CN2 MC: Chia sẻ cuộc vượt qua của ĐGS

Thứ sáu - 23/02/2018 20:50  2003
TUẦN 2
St 22,1-2.9a.10-13.15-18; Rm 8,31-34; Mc 9,2-10

downloadSau khi loan báo cuộc thương khó và phục sinh lần thứ nhất, và đưa ra điều kiện cho những ai muốn làm môn đệ của mình, Đức Giêsu dẫn ba môn đệ thân tín là Phêrô, Giacôbê và Gioan lên một ngọn núi cao, rồi biến đổi hình dạng trước mặt các ông. Cuộc biến hình diễn ra như thế nào, tại sao Đức Giêsu lại biến hình và việc biến hình như vậy có ý nghĩa như thế nào đối với các môn đệ của Ngài năm xưa và đối với chúng ta hôm nay?

Cuộc biến hình diễn ra rất đặc biệt, vượt lên trên những gì là bình thường và tự nhiên. Hình dạng Đức Giêsu biến đổi và y phục của Ngài trở nên rực rỡ, trắng tinh, không thợ nào ở trần gian giặt trắng được như vậy. Không những có sự biến đổi hình dạng và y phục của Đức Giêsu mà còn có ông Môsê và Êlia xuất hiện đàm đạo với Ngài. Bình thường và tự nhiên, không ai có thể biến đổi hình dạng và trang phục, nếu có chỉ là sự thay đổi hình dạng nhờ giải phẫu và thay trang phục thôi. Sự thay đổi bình thường này có thể tạo nên một sự khác biệt nào đó bên ngoài chứ không thể thay đổi bản chất bên trong. Vượt lên trên sự bình thường và tự nhiên, bất ngờ hình dạng và y phục của Đức Giêsu biến đổi báo hiệu một thứ vinh quang tuyệt vời mà Đức Giêsu sẽ đạt tới sau phục sinh. Thánh Mathêu diễn tả điều này khá rõ khi nói “Dung nhan Ngài chói lọi như bặt trời, y phục Ngài trở nên trắng tinh như ánh sáng.” Việc ông Môsê và Êlia xuất hiện đàm đạo với Đức Giêsu cũng là một điều lạ vì Môsê đã sống trước Đức Giêsu 13 thế kỷ và về với tổ tiên bên kia sông Giođan trước khi dân tiến vào đất hứa. Ông Êlia sống trước Đức Giêsu 9 thế kỉ và được cất đi mất trên một chiếc xe lửa.

Cuộc biến đổi hình dạng và y phục của Đức Giêsu có một mục đích hết sức lớn lao. Nó báo hiệu vinh quang thiên quốc chói lọi trên mọi vinh quang trần thế. Thứ vinh quang tuyệt đối chói lọi và vĩnh cửu này sẽ thuộc về Đức Giêsu và những môn đệ của Ngài sau khi hoàn tất cuộc vượt qua bởi vì trước và sau cuộc biến hình, Đức Giêsu đều tiên báo cuộc khổ nạn và phục sinh của Ngài. Trong những lần tiên báo như vậy, Đức Giêsu đều muốn khẳng định cho các môn đệ và những người Do Thái rằng để đạt tới vinh quang chói lọi phục sinh, Ngài phải trải qua nhiều thử thách, đau khổ và cái chết. Vinh quang này đã làm các môn đệ hết sức ngỡ ngàng, thán phục và vui sướng. Ông Phêrô đã ngỡ ngàng nói với Đức Giêsu “Thưa Thầy, chúng con được ở đây thì thật là hay. Chúng con xin dựng ba cái lều, một cho Thầy, một cho ông Môsê và một cho ông Êlia.” Vì ngạc nhiên, phấn khởi và vui mừng nên Phêrô đã nói thế, nhưng chẳng hiểu mình nói gì vì các ông thật đang kinh hoàng. Thật bất ngờ và kinh hoàng hơn nữa khi ngay lập tức có một đám mây bao phủ các ông và có tiếng từ trời phán “Đây là Con Ta yêu dấu, hãy vâng nghe lời Người.”

Cuộc biến hình và y phục của Đức Giêsu có một ý nghĩa hết sức quan trọng với các môn đệ. Nó là nguồn sức mạnh và nghị lực nâng đỡ đời sống đức tin cho các ông, giúp các ông vững vàng vượt qua thử thách của đức tin bởi vì trước đó Đức Giêsu đã tiên báo cuộc khổ nạn và phục sinh của Ngài và sau đó, Ngài đã nhắc lại hai lần nữa. Lời tiên báo ấy buộc các môn đệ phải suy nghĩ trước tình thế phải đối đầu với thử thách, khổ đau và cái chết của Thầy. Không những phải đối diện với cuộc thương khó và chịu chết của Thầy mà còn phải đối diện với cuộc thương khó và cái chết của chình mình. Quả thật, lời tiên báo của Đức Giêsu không chỉ là lời tin báo nhưng còn là một sự thật sẽ diễn ra không thể khắc phục. Vào những ngày cuối cùng của cuộc đời còn rất trẻ của Đức Giêsu, Ngài đã bị bắt, bị đánh đòn, bị xét xử bất công và nhất là chịu đóng đinh nhục nhã trên thập giá và đến lượt các ông cũng vậy.  

Cuộc biến đổi hình dạnh và y phục của Đức Giêsu không chỉ có mục đích và ý nghĩa lớn lao đối với các môn đệ năm xưa mà vẫn còn nhiều mục đích và ý nghĩa đối với các tín hữu hôm nay. Biến cố này khơi lên niềm hy vọng cho các tín hữu. Họ hy vọng rằng sau khi trải qua cuộc đời trần gian đầy vất vả gian nan trong sự liên kết với Chúa, họ sẽ được chia sẻ vinh quang phục sinh với Ngài. Đây chính là đích điểm của cuộc đời mà mỗi tín hữu phải không ngừng phấn đấu. Muốn thế, các tín hữu phải can đảm vác thập giá theo Chúa đến cùng hay phải cùng thông phần vào cuộc vượt qua của Đức Giêsu qua những biến cố của cuộc sống thường ngày bằng tâm tình tin yêu phó thác.

Nguyện xin Chúa biến đổi đời sống các tín hữu nên mới mẻ tốt lành, khơi dậy đức tin và lòng nhiệt thành để các tín hữu can đảm đi theo Chúa đến cùng và lấy đời sống tốt lành làm chứng nhân cho Chúa để cùng được chia sẻ vinh quang phục sinh với Chúa. Amen!

Tác giả: Lm. Giuse Nguyễn Văn Toanh

***+***
xkta
lpv
gkpv
tvcv
***+***
ra khoi
lnth
LIÊN KẾT

 

 

 

11.jpg 8.jpg 9.jpg 10.jpg 13.jpg
PAGE FACEBOOK
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập341
  • Máy chủ tìm kiếm28
  • Khách viếng thăm313
  • Hôm nay52,983
  • Tháng hiện tại920,913
  • Tổng lượt truy cập78,924,364
Copyright © 2022 thuộc về Tòa Giám Mục Bùi Chu
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Bùi Chu
Địa chỉ: Xuân Ngọc - Xuân Trường - Nam Định

Email: bttbuichu@gmail.com

Chúng tôi trên mạng xã hội

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây