Đêm đã khuya. Những ngọn gió buốt lạnh vẫn xì xào ngoài con đường đã vắng người qua lại. Người ta đã lùi về tổ ấm của mình sau một ngày quần quật nơi ruộng đồng, nơi nương rẫy. Cả vùng đất nông dã này nhịp sống cứ theo guồng quay ấy: Ban ngày nhộn nhịp cuốc bẫm, ban đêm im lìm từng giấc mơ. Nếu lắng tai kỹ, có khi người ta còn nghe thấy cả hơi thở mệt từ ngôi nhà nào đó đã tắt đèn từ lâu.
Đã lâu nay, cả con đường vắng lặng của làng quê ấy cứ thấp thoáng bóng dáng của hai con người, một già một trẻ, lầm lũi đi trên đường như đang suy tư điều gì. Khi ngọn đèn cuối cùng được dập tắt, người thức khuya nhất của làng nằm xuống chiếc phản cứng lót rơm cho thêm ấm, thì hai người ấy mới bắt đầu mở cửa, đi ra. Họ từ căn nhà nhỏ cuối làng, lượn qua con đường mòn dẫn lên đỉnh đồi, ngồi đó, cho đến khi trên bầu trời không còn thấy vị tinh tú nào nữa thì họ mới trở lại con đường cũ, quay về nhà mình. Khoảng mấy tháng nay, dân làng đã quen với sự lầm lũi trong đêm khuya của họ. Họ cũng không bận tâm vì sự ấy lắm. Thỉnh thoảng có lời gắt ra “có im đi cho ông ngủ, mai đi làm không hả” từ một nhà nào đó có con chó sủa vang khi hai con người lạ kỳ đi qua.
Đó là nhà chiêm tinh Ba-dút – người đàn ông kỳ bí, lạ lùng mà cả ngôi làng ai cũng biết, cùng với An-giắc, học trò của ông. Ban đầu khi chưa biết hai người trong đêm ấy là ai, người trong làng cũng xì xào to nhỏ với nhau. Đến khi biết là Ba-dút, thì họ chậc lưỡi bỏ qua. “Cái ông già lẩm cẩm ấy thì lúc nào chả khác người” – họ kháo nhau như vậy, rồi lại quay lại cái guồng quay quen thuộc hằng ngày của mình.
Ngài Ba-dút quay lại, đưa đôi mắt đang nhiều phần suy tư nhìn cậu học trò của mình:
An-giắc nghe thầy nói thế, nhè nhẹ bước về chỗ của mình, bên cạnh đống lửa đã sắp tàn lửa. Cậu cũng ngồi im, cũng có suy tư của riêng mình. Nhưng nếu thầy hướng suy tư về phía xa xa kia, thì cậu lại hướng suy tư của mình về người đàn ông đang ngồi cách cậu có mươi bước chân. Cả cái làng rộng lớn này, và các làng xung quanh đây, chỉ có cậu là theo học thầy Ba-dút. Ai ai cũng kêu thầy là gàn dở. Người ta dành cả thời gian trong ngày để cày, để cuốc, để gieo và đợi đến mùa thu kiếm bát gạo. Còn thầy của cậu thì dành toàn bộ thời gian sống của mình cho sách vở, cho trầm ngâm hay cho những lúc ngồi một mình như thế này. Vậy nên họ chê thầy là gàn dở: “Miếng ăn thì không lo, lo kiếm cái ở đâu đâu không nhét vào bụng được”. Đã có ai đó thì thào như thế khi hai thầy trò ra chợ xin ít gạo, ít rau từ các sạp hàng. Ngày xin được nhiều, ngày xin được ít. Có ngày hai thầy trò bấm bụng nhịn đói, khi không thể xin được cái gì. Vậy mà tuyệt nhiên chưa từng thấy thầy mảy may lo lắng, cáu gắt vì sự thiếu thốn. Càng ngày càng thấy thầy chìm trong suy tư nhiều hơn, đọc và ghi chép nhiều hơn. “Chẳng lẽ dạ dày của người già nó nhỏ đi nên thầy không thấy cái đói cồn cào mà cậu đang thấy lúc này?”. Những lúc ấy, thầy Ba-dút nhìn cậu hiền từ, nói:
Mấy tháng nay, cái đói, cái thiếu thốn có vẻ còn hơn trước rất nhiều. Đêm nào hai thầy trò cũng lên đỉnh núi đến tận mờ sáng mới về. Ban ngày thầy chợp mắt đôi chút rồi lại lao vào sách vở nhiều hơn trước. Cả ngày chả mấy khi thầy trò chuyện với ai. Ăn thì không, ngủ thì ít. Thế mà đêm nào thầy cũng cần mẫn leo lên đỉnh núi như một nhịp sống mới thêm vào trong ngày. Đôi chân thầy cứ nhẹ tênh, bước những bước nhỏ mà mạnh mẽ. Nhiều khi An-giắc vừa đi vừa chạy mới đuổi kịp thầy.
Tiếng của thầy Ba-dút làm An-giắc dứt khỏi dòng suy tưởng. Trong lúc thầy đứng yên nhìn lên phía xa xa đằng tây, cậu tranh thủ dọn ít sách vở và những thứ đồ khác vào cái túi mang theo. Khi mặt trời ló lên ở phía sau đỉnh đầu, thầy Ba-dút mới khoát tay, hiệu cậu ra về.
Trên đường xuống núi hôm nay, có vẻ thầy trầm tư hơn mọi khi rất nhiều. Bước chân không khoan thoải như mọi khi. Mái tóc bạc phơ cúi xuống sâu hơn, như đang suy nghĩ điều gì lớn lắm. Thỉnh thoảng thầy còn vấp chân vào hòn đá hay khúc cây vô tình ngáng ngang đường đi.
An-giắc đánh bạo, tiến lại gần thầy, hỏi nhỏ:
Thầy Ba-dút quay lại, nhìn An-giắc với đôi mắt hiền từ:
Thầy Ba-dút ngước nhìn lên bầu trời đã lấp lóe ánh hừng đông. Rồi thầy quay lại nhìn cậu học trò còn trẻ tuổi của mình, nhẹ nhàng trả lời:
Hai thầy trò lại im lìm trên con đường đi xuống. Nắng bình minh cũng bắt đầu len lỏi từng tán lá. Cả xóm làng như đang uể oải thức dậy. Xa xa thấp thoáng những người đã bắt đầu ra đồng.
***
Mấy ngày trước, thầy Ba-dút ốm nặng nên buổi tối hai thầy trò không lên đỉnh núi nữa. Trận ốm của một người đã một đời khỏe khoắn, báo hiệu tuổi già đã đến với thầy thực sự. An-giắc ở bên cạnh, chăm sóc thuốc thang cho thầy liên tục. Cứ lúc nào rảnh là cậu lại chạy ngược xuôi chuẩn bị những đồ đạc mà thầy dặn dò cần chuẩn bị gấp. Nhất là mộc dược. Cứ chỗ nào có tiếng là thuốc hay, thầy lại sai cậu đến mua cho kỳ được. Rồi ngày ngày lại lên núi, hái những lá thuốc mà thầy chỉ sẵn. Hái xong, mang về chế biến thành những viên nhỏ, dễ mang theo người. Thầy bảo “muốn đi xa thì phải chuẩn bị kỹ càng thuốc thang. Cái ăn cái uống dọc đường có thể kiếm được, nhưng thuốc thì đâu phải nơi nào cũng sẵn”. May thay vùng quê này nhiều thuốc quý, nên cậu chuẩn bị cũng không vất vả nhiều. Ấy là thầy chuẩn bị cho một chuyến đi xa, chuyến đi theo ngôi sao lạ.
Hôm nay thầy đã đỡ ốm hơn, ngồi dậy được. Thầy gọi An-giắc lại:
An-giắc lúng túng. Mấy ngày khi thầy ốm, cậu cũng đã nghĩ đến chuyện ấy. Từ nhỏ, cậu đã ở với thầy. Hai thầy trò gắn bó như tình phụ tử. Mà thầy cũng đâu khác gì người cha, khi đã nhận nuôi cậu lúc mà người ta bỏ rơi cậu ngoài đường. Lúc ấy An-giắc còn đỏ hỏn. Bao năm sống cạnh thầy, cậu học hỏi từ thầy biết bao điều khôn ngoan lẽ đời. Giờ thầy đi xa, cậu muốn đi theo để phụ giúp thầy, chăm sóc thầy lúc thầy ốm đau. Nhưng khổ nỗi, cậu không nỡ từ bỏ làng để đi. Vả lại, đi đến một nơi mà chưa biết đó là đâu, xa bao nhiêu nên cậu cũng chùn.
Đoán được cái im lặng của người học trò, thầy Ba-dút nói:
An-giắc đưa đôi mắt còn nhiều trăn trở của mình lên, nhìn thầy:
Cơn ho còn sót lại của trận ốm làm thầy Ba-dút phải ngắt ngừng câu nói. An-giắc chạy vội ra phía nồi thuốc đang chưng, mang thuốc vào cho thầy. Trong lúc thầy đang uống thuốc, cậu ngắm thật kỹ người thầy và cũng là người cha của mình. Ánh mắt cương trực, chẳng tỏ lộ gì là sợ hãi của thầy làm cậu chập chừng. Có gì đó lóe lên trong trí óc của cậu.
Đỡ bát thuốc đã cạn đáy từ tay thầy Ba-dút, An-giắc khẽ nói:
Thầy Ba-dút nhìn lại phía cậu học trò của mình, khẽ gật đầu, môi nở một nụ cười trìu mến.
***
Hai thầy trò Ba-dút đứng lại phía đỉnh đồi, nhìn lại ngôi làng của mình lần nữa. Cả cảnh vật và con người nơi đây vẫn đang chìm trong giấc ngủ mệt của mình. Chỉ có hai thầy trò, cùng con lừa của họ là đang thức, đang bước những bước chân đầy hy vọng. Họ nhìn lại từng nóc nhà, từng vạt lúa, từng ngọn cây đã rất quen thuộc với mình. Rất quen thuộc mà giờ đây, hai thầy trò đang chuẩn bị chào tạm biệt nó, để đến một nơi mà họ chưa biết là đâu. Họ chưa biết sẽ có những gì đang chờ đợi họ phía trước. Nhưng hai trái tim khao khát chân lý đang cùng chung nhịp đập ấy vẫn quyết ra đi.
Hai con người ấy bắt đầu những bước chân đầu tiên. Phía trên đầu họ, ngôi sao lạ như đang sáng thêm, rực rỡ thêm, di chuyển dần dần hướng về phía Tây.
Còn ở phía Đông xa xa, mặt trời cũng đang ló rạng dần.
Hà Nội, đêm 12 tháng 12 năm 2018
Chú thích: Tên nhân vật trong truyện hoàn toàn do tác giả tự đặt, không dựa theo Kinh Thánh.
Tác giả: Quang Hải