Theo thường lệ, trước khi trở về Vatican, ĐTC Phanxicô đã ghé thăm Nhà thờ Đức Bà Cả mà ngài đã cầu nguyện trước linh ảnh Đức Mẹ Maria “Đấng bảo trợ Dân thành Roma – Salus Populi Romani” trước khi lên đường thăm Armenia, giờ đây ngài quay trở lại để tạ ơn Mẹ đã ban cho chuyến Tông du được mọi sự bình an.
Qua khe dậu hành lang, tôi ngắm nhìn những chùm hoa xoan hiếm hoi phía xa xa khu nhà; mùi hương hắc nhẹ nhưng thật dễ chịu và khó quên – mùi hương thơm tỏa lan từ những cánh hoa nhỏ xíu cao tít trên những cành cây khẳng khiu trơ trụi lá trong tiết đông lạnh lẽo, giờ đây đang đâm chồi xanh non mơn mởn và trổ sinh những chùm hoa cánh trắng điểm thêm những chiếc nhụy tím nhỏ xinh khi tiết xuân về.
Đức Giêsu chạnh lòng thương giơ tay đụng vào anh và bảo: “Tôi muốn, anh hãy được sạch” (Mc 1,41). Lòng thương xót trong trái tim Chúa Giêsu giờ đây được biểu lộ qua chính đôi tay của mình. Người đã không ghê tởm căn bệnh như người ta đã từng ghê tởm và xa tránh, nhưng Người đã giơ tay ra để đụng chạm vào vết thương thể xác của anh.
Ngày nay, người ta nhiều khi có ác cảm và thành kiến nặng nề với người tu ra. Họ cho rằng: việc ông Thầy, bà Sơ giũ áo Dòng ra về lấy vợ, lấy chồng là chuyện chẳng nên. Ngoài việc bị kết án là ham muốn thế gian, xác thịt, lại còn bị gán cho cái tội tày đình là bội ơn nhà Đức Chúa Trời. Bao nhiêu tiền bạc, cơm gạo nuôi ăn giờ đây trở về con số không tròn trĩnh.
Theo sử sách, các ngài là những linh mục, giám mục, giáo dân, tu sĩ, quan lại, lính tráng…. Trong 117 vị tử đạo, có 11 vị gốc Tây Ban Nha, trong đó có 6 Giám mục và 5 Linh mục Dòng Đaminh; 10 vị gốc Pháp, 2 Giám mục, 8 Linh mục thuộc hội Thừa sai Paris; 96 người Việt Nam, gồm 37 Linh mục, 59 giáo dân trong đó có 14 Thầy giảng, một Chủng sinh và một phụ nữ là bà Anê Lê Thị Thành.
Từng chuyến đò tri thức cứ trôi đi, từng lớp học trò cứ lớn dần nhờ những chuyến đò tri thức nuôi dưỡng và dìu dắt, cho đến một ngày đủ lông đủ cánh tung bay ra biển đời trí tuệ. Người thầy cứ miệt mài truyền “bí kíp” cho các đệ tử, bí kíp mà mình đã miệt mài trau dồi cả đời với bao mồ hôi và cả nước mắt nữa giờ đây truyền lại cho những thế hệ theo sau. “Ông thầy lái con đò tri thức” cũng không thể xa rời mái trường, xa rời chỗ ngồi thân quen, chiếc bảng đen bóng loáng, và đặc biệt, tiếng nói cười của đám học trò cứ tíu tít mỗi giờ lên lớp. Ông cũng nhớ nhung những kỷ niệm thân quen này giống như ông lái đò trên sông nhớ bến sông, mái chèo của mình. Có lẽ ông lái đò tri thức cũng “giật mình” trong đêm mỗi khi ưu tư làm sao để truyền hết bí kíp cho đệ tử!
Quả thật, lòng nhân hậu của Chúa Giêsu đã biến đổi hoàn toàn con người của ông, ông muốn giải phóng tất cả những của cải đã trói buộc ông từ trước cho đến bây giờ. Giờ đây, ông cảm nhận được Chúa đã, đang và sống mãi trong ông, còn ông thì chỉ sống cho duy mình Chúa mà thôi. Đáp lại sự biến đổi của ông, Chúa đã ban cho ông một sự sống vĩnh cửu mà không ai có thể lấy đi: “Hôm nay ơn cứu độ đã đến cho nhà này” (Lc 19,10).
Thật hạnh phúc biết bao khi con được làm người, được lớn lên trong lời ru của Mẹ! Từng thành công con đạt được, từng thách đố con đối diện đều có Mẹ song hành.
Tin Mừng hôm nay ghi lại lần thứ hai Đức Giêsu tiên báo về cuộc Thương Khó của Người. Những tưởng rằng, theo Thầy sẽ được hưởng vinh hoa phú quý, được ngồi bên tả hay bên hữu, được làm người lớn nhất trong Tông đồ đoàn, thế nhưng, giờ đây các môn đệ lại được nghe một tin rằng Thầy của các ông “sắp bị nộp vào tay người đời” (Lc 9,44), và rồi “các môn đệ buồn phiền lắm” (x. Mt 17,23).