Một vài suy tư về lời cám ơn

Thứ ba - 29/11/2016 15:58  3517
Lời cám ơn là một trong những nét văn hóa đẹp mà con ngƣời dành cho nhau. Trong cuộc sống, đáng lẽ ra lời cám ơn phải là lời nói hằng ngày và  thiết  yếu, nhưng đôi khi, chúng ta hay lãng quên và coi nó như lời nói xa lạ mỗi khi chúng ta nhận được sự giúp đỡ hay sự ban ơn  từ người khác. Nhìn lại những ngày đã qua, nói lời cám ơn dường như cũng ít khi xuất hiện trên môi miệng tôi, mà tôi đôi khi không lý giải được tại sao. Trong những ngày sống tại Đại Chủng viện, đặc biệt qua Năm Thánh Lòng Thương Xót, tôi có được những giây phút suy nghĩ  nhiều hơn về thái độ của mình đối với người xung quanh. Sau đây là một vài suy tư cá nhân xoay quanh chủ đề “Lời cám ơn”.
 
“Cám ơn”, câu nói rất giản đơn và chứa đầy tình yêu mến dành cho người làm ơn, nhưng vì sự tự ái, cao ngạo mà chúng ta hay lảng tránh và nhiều khi cố tình quên đi. Trong thời gian suy gẫm và đọc Kinh Thánh vừa qua, hình ảnh đánh động tôi nhiều   là   hình   ảnh   người Samari–một trong mười người phong hủi được Đức Giêsu chữa lành. Anh đã quay lại tạ ơn Thiên Chúa. Đọc đến đó, trong tôi cũng vang lên nhiều câu hỏi: “Không phải cả mƣời người được sạch sao? Sao lại chỉ có mình anh quay lại tạ ơn Chúa?” (Lc 17,17). Tại sao vậy? Có lẽ vì chín người kia khi nhận ra mình được sạch, đã đi lên đền thờ gặp tư tế để dâng lễ vật và được coi là người bình thường chăng? Hay họ tự coi mình là Dân riêng của Thiên Chúa nên được chữa lành là điều đương nhiên. Có thể có lý do này, lý do khác, tựu chung lại, tôi thấy họ có một sự  lãng quên hay vô ơn nào đó đối với Đức Giêsu - Người đã chữa lành cho họ.
 
Ngẫm nghĩ lại, tôi thấy hình ảnh mình nơi một trong chín người phong cùi quên cám ơn kia, và ái ngại, pha chút  xấu  hổ  cho  bản thân mình. Bản thân tôi thì sao? Nhớ lại từ ngày chập chững học ăn, học nói cho đến khi trở thành một chàng sinh viên đại học, quả thật, tôi cũng ít khi suy nghĩ đến việc cám ơn Bố Mẹ hay người thân khi được giúp đỡ.  Sự tắc trách này, phần lớn do sự tự ái, ít khiêm nhường hoặc thái độ thiếu biết ơn của cá nhân mà thôi. Tôi vẫn nhớ Mẹ tôi vẫn thường hay nhắc nhở rằng: “Con hãy nói lời cám ơn khi ai đó giúp đỡ mình, nói lời xin lỗi khi con có lỗi với ai,…”. Tôi vẫn còn nhớ lời căn dặn ấy thế nhưng đã nhiều lần tôi quên nói tiếng cám ơn khi nhận đƣợc từ ngƣời khác sự giúp đỡ hay khi có ai tặng, cho cái gì…Đó là những hành vi văn hóa rất giản đơn thôi, có lẽ tôi thật đáng trách vì sự thiếu sót này và nó đã trở nên vệt đen trong ký ức tôi.
 
Có những lần, do bận bịu công việc, mẹ tôi chưa nấu ăn kịp và chưa có cơm cho tôi ăn để đi học đúng giờ, thái độ của tôi khí ấy thật xấu hổ: Cằn nhằn, giận dỗi,… tất cả đã che lấp lòng biết ơn nơi tôi. Và đã bao lần, tôi nhận được ơn lành từ Thiên Chúa, nhận được sự giúp đỡ từ người thân, bạn bè… nhưng quên lời cám ơn, vì tôi cho rằng “giúp đỡ nhau là chuyện nên làm, đương nhiên”. Hay nếu có nhớ đến thì tiếng “cám ơn” sao cứ nghẹn nào trong cuống họng mà không chịu thốt ra, bật ra thành lời hoặc ít là thể hiện sự biết ơn đó qua hành động. Có nhiều lý do để biện minh cho sự im lặng ấy.
 
Nhớ lại, tuổi trẻ nhanh chóng, vội vã, tôi quên đi những sự nuôi dưỡng, chỉ bảo, lo lắng từng chút một từ Bố Mẹ, mà lòng tôi chưa cất lên lời cám ơn nào. Tôi đơn sơ nghĩ rằng: Đó là bổn phận trách nhiệm của các bậc phụ huynh, hay những sự dạy dỗ, giúp đỡ của thầy cô giáo, anh chị, bạn bè dành cho tôi, tôi lại xem đó là trách nhiệm  của xã hội.
 
Lớn lên theo từng ngày, qua sự hướng dẫn của mọi người, tôi đang cảm nghiệm dần dần giá trị “Lời cám ơn”. Giờ đây, đối với một chủng sinh như tôi, lời cám ơn cũng dễ dàng nói thôi: Tôi xin  cám ơn, chân thành  cám ơn… Tuy nhiên, không dừng lại ở việc nói lời cám ơn mà tôi học thêm được bài học là phải có tấm lòng biết ơn nữa. Tôi tự hứa với mình là sẽ cố gắng học cách nhớ đến Chúa và tạ ơn Chúa mỗi thời khắc trong đời tôi, để rồi từ đó, tôi sẽ phó thác ơn gọi tu trì của mình nơi Chúa qua tiếng tạ ơn. Các Cha giáo dạy mỗi chủng sinh chúng tôi rằng: Tạ ơn Chúa là tâm tình của người tin cậy, phó thác vào Chúa, vì muôn ơn lành Người đã ban cho dù cho bất cứ hoàn cảnh nào. Từ thái độ biết tạ ơn Chúa mỗi ngày, tôi hy vọng mình sẽ dễ dàng nói lời cám ơn mọi người hơn, nhất là với Bố Mẹ - những người gần gũi với tôi nhất. Hơn nữa, tôi nhận ra rằng: Cám ơn người khác là thể hiện thái độ lễ phép và trân trọng những giá trị mà ta nhận được từ họ. Cũng nhờ tiếng cám ơn, tôi có thể sẽ dễ dàng hơn khi giúp đỡ người khác, sẽ vui vẻ hơn khi hy sinh vì công ích hay cho ai đó. Đến đây tôi nhớ đến hình ảnh ông Gióp trong Thánh Kinh thật đáng cho tôi học hỏi: Ông luôn tin cậy vào Chúa dù gặp bất cứ hoàn cảnh nào vinh hoa, phú quý hay lúc trắng tay ngồi trên đống tro tàn: “Đức Chúa đã ban cho, Đức Chúa lại lấy đi: Xin chúc tụng danh Đức Chúa” (G 1,21).
 
Qua những giây phút suy gẫm vừa qua, tôi mới nhận ra những giá trị của lời cám ơn đến từ tấm lòng chân thành. Hy vọng mọi người cũng nhận ra những giá trị ấy và thực hành trong đời sống thƣờng ngày của mình.
 
Lạy Mẹ Maria, con biết rằng bản thân con còn nhiều thiếu sót, lỗi lầm và bất xứng với ơn gọi từ Thiên Chúa. Do đó, con cầu xin Mẹ đồng hành, hướng dẫn và biến đổi con ngày một nên hoàn  thiện, xứng đáng hơn với ơn gọi mà Chúa đã khởi sự nơi con. Xin Chúa Thánh Thần dẫn dắt và biến đổi mỗi người chủng sinh chúng con mỗi ngày nên giống người của Chúa hơn.
 
Bon Trần
ĐCV Bùi Chu, Ra Khơi số 15, tháng 11/2016, tr. 124-127.
***+***
xkta
lpv
gkpv
tvcv
***+***
ra khoi
lnth
LIÊN KẾT

 

 

 

11.jpg 8.jpg 9.jpg 10.jpg 13.jpg
PAGE FACEBOOK
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập420
  • Máy chủ tìm kiếm27
  • Khách viếng thăm393
  • Hôm nay51,778
  • Tháng hiện tại912,139
  • Tổng lượt truy cập78,915,590
Copyright © 2022 thuộc về Tòa Giám Mục Bùi Chu
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Bùi Chu
Địa chỉ: Xuân Ngọc - Xuân Trường - Nam Định

Email: bttbuichu@gmail.com

Chúng tôi trên mạng xã hội

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây