Thứ Bảy Tuần Thánh cùng với Mẹ

Thứ năm - 28/03/2024 21:21  829
unnamed 7Những gì Hội Thánh tin về Mẹ, đều đặt nền tảng trên những gì đức tin đó, tin về Đức Kitô; những gì đức tin dạy về Mẹ, lại làm sáng tỏ đức tin vào Đức Kitô. Nhờ vâng phục, Mẹ đã theo Chúa đến cùng dưới chân thập giá. Sự chết: đột nhập vào trần gian qua bà Evà, thì sự sống: đến với con người nhờ Mẹ. Khi nhập thể trong lòng Mẹ, Đức Giêsu, Ađam mới, đã khởi đầu cuộc sinh hạ mới: những người con được nhận làm nghĩa tử, trong Thánh Thần, nhờ đức tin. Ước gì chúng ta luôn biết chạy đến với Mẹ Thiên Chúa, cũng là Mẹ Sầu Bi để học nơi Mẹ: gương khiêm nhường vâng phục, để thánh ý Chúa được thể hiện trong cuộc đời chúng ta.
 
Hội Thánh muốn chúng ta sùng kính Mẹ Đồng Chịu Nạn với Chúa, để chúng ta noi gương Mẹ, mà kết hợp cuộc đời đau khổ của chúng ta với Cuộc Tử Nạn của Chúa, ngõ hầu mai sau, chúng ta cùng được hưởng phúc trường sinh vinh hiển với Chúa như Mẹ. Khi chiêm ngắm sự đau thương của Chúa và của Mẹ, chúng ta không được: đồng hoá sự vâng phục của Chúa và của Mẹ, với tính thụ động, hay thuyết định mệnh, nhưng trái lại, chúng ta phải luôn biết bắt chước Mẹ: vững tiến trong cuộc lữ hành đức tin, và trung thành kết hiệp với Chúa, cho tới khi đứng dưới chân thập giá, theo đúng chương trình cứu độ của Chúa Cha.
 
Chúa đã muốn cho Thân Mẫu: đứng kề bên thập giá, mà thông phần đau khổ. Trong cuộc đời trần thế của Đức Giêsu, Mẹ đã cảm nhận nhiều nỗi thương đau. Cho đến hôm nay, Mẹ vẫn còn tiếp tục phải chịu bao đau khổ: khi chứng kiến biết bao ích kỷ, hận thù, chia rẽ, chiến tranh giữa đoàn con cái của mình. Nỗi thống khổ lớn nhất của Mẹ, chính là việc trầm luân của biết bao linh hồn đang sống trong tội lỗi, và sẽ sa xuống hoả ngục. Lời tiên tri của cụ già Simêon khi xưa vẫn rất hiện thực, vì con tim của Mẹ vẫn không ngừng bị bao lưỡi đòng đâm thấu, do chính những đứa con, mà Mẹ đã một lần sinh ra trong ân sủng.
 
Trong suốt cuộc đời của Mẹ, bên cạnh Con của mình, Mẹ đã mang lấy chiều kích Hy Tế của Thập Giá làm của mình, và Mẹ đã đi theo Chúa đến cùng: dưới chân thập giá. Dưới chân thập giá, Mẹ vẫn đứng vững, chứ không ngã quỵ. Dưới chân thập giá, Mẹ đứng lặng im, sự thinh lặng thấu tận đất trời, ôm trọn tất cả chúng sinh. Mỗi khi chúng ta biết mở lòng ra, để đón nhận những điều trái ý nghịch lòng xảy đến trong cuộc sống hằng ngày, là chúng ta đang cùng với Mẹ ôm ấp, cưu mang trong lòng thánh ý Chúa, để rồi, như Mẹ, chúng ta cũng sinh hạ Chúa cho thế giới hôm nay.
 
Vì hoàn toàn gắn bó với Thánh Ý Chúa Cha, với công trình cứu chuộc của Chúa Con, và với mọi tác động của Chúa Thánh Thần, Mẹ đã trở nên: chi thể trổi vượt và độc đáo nhất của Hội Thánh, và là “kiểu mẫu” của chúng ta. Chiêm ngắm Mẹ: đứng dưới chân thập giá, chúng ta cũng có thể nhìn ngắm chính mình: đang trên đường “lữ hành đức tin”. Mẹ đã trung thành theo Chúa đến cùng dưới chân thập giá, nên ngày nay, Mẹ đã được vinh hiển hồn xác trên trời. Ước gì vinh quang của Mẹ giãi sáng trên cuộc đời chúng ta, như dấu chỉ: lòng cậy trông vững vàng, và niềm an ủi, cho chúng ta đang lữ hành, nơi dương thế này. Ước gì được như thế!
 

 
 
Những gì Hội Thánh tin về Mẹ, đều đặt nền tảng trên những gì đức tin đó, tin về Đức Kitô; những gì đức tin dạy về Mẹ, lại làm sáng tỏ đức tin vào Đức Kitô. Nhờ vâng phục, Mẹ đã theo Chúa đến cùng dưới chân thập giá. Sự chết: đột nhập vào trần gian qua bà Evà, thì sự sống: đến với con người nhờ Mẹ. Khi nhập thể trong lòng Mẹ, Đức Giêsu, Ađam mới, đã khởi đầu cuộc sinh hạ mới: những người con được nhận làm nghĩa tử, trong Thánh Thần, nhờ đức tin. Ước gì chúng ta luôn biết chạy đến với Mẹ Thiên Chúa, cũng là Mẹ Sầu Bi để học nơi Mẹ: gương khiêm nhường vâng phục, để thánh ý Chúa được thể hiện trong cuộc đời chúng ta.
 
Hội Thánh muốn chúng ta sùng kính Mẹ Đồng Chịu Nạn với Chúa, để chúng ta noi gương Mẹ, mà kết hợp cuộc đời đau khổ của chúng ta với Cuộc Tử Nạn của Chúa, ngõ hầu mai sau, chúng ta cùng được hưởng phúc trường sinh vinh hiển với Chúa như Mẹ. Khi chiêm ngắm sự đau thương của Chúa và của Mẹ, chúng ta không được: đồng hoá sự vâng phục của Chúa và của Mẹ, với tính thụ động, hay thuyết định mệnh, nhưng trái lại, chúng ta phải luôn biết bắt chước Mẹ: vững tiến trong cuộc lữ hành đức tin, và trung thành kết hiệp với Chúa, cho tới khi đứng dưới chân thập giá, theo đúng chương trình cứu độ của Chúa Cha.
 
Chúa đã muốn cho Thân Mẫu: đứng kề bên thập giá, mà thông phần đau khổ. Trong cuộc đời trần thế của Đức Giêsu, Mẹ đã cảm nhận nhiều nỗi thương đau. Cho đến hôm nay, Mẹ vẫn còn tiếp tục phải chịu bao đau khổ: khi chứng kiến biết bao ích kỷ, hận thù, chia rẽ, chiến tranh giữa đoàn con cái của mình. Nỗi thống khổ lớn nhất của Mẹ, chính là việc trầm luân của biết bao linh hồn đang sống trong tội lỗi, và sẽ sa xuống hoả ngục. Lời tiên tri của cụ già Simêon khi xưa vẫn rất hiện thực, vì con tim của Mẹ vẫn không ngừng bị bao lưỡi đòng đâm thấu, do chính những đứa con, mà Mẹ đã một lần sinh ra trong ân sủng.
 
Trong suốt cuộc đời của Mẹ, bên cạnh Con của mình, Mẹ đã mang lấy chiều kích Hy Tế của Thập Giá làm của mình, và Mẹ đã đi theo Chúa đến cùng: dưới chân thập giá. Dưới chân thập giá, Mẹ vẫn đứng vững, chứ không ngã quỵ. Dưới chân thập giá, Mẹ đứng lặng im, sự thinh lặng thấu tận đất trời, ôm trọn tất cả chúng sinh. Mỗi khi chúng ta biết mở lòng ra, để đón nhận những điều trái ý nghịch lòng xảy đến trong cuộc sống hằng ngày, là chúng ta đang cùng với Mẹ ôm ấp, cưu mang trong lòng thánh ý Chúa, để rồi, như Mẹ, chúng ta cũng sinh hạ Chúa cho thế giới hôm nay.
 
Vì hoàn toàn gắn bó với Thánh Ý Chúa Cha, với công trình cứu chuộc của Chúa Con, và với mọi tác động của Chúa Thánh Thần, Mẹ đã trở nên: chi thể trổi vượt và độc đáo nhất của Hội Thánh, và là “kiểu mẫu” của chúng ta. Chiêm ngắm Mẹ: đứng dưới chân thập giá, chúng ta cũng có thể nhìn ngắm chính mình: đang trên đường “lữ hành đức tin”. Mẹ đã trung thành theo Chúa đến cùng dưới chân thập giá, nên ngày nay, Mẹ đã được vinh hiển hồn xác trên trời. Ước gì vinh quang của Mẹ giãi sáng trên cuộc đời chúng ta, như dấu chỉ: lòng cậy trông vững vàng, và niềm an ủi, cho chúng ta đang lữ hành, nơi dương thế này. Ước gì được như thế!
 

 
 
Những gì Hội Thánh tin về Mẹ, đều đặt nền tảng trên những gì đức tin đó, tin về Đức Kitô; những gì đức tin dạy về Mẹ, lại làm sáng tỏ đức tin vào Đức Kitô. Nhờ vâng phục, Mẹ đã theo Chúa đến cùng dưới chân thập giá. Sự chết: đột nhập vào trần gian qua bà Evà, thì sự sống: đến với con người nhờ Mẹ. Khi nhập thể trong lòng Mẹ, Đức Giêsu, Ađam mới, đã khởi đầu cuộc sinh hạ mới: những người con được nhận làm nghĩa tử, trong Thánh Thần, nhờ đức tin. Ước gì chúng ta luôn biết chạy đến với Mẹ Thiên Chúa, cũng là Mẹ Sầu Bi để học nơi Mẹ: gương khiêm nhường vâng phục, để thánh ý Chúa được thể hiện trong cuộc đời chúng ta.
 
Hội Thánh muốn chúng ta sùng kính Mẹ Đồng Chịu Nạn với Chúa, để chúng ta noi gương Mẹ, mà kết hợp cuộc đời đau khổ của chúng ta với Cuộc Tử Nạn của Chúa, ngõ hầu mai sau, chúng ta cùng được hưởng phúc trường sinh vinh hiển với Chúa như Mẹ. Khi chiêm ngắm sự đau thương của Chúa và của Mẹ, chúng ta không được: đồng hoá sự vâng phục của Chúa và của Mẹ, với tính thụ động, hay thuyết định mệnh, nhưng trái lại, chúng ta phải luôn biết bắt chước Mẹ: vững tiến trong cuộc lữ hành đức tin, và trung thành kết hiệp với Chúa, cho tới khi đứng dưới chân thập giá, theo đúng chương trình cứu độ của Chúa Cha.
 
Chúa đã muốn cho Thân Mẫu: đứng kề bên thập giá, mà thông phần đau khổ. Trong cuộc đời trần thế của Đức Giêsu, Mẹ đã cảm nhận nhiều nỗi thương đau. Cho đến hôm nay, Mẹ vẫn còn tiếp tục phải chịu bao đau khổ: khi chứng kiến biết bao ích kỷ, hận thù, chia rẽ, chiến tranh giữa đoàn con cái của mình. Nỗi thống khổ lớn nhất của Mẹ, chính là việc trầm luân của biết bao linh hồn đang sống trong tội lỗi, và sẽ sa xuống hoả ngục. Lời tiên tri của cụ già Simêon khi xưa vẫn rất hiện thực, vì con tim của Mẹ vẫn không ngừng bị bao lưỡi đòng đâm thấu, do chính những đứa con, mà Mẹ đã một lần sinh ra trong ân sủng.
 
Trong suốt cuộc đời của Mẹ, bên cạnh Con của mình, Mẹ đã mang lấy chiều kích Hy Tế của Thập Giá làm của mình, và Mẹ đã đi theo Chúa đến cùng: dưới chân thập giá. Dưới chân thập giá, Mẹ vẫn đứng vững, chứ không ngã quỵ. Dưới chân thập giá, Mẹ đứng lặng im, sự thinh lặng thấu tận đất trời, ôm trọn tất cả chúng sinh. Mỗi khi chúng ta biết mở lòng ra, để đón nhận những điều trái ý nghịch lòng xảy đến trong cuộc sống hằng ngày, là chúng ta đang cùng với Mẹ ôm ấp, cưu mang trong lòng thánh ý Chúa, để rồi, như Mẹ, chúng ta cũng sinh hạ Chúa cho thế giới hôm nay.
 
Vì hoàn toàn gắn bó với Thánh Ý Chúa Cha, với công trình cứu chuộc của Chúa Con, và với mọi tác động của Chúa Thánh Thần, Mẹ đã trở nên: chi thể trổi vượt và độc đáo nhất của Hội Thánh, và là “kiểu mẫu” của chúng ta. Chiêm ngắm Mẹ: đứng dưới chân thập giá, chúng ta cũng có thể nhìn ngắm chính mình: đang trên đường “lữ hành đức tin”. Mẹ đã trung thành theo Chúa đến cùng dưới chân thập giá, nên ngày nay, Mẹ đã được vinh hiển hồn xác trên trời. Ước gì vinh quang của Mẹ giãi sáng trên cuộc đời chúng ta, như dấu chỉ: lòng cậy trông vững vàng, và niềm an ủi, cho chúng ta đang lữ hành, nơi dương thế này. Ước gì được như thế!

Tác giả: Emmanuel Nguyễn Thanh Hiền, OSB

***+***
xkta
lpv
gkpv
tvcv
***+***
ra khoi
lnth
LIÊN KẾT

 

 

 

11.jpg 8.jpg 9.jpg 10.jpg 13.jpg
PAGE FACEBOOK
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập367
  • Máy chủ tìm kiếm45
  • Khách viếng thăm322
  • Hôm nay19,340
  • Tháng hiện tại996,727
  • Tổng lượt truy cập79,000,178
Copyright © 2022 thuộc về Tòa Giám Mục Bùi Chu
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Bùi Chu
Địa chỉ: Xuân Ngọc - Xuân Trường - Nam Định

Email: bttbuichu@gmail.com

Chúng tôi trên mạng xã hội

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây