Maximum illud là một tông thư (apostolic letter) do đức giáo hoàng Bênêđictô XV ban hành ngày 30/11/1919. Theo truyền thống, tựa đề của tông thư lấy cụm từ đầu tiên của văn kiện trong tiếng Latinh;Maximum illud, có nghĩa là “hết sứcquan trọng đó”. Văn kiện mở đầu bằng lời hiệu triệu “Maximum illudsanctissimumquemunus …: Nhiệm vụ hết sức quan trọng và thánh thiện đó…”Đây chính là điều được tìm thấy ở Marcô 16,15: “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ và rao giảng Tin Mừng cho mọi thụ tạo”.
Tông thư xác định các nguyên tắc và ưu tiên của sứ vụ truyền giáo, nhấn mạnh tới việc loại bỏ tâm thức quy Ấu Châu (lấy Âu Châu làm tâm điểm, Eurocentric) và não trạng thực dân. Đức thánh cha đề nghị việc quý trọng sự khác biệt về văn hóa, tách rời sứ vụ của Giáo hội khỏi các liên minh chính trịvà nhấn mạnh tới nhu cầu phát triển nhân sự cho các giáo hội địa phương bằng việc giúp họ có hàng giám mục và linh mục độc lập với các nhà thừa sai. Nói theo Đức hồng y Fernando Filoni, đó là “Giáo hội không còn bao giờ liên quan đến thực trạng của thời đó là đề cao nhiều chủ nghĩa quốc gia và tham vọng cổ võ một dạng thực dân nào đó qua tôn giáo; kiểu liên minh như thế phải được loại bỏ”. Nhà thừa sai Công giáo phải hiện diện như là sứ giả của Chúa Kitô, chứ không phải là sứ giả của quốc gia mình.
Dù không phải là một thông điệp (encyclical) nhưng tông thư này cũng được coi như là một trong năm văn kiện Tòa thánh củng cố vai trò của sứ vụ truyền giáo của Giáo hội từ 1919 đến 1959. Bối cảnh
Vào hậu bán thế kỷ thứ 19, Tòa thánh nhận thấy nhu cầu phải củng cố việc điều hành và tinh thần truyền giáo. Đức giáo hoàng Lêô XIII và đức giáo hoàng Piô X đã nỗ lực tìm cách hạn chế quyền hành của Bộ Truyền Bá Đức Tin lúc bấy giờ đang chịu ảnh hưởng của Pháp. Frédéric-Vincent Lebbe, Nhà truyền giáo người Bỉ tại Trung Quốc, đã đấu tranh cho việc bổ nhiệm các giám mục bản quốc thay cho các giám mục thừa sai người Pháp. Ngài hội nhập văn hóa Trung Hoa từ khi chịu chức vào năm 1901, học ngôn ngữ và ăn mặc theo trang phục địa phương. Ngài phê bình nhiều tổ chức ngoại quốc vì tìm cách kiểm soát giáo hội Công giáo bản địa để tìm lợi cho quốc gia của mình. Ngài đưa ra khẩu hiệu “Hãy trả Trung Quốc về cho người Trung Quốc và người Trung Quốc sẽ đến với Chúa Kitô”.
Cũng vào thời điểm đó, sự tranh giành quyền lực của ChâuÂu tại ChâuPhi và ChâuÁ tạo ra những thách đố cho công cuộc truyền giáo. Thế chiến thứ nhất đã chấm dứt quá khứ thực dân, hiệp ước Versailles đặt các sứ lệnh dưới thẩm quyền của Liên Hiệp các Quốc gia như báo trước sự chấm dứt của chế độ thực dân.
Nội dung
Đức thánh cha hồi tưởng lại các vị tông đồ Phúc Âm vĩ đại, đã cống hiến rất lớn cho việc mở rộng sứ vụ truyền giáo. Ngài thẩm định lại tình hình truyền giáo thời ấy. Trước hết, ngài hướng đến các vị giám mục và bề trên là những người có trách nhiệmnhiều hơn đối với công cuộc truyền giáo, nhất là lưu tâm đến nhu cầu phải đào tạo hàng giáo sĩ địa phương. Các nhà thừa sai Công giáo cần nhớ rằng mục tiêu của họ mang tính thiêng liêng nên cần thực thi một cách quảng đại, vô vị lợi.
Đức thánh cha cũng nhấn mạnh đến việc cần thiết phải chuẩn bị trước khi lên đường truyền giáo về hiểu biết văn hóa và kỹ năng ngoại ngữ. Ngài cũng nêu bật tầm quan trọng của việc không ngừng thánh hóa bản thân và ca ngợi sự dấn thân vô vị lợi của các nữ tu trong cánh đồng truyền giáo. Truyền giáo không phải là công việc dành riêng cho các nhà thừa sai; mọi Ki tô hữu đều phải tham gia vào sứ vụ thánh thiêng và quan trọng này, bằng lời cầu nguyện, nâng đỡ ơn gọi, giúp đỡ tài chính. Văn kiện kết thúc với việc biểu dương nhiều tổ chức đã cổ võ và chỉ đạo các hoạt động truyền giáo trong Giáo hội Công giáo.
Trong khi ghi nhận rằng Chiến Tranh Thế Giới I đã kết thúc, Đức Thánh Cha nhắc lại lệnh truyền trong Sách Thánh: hãy đi đến tận cùng trái đất và rao giảng Tin Mừng. Ngài nhắc lại gương sáng của thánh Phanxicô Xavier tại Ấn Độ và thánh Bartolomé de las Casas tại Mỹ Châu cũng như một số nhà truyền giáo khác để cho thấy rằng mọi cá nhân đều có thể phục vụ Thiên Chúa. Nhiều chứng nhân đã chịu tử đạo vì đức tin và nhiều người khác đã sống như những vị thánh. Vì thế, “bất cứ ai nghiên cứu những sự kiện của trang sử tuyệt vời này không thể không cảm thấy bị ấn tượng sâu xa rằng: bằng tất cả những nỗi vất vả đáng sợ mà các nhà truyền giáo của chúng ta đã trải qua để mở mang đức tin, sự sốt sắng tuyệt vời mà họ đã chứng tỏ, và vô vàn những gương sáng về sự sự dũng cảm chịu đựng mà họ đã cống hiến cho chúng ta. Và bất cứ ai suy gẫm về những sự kiện này thì không thể không choáng váng khi thấy rằng ngay bây giờ, trên thế giới vẫn còn những đám đông vô kể những con người đang ở trong chốn tối tăm và trong bóng tối sự chết” (MI 6).
Ngài cũng nhấn mạnh đến nhu cầu cấp thiết của việc đào tạo hàng giáo sĩ địa phương để mở rộng công cuộc truyền giáo: “Còn một điểm cuối cùng và rất quan trọng đối với bất cứ ai chịu trách nhiệm một công cuộc truyền giáo. Họ phải đặc biệt quan tâm tới việc bảo đảm và đào tạo các ứng sinh cho thừa tác vụ thánh. Hi vọng lớn nhất của các giáo hội tân lập hệ tại điều này. Bởi vì người linh mục địa phương là một với đồng bào mình do sinh quán, bản tính, các mối đồng cảm và các khát vọng, nên họ đặc biệt hiệu quả trong việc tác động đến lối suy nghĩ của dân chúng và nhờ đó lôi kéo dân đến với đức tin. Hơn bất cứ ai khác, họ biết dân sẽ dễ dàng nghe theo kiểu lý luận nào, và do đó họ có thể dễ dàng đi đến những nơi mà một linh mục ngoại quốc khó có thể được chấp nhận” (MI 14).
Vài nhận định
Điểm tích cực thứ nhất là văn kiện nhấn mạnh đếnđặc tính thánh thiêng của công việc truyền giáo. Truyền giáo là sứ mệnh “quan trọng và thánh thiện” (MI 1 và 18), nên cần được thực hiện với ý hướng thánh thiêng tinh ròng (MI 18) và bởi những con người thánh thiện (x. MI 26): “Nhưng có một thuộc tính không thể thiếu đối với những người bước vào đời sống tông đồ. Một điều tối quan trọng và thiết yếu, đó là họ phải có đời sống thánh thiện. Bởi vì ai rao giảng Thiên Chúa thì bản thân họ phải là một người của Chúa. (…) Giảng bằng gương sáng thì hiệu quả hơn nhiều so với giảng bằng lời, đặc biệt khi giảng cho những người không tin, họ có dễ bị ấn tượng bởi những gì mắt họ nhìn thấy hơn là bằng những lý luận được trình bày cho họ”.
Điểm tích cực thứ đến là quan tâm tới việc đào tạo hàng giáo sĩ bản địa. Sứ điệp của ĐTC BênêđictôXV đã mở đường cho lãnh vực này khi coi đó là “một bổn phận rất quan trọng và nghiêm túc” (x. MI 14-17). Các vị hữu trách “phải đặc biệt quan tâm tới việc bảo đảm và đào tạo các ứng sinh cho thừa tác vụ thánh. Hi vọng lớn nhất của các giáo hội tân lập hệ tại điều này. Bởi vì người linh mục địa phương là một với đồng bào mình do sinh quán, bản tính, các mối đồng cảm và các khát vọng, nên họ đặc biệt hiệu quả trong việc tác động đến lối suy nghĩ của dân chúng và nhờ đó lôi kéo dân đến với đức tin. Hơn bất cứ ai khác, họ biết dân sẽ dễ dàng nghe theo kiểu lý luận nào, và do đó họ có thể dễ dàng đi đến những nơi mà một linh mục ngoại quốc khó có thể được chấp nhận” (MI 14). Chính nhờ sự hiệu triệu mang tính chiến lược này mà việc thiết lập hàng giáo phẩm địa phương đã diễn tiến nhanh chóng hơn sau đó. Năm 1922, Đức Piô XI đã bổ nhiệm Khâm sứ tòa thánh tại Trung Quốc là hồng y CelsoCostantini. Chính vị khâm sứ này đã thuyết phục hai vị giám mục Châu Âu nhường vị để đi đến việc bổ nhiệm hai giám mục giám quản tông tòa người Trung Quốc vào năm 1924. Cúng chính Đức Piô XI đã nhấn mạnh về những nguyên tắc của Maximum illud trong thông điệp Rerum ecclesiae của mình (28/10/1926). Ngài cũng bổ nhiệm Giám mục bản địa đầu tiên tại Ấn Độ năm 1923 và tính đến năm 1939 thì ngài đã bổ nhiệm 40 giám mục người bản địa trên các vùng đất truyền giáo.
Tuy nhiên, sự phát triển về sau của giáo huấn Công giáo đòi hỏi phải xem xét lại quyết đoán của Maximum illud khi đưa ra mục tiêu truyền giáo nhắm tới “những người sống mà không biết đến Thiên Chúa và do đó bị trói buộc bởi những xiềng xích của sự mù tối và các ước muốn mãnh liệt của họ, bị giam cầm trong tình trạng nô lệ ghê tởm nhất, nô lệ cho Satan” (MI 31). Quan điểm của Giáo hội về các tôn giáo kháctích cực hơn kể từ Nostra aetate(Tuyên ngôn về tự do tôn giáo của Công đồng Vatican II, 1965) khi nhìn nhận các giá trị cao quý nơi các tôn giáo khác và cổ võ đối thoại liên tôn trong tinh thần thượng tôn chân lý và tôn trọng lẫn nhau.
Năm 2017, ĐTC Phanxicô đã nhắc nhớ việc kỷ niệm một trăm năm tông thư này và kêu gọi tổ chức “Tháng Truyền Giáo Đặc Biệt” vào tháng 10 năm 2019. Ngài nói rằng ĐTC Bênêđictô XV đã cổ võ một cuộc loan báo Tin Mừng “được thanh tẩy khỏi mọi âm hưởng của chủ nghĩa thực dân và tránh xa mục đích đề cao quốc gia hay xâm chiếm là những điều gây ra thảm họa”. Ngài cho rằng “Tông thư Maximum illud kêu mời chúng ta vượt qua mọi biên giới quốc gia để làm chứng, với tinh thần ngôn sứ và hào khí Tin Mừng, cho ý muốn cứu độ của Thiên Chúa ngang qua sứ mạng truyền giáo toàn cầu của Giáo hội”.
Ngoài ra, Bộ Truyền giảng Tin Mừng cho các Dân tộc cũng thể hiện cách nhìn nhận đặc biệt vềMaximum illud khi đánh giá văn kiện này như là cột mốc quan trọng cho công cuộc truyền giáo.
Chế độ bảo hộ đã hết thời, việc phân biệt “vùng truyền giáo” đã không còn chính xác. Chúng ta cần có một cuộc hoán cải mục vụ, không thể để tình hình tiếp tục như hiện tại, việc “quản trị thuần túy” hay “mục vụ bảo tồn” đã trở nên bất cập. Đặc biệt là cần thay đổi não trạng cục bộ và đề cao vai trò của người giáo dân hơn. Toàn thể Giáo hội phải thường xuyên ở trong tình trạng truyền giáo.
Ước chi việc kỷ niệm 100 năm tài liệu này sẽ giúp chúng ta không ý thức hơn về bổn phận truyền giáo, mà còn khám phá ra vinh dự lớn lao của mình khi được tham dự vào sứ mạng cứu độ của Chúa qua việc dấn thân cộng tác vào công trình lớn lao ấy!
Scaramuzzi, Iacopo. "MeseMissionariostraordinario, al via ilsito internet e la guida", La Stampa (tiếng Ý). (30/11/2018). ĐTC Phanxicô, Thư của ĐTC về việc kỷ niệm 100 năm ban hành tông thư Maximum illud, 22/10/2017. ĐTC Phanxicô, Niềm vui Tin Mừng, số 25.