Phụng vụ Lời Chúa hôm nay nói đến những bữa tiệc kỳ vĩ của Thiên Chúa, tiệc Cựu Ước, tiệc Tân Ước; qua đó, tấm lòng hào hiệp của Chúa Trời được tỏ lộ, đồng thời, báo trước bữa tiệc Thánh Thể khi Con Thiên Chúa tự hiến mình, khoản đãi liên lỉ những ai ‘kinh ngạc và say mê’ Ngài.
Cả hai bài đọc hôm nay nói đến hai nhân vật tương đồng: Giêrêmia, ngôn sứ thời Cựu Ước; Gioan Tẩy Giả, ngôn sứ thời Tân Ước. Số mệnh của hai ngôn sứ sẽ là điềm báo cho vận mệnh mai ngày của một ngôn sứ khác có tên là Giêsu, Ngôn Sứ của các ngôn sứ. Từ đó, Lời Chúa dẫn chúng ta đến một chủ đề đáng được suy nghĩ: những con người dám lội ngược.
Phụng vụ Lời Chúa hôm nay nói đến phép lạ, một phép lạ tâm hồn. Phép lạ đó đã chẳng xảy ra nơi dân Chúa thời Cựu Ước, cũng không xảy ra ở dân Chúa thời Tân Ước; bởi lẽ, dân của cả hai thời đều thiếu lòng tin.
Thật thú vị khi nói dụ ngôn người gieo giống là dụ ngôn của lòng sám hối; và nếu thế, thì Tin Mừng hôm nay quả là phù hợp với trình tự ngôn sứ Giêrêmia diễn tả. Phụng vụ Lời Chúa cho thấy Thiên Chúa những mong con người thời Cựu Ước và cả Tân Ước trở về với Người; để rồi, chính họ sẽ trở nên những hạt giống tốt trong Nước Người.
Ngạc nhiên thay, cả hai bài đọc hôm nay nói đến những con sâu cái kiến thời Cựu Ước cũng như thời Tân Ước. Điều này khiến chúng ta nghĩ đến những con sâu cái kiến thời hiện đại.
Sẽ rất ngạc nhiên khi bảo phụng vụ Lời Chúa hôm nay nói đến lòng xót thương của Thiên Chúa nhất là trong bài Tin Mừng, Chúa Giêsu nặng lời quở trách các thành. Thiên Chúa yêu thương các thành của Cựu Ước cũng như các thành của Tân Ước dẫu chưa bao giờ Chúa Giêsu thốt ra những lời nặng nề đến thế,
Lời Chúa hôm nay nói đến sự mới mẻ của trời. Amos cho thấy Thiên Chúa, Đấng ngự trên trời làm lại mọi sự cách mới mẻ; Tin Mừng nói đến rượu mới, tinh thần mới Chúa Giêsu từ trời đem đến. Sự mới mẻ của Cựu Ước, của Tân Ước vẫn là lòng xót thương của Thiên Chúa.
Trong Mùa Vọng, một nhân vật có liên hệ mật thiết với sứ mạng của Đấng Cứu Thế là Gioan Tẩy Giả, “Ngôn sứ của Đấng tối cao”. Vừa khi lọt lòng mẹ, bé Gioan đã khiến người đương thời phải để tâm suy nghĩ và tự hỏi: “Đứa trẻ này rồi ra sẽ thế nào đây”. Vậy Gioan có vai trò gì trong lịch sử cứu độ?
Lời Chúa hôm nay kể lại hai phép lạ vô cùng đặc biệt và lớn lao, không ai trong nhân loại tự mình có thể làm được. Đó là phép lạ ngôn sứ Êlia trong thời Cựu Ước cho con trai bà góa ở Xa-rép-ta sống lại và phép lạ Chúa Giêsu cho con trai của bà góa thành Na-im trong thời Tân Ước sống lại. Từ hai phép lạ cả thể ấy, chúng ta có thể rút ra vài bài học giá trị cho đời sống đức tin của chúng ta.
Thánh Giuse là đấng khiêm nhường, âm thầm, khiêm tốn – “khiêm tốn” như chính sự khiêm tốn về số lượng các trang Thánh Kinh Tân Ước và sách vở viết về ngài. Tuy vậy, chỉ với vài trình thuật trong giai đoạn ẩn dật của cuộc đời Đức Giêsu cũng đủ cho ta thấy những nét nổi bật về con người và nhân đức của thánh nhân. Chúng ta sẽ nhìn đến ba điểm nổi bật nơi thánh nhân đó là đức công chính, đời sống thinh lặng nội tâm và lòng thương xót.
Sinh nhật – là một cặp từ không xa lạ với mỗi chúng ta. Đó là ngày đánh dấu sự chào đời của một con người. Nhưng có một ngày sinh nhật của một Người không chỉ đơn thuần là một ngày Người đó được sinh ra trên cuộc trần này; mà đó còn là ngày khởi đầu cho mùa cứu rỗi. Bởi ngày sinh của Mẹ có liên quan trực tiếp đến biến cố Ngôi Lời Nhập Thể. Ngày Mẹ chào đời đánh dấu sự nối kết giữa Tân ước và Cựu ước, chấm dứt thời kỳ chờ đợi và những lời hứa, khai mở một thời kỳ mới, thời kỳ ân sủng và ơn cứu độ trong Đức Kitô.