hương, căn nhà và gia đình của mình và đi đến một nơi không biết. Chính tại đây họ trở thành con mồi cho kẻ buôn người không còn lương tri. 
Theo dõi dữ liệu
Xử lý nạn buôn người có nghĩa là giải quyết gốc rễ, đưa ra các biện pháp phòng ngừa, giúp các nạn nhân và bảo đảm con đường pháp lý an toàn cho việc di cư. Uỷ Ban Toà Thánh về Sự Phát Triển Con Người Toàn Diện đã đưa ra Hướng Dẫn Mục Vụ về Nạn Buôn Người, nhấn mạnh đến tầm quan trọng  của việc lên tiếng và tố giác nỗi đau khổ của triệu người bị mua đi bán lại cho chủ lao động và khai thác. Trong một sáng kiến, Caritas và các tổ chức khác của Giáo Hội đã phát triển những dự án chống lại nạn buôn người dọc theo các tuyến đường di cư của ba quốc gia: Malawi, Eswatini (Swaziland) and Nam Phi.
Dự án sẽ nâng cao nhận thức ở mức cơ bản và cho phép các cộng đồng bảo vệ lấy chính mình, đồng thời xác định và giải quyết các nhu cầu của nạn nhân. Điều này cũng sẽ tạo ra một sự hiểu biết tốt hơn về nạn buôn người và những thách thức về những sáng kiến chống lại nạn buôn người ở Châu Phi. Caritas đang thu thập dữ liệu quý giá để hiểu rõ hơn về xu hướng và nhu cầu của những người sống sót, và dùng những thông tin đó để giúp chính phủ thực thi luật pháp tốt hơn cũng như có sự hỗ trợ tốt hơn cho các nạn nhân. 
Chuỗi cung ứng
Nhiều người và giới truyền thông sẽ xác định nạn buôn người với việc bắt cóc và buôn bán phụ nữ và trẻ em vào ngành công nghiệp tình dục. Và nạn buôn bán người để khai thác tình dục vẫn là dạng thức được phát hiện nhiều nhất. Theo ILO, mỗi năm buôn bán người mang lại lợi nhuận $150 tỉ. Trong khi hai phần ba được thực hiện dưới dạng thức khai thác tình dục thương mại, còn lại do khai thác lao động cưỡng bức, chẳng hạn như công việc nội trợ và nông nghiệp

 

Lao động cưỡng bức đang được đổ vào lấp đầy tình trạng thiếu lao động khắp nơi theo chuỗi cung ứng. Chẳng hạn, lao động nhập cư ở Đông và Nam Á trong lĩnh vực may mặc dễ bị cưỡng bức lao động và bóc lột sức lao động, bao gồm cả thời gian làm việc và tăng ca, đặc biệt trong thời điểm nhu cầu tiêu thụ cao. “Không có ai có thể rửa tay mà theo một cách nào đó lại không đồng loã với tội ác chống lại nhân loại này.” ĐTC Phanxicô phát biểu vào tháng 02 năm 2019, Caritas đang kêu gọi các doanh nghiệp và cá nhân điều tra chuỗi cung ứng của các sản phẩm họ mua, có mã vạch của các sản phẩm và làm việc với các nhà cung ứng và nhân viên của họ để đảm bảo việc tuân thủ. Điều này cũng sẽ bảo đảm các nhà cung ứng không sử dụng lao động cưỡng bức. 
Chuyển ngữ: BTT – Caritas Việt Nam
Nguồn: Caritas Quốc Tế
***+***
xkta
lpv
gkpv
tvcv
***+***
ra khoi
lnth
LIÊN KẾT

 

 

 

11.jpg 8.jpg 9.jpg 10.jpg 13.jpg
PAGE FACEBOOK
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập366
  • Máy chủ tìm kiếm67
  • Khách viếng thăm299
  • Hôm nay32,848
  • Tháng hiện tại1,021,257
  • Tổng lượt truy cập79,024,708
Copyright © 2022 thuộc về Tòa Giám Mục Bùi Chu
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Bùi Chu
Địa chỉ: Xuân Ngọc - Xuân Trường - Nam Định

Email: bttbuichu@gmail.com

Chúng tôi trên mạng xã hội

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây