Sứ điệp của ĐTC Phanxico gửi ĐH Tình Bằng Hữu

Thứ hai - 21/08/2023 10:52  399
Toàn văn Sứ điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô gửi Đại hội Tình Bằng hữu giữa các Dân tộc năm 2023

https://hdgmvietnam.com/admin/upload/image/su-diep-cua-duc-thanh-cha-phanxico-gui-dai-hoi-tinh-bang-huu-giua-cac-dan-toc-nam-2023.jpgWHĐ (20.08.2023) – Hôm 18.08, Phòng Báo chí Toà thánh đã công bố Sứ điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô gửi các Tham dự viên Đại hội Tình Bằng hữu giữa các Dân tộc lần thứ 44, với chủ đề "Sự hiện hữu của con người là một tình bằng hữu vô tận"sẽ diễn ra tại Rimini, Bắc Ý, từ ngày 20-25. 082023.

Là Đại hội thường niên từ năm 1980, do Phong trào Hiệp thông và Giải phóng (the Communion and Liberation Movementtổ chức vào cuối tháng 8 tại thị trấn biển Rimini, nên thường được gọi là Đại hội Rimini". Thu hút sự một số lượng lớn tín hữu, chương trình của Đại hội bao gồm các Thánh lễ, các buổi hội thảo, và nhiều hoạt động khác nhau cho các cá nhân, gia đình và trẻ em.

Dưới đây là nội dung Sứ điệp của Đức Thánh Cha được Đức Hồng y Pietro ParolinQuốc vụ khanh Tòa Thánh ký ngày 29. 07. 2023:
https://hdgmvietnam.com/admin/upload/image/a-logo-vatican2038715.png

SỨ ĐIỆP ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ,
ĐƯỢC KÝ BỞI ĐỨC HỒNG Y PIETRO PAROLIN, QUỐC VỤ KHANH TÒA THÁNH
GỬI CÁC THAM DỰ VIÊN ĐẠI HỘI TÌNH BẰNG HỮU GIỮA CÁC DÂN TỘC LẦN THỨ 44

[Rimini, ngày 20-25. 082023]
Vatican, ngày 29. 07. 2023
Kính gửi Đức Cha Nicolò Anselmi, Giám mục Rimini

Kính thưa Đức cha,

Năm nayĐức Thánh Cha lại một lần nữa ủy thác cho Đức cha Sứ điệp ngài dành cho những người tổ chức và tham dự viên Đại hội Tình Bằng hữu giữa các Dân tộc, trong khi thật không may, chiến tranh và chia rẽ gieo rắc thù hậnsợ hãi trong tâm hồn, và những người khác biệt thường bị coi là đối thủ. Truyền thông với đặc tính toàn cầu và phổ biến, khiến thái độ thịnh hành này trở thành một não trạng xem sự khác biệt dường như là những triệu chứng của hành động thù địch, và xảy ra một loại bệnh dịch của sự thù địch.

Trong bối cảnh này, chủ đề của Đại hội có vẻ rất mạnh mẽ: “Sự hiện hữu của con người là một tình bằng hữu vô tận”. Mạnh mẽ vì chủ đề này rõ ràng đi ngược lại xu hướng, trong một thời đại bị đánh dấu bởi chủ nghĩa cá nhân và sự thờ ơ, tạo ra sự cô độc cũng như nhiều hình thức loại bỏ người khác.

Đây là một tình trạng mà chúng ta không thể tự mình thoát ra được. Nhân loại luôn có kinh nghiệm về điều này: chẳng ai có thể tự cứu mình. Vì thế, vào một thời điểm cụ thể trong lịch sử, Thiên Chúa đã đi bước trước: “Ngài sai Con của Ngài đến, Ngài ban tặng Con của NgàiNgài chia sẻ Con của Ngài, và Ngài giao nộp Con của Ngài cho chúng ta để chúng ta học được con đường của tình huynh đệ, và của sự tự hiến. Một cách dứt khoát, Thiên Chúa mở ra một chân trời mới; Ngài là một lời mới làm sáng tỏ biết bao hoàn cảnh bị loại trừ, tan rã, khép kín, và cô lập. Ngài là lời phá vỡ sự im lặng của tình trạng cô độc” (Bài giảng tại Asunción, Paraguay, ngày 12. 072015).

Chính Chúa Giêsu tự giới thiệu mình như một người bạn: “Thầy không gọi anh em là tôi tớ nữa… nhưng Thầy gọi anh em là bạn hữu” (Ga 1515). Thần Khí của Đức Kitô Phục Sinh đã chiến thắng nỗi cô đơn bằng việc ban tặng cho con người tình bằng hữu của Người, như một ân sủng thuần khiết. Don Giussani nhắc lại điều này với những lời gợi ý cho chủ đề của Đại hội năm nay: “Nơi hồng ân này, sự cô độc của con người bị xóa tan. Trải nghiệm của con người không còn là sự bất lực tuyệt vọng nữa, mà là sự nhận thức và một khả năng tràn đầy nghị lực [...]. Sức mạnh của con người là một Đấng khác, sự chắc chắn của con người là một Đấng khác: sự hiện hữu là một cuộc đối thoại sâu xa, sự cô độc bị xóa bỏ tận gốc rễ trong mọi khoảnh khắc của cuộc sống. [...] Sự hiện hữu của con người là một tình bằng hữu vô tận” (The Journey to Truth is an Experience, Milan 2006, 108˗109).

Ngỏ lời với giới trẻ, Đức Thánh Cha đề cao giá trị của tình bằng hữu đích thực, vốn mở rộng con tim: “Những người bạn trung thành… cũng là phản ánh tình yêu của Chúa, sự hiện diện dịu dàng và an ủi của Ngài trong cuộc đời chúng ta. Trải nghiệm về tình bằng hữu dạy chúng ta cởi mở, thấu hiểu, và quan tâm đến người khác, thoát ra khỏi sự thoải mái và cô lập của chính mình để chia sẻ cuộc sống với người khác” (Tông huấn Christus vivit, 151). Và chúng ta có thể kết hợp điều này với một suy tư khác của Don Giussani: “Bản chất đích thực sự của tình bằng hữu là cùng nhau sống tự do đối với số phận. Không thể có tình bạn giữa chúng ta, chúng ta không thể gọi mình là bạn hữu, nếu chúng ta không yêu mến số phận của nhau trên hết mọi sự, trên mọi lợi nhuận” (Attraverso la compagnia dei credenti, Milano 2021, 184).

Thái độ cởi mở với người khác như một người anh em là một trong những đặc nét nổi bật của triều đại giáo hoàng, của chứng tá, và giáo huấn của Đức Thánh Cha Phanxicô: “Tình yêu thương dành cho người khác… thúc đẩy chúng ta mưu cầu điều tốt đẹp nhất cho cuộc sống của họ. Chỉ khi vun trồng loại tương quan này chúng ta mới có thể tạo được tình bằng hữu xã hội không loại trừ và tình huynh đệ mở ra cho hết mọi người” (Thông điệp Fratelli tutti, 94). Chính tình bằng hữu xã hội, mà Đức Thánh Cha tiếp tục đề nghị như là cơ hội duy nhất ngay cả trong những tình huống kịch tính nhất – ngay cả khi đối diện với chiến tranh: “Khi một cộng đồng có được tình bằng hữu xã hội chân chính, thì đây chính là điều kiện để cộng đồng đó thực sự mở ra đón nhận mọi người” (sđd., 99).

Luật của tình bằng hữu đã được Chúa Giêsu thiết lập với những lời này: “Không ai có tình thương lớn hơn tình thương của người hy sinh mạng sống mình cho bạn hữu” (Ga 1513). Vì vậy, Đức Thánh Cha yêu cầu các Kitô hữu và tất cả mọi người nam nữ thiện chí đừng làm ngơ trước tiếng kêu thấu đến Thiên Chúa từ thế giới này của chúng ta. Những bài phát biểu thôi thì chưa đủ; mà cần phải có “những hành vi cụ thể” và “những lựa chọn chung” nhằm xây dựng một nền văn hóa hòa bình nơi mỗi người chúng ta thấy mình đang sống: “Hòa giải với các thành viên trong gia đình, bạn bè và hàng xóm, cầu nguyện cho những người làm tổn thương chúng ta, nhận ra và giúp đỡ những người túng thiếu, nói những lời bình an ở trường học, đại học hoặc trong xã hội, “xức dầu” cho những người cảm thấy cô đơn bằng sự gần gũi của chúng ta” (Diễn văn dành cho Hội nghị Thế giới về Tình huynh đệ Nhân loại “Không đơn độc”, ngày mồng 10. 062023). Đây là con đường mà mọi người đều có thể đi, và Giáo hội không bao giờ mệt mỏi khuyến khích chúng ta dấn thân trên lộ trình này, và kiên cường thực hành đức tính nhân bản và Kitô cao cả này.

Các bạn thân mến, đây chẳng phải là sự đóng góp mà Đại hội Tình Bằng hữu giữa các Dân tộc đã cố gắng thực hiện trong lịch sử hơn 40 năm của mình hay sao? Trở thành một nơi của tình bằng hữu giữa các cá vị và các dân tộc, mở ra những lộ trình gặp gỡ và đối thoại. Trong thời khắc lịch sử đầy khó khăn này, Đức Thánh Cha khuyến khích anh chị em hãy sẵn sàng cho một “tình bằng hữu bền vững” – bởi vì tình bằng hữu này được xây dựng trong Chúa Kitô và trên đá tảng Phêrô – không bao giờ thất bại, hãy sẵn sàng nắm bắt điều tốt đẹp mà bất cứ ai cũng có thể mang lại cho cuộc sống của mọi người, bởi vì “các nền văn hóa khác không phải là 'kẻ thù' mà chúng ta cần phải chiến đấu để bảo vệ mình, mà là những phản ánh khác nhau trong kho tàng phong phú vô tận của đời sống con người (Thông điệp Fratelli tutti, 147).

Chính với trải nghiệm phàm nhân của mình, mà chúng ta chia sẻ với mọi người, bất kể họ thuộc về truyền thống văn hóa và tôn giáo nào, nền tảng mà trên đó trải nghiệm về tình bằng hữu xây dựng nên lịch sử có thể bén rễ, như Đức Bênêđictô XVI đã nói: “Sự gặp gỡ của các nền văn hóa là khả thi bởi vì con người, bất chấp mọi khác biệt về lịch sử và cấu trúc xã hội, vẫn là một và cùng một hữu thể. Tuy nhiên, hữu thể duy nhất là con người này, được chân lý chạm đến trong chiều sâu của sự hiện hữu của mình” (Christ, Faith and the Challenge of Cultures, ngày mồng 03. 03. 1993).

Biết bao tình bạn đã được phát sinh ngay tại các phiên họp của Rimini trong các lần Đại hội! Như Đức Thánh Cha khẳng định, “những tình bằng hữu chân chính […] nảy sinh, và sau đó như thể chúng được vun đắp. Đến mức để cho người khác bước vào cuộc đời tôi” (Phỏng vấn với FM Millenium 106.7, tháng 092015). Đây là một định nghĩa thật đẹp về tình bằng hữu, cần được thực hành nhiều hơn nữa: Hãy để người khác bước vào cuộc đời của bạn.

Đức Thánh Cha Phanxicô hy vọng rằng Đại hội Tình Bằng hữu giữa các Dân tộc sẽ tiếp tục cổ võ nền văn hóa gặp gỡ, mở ra cho tất cả mọi người, không loại trừ ai, bởi vì nơi mỗi người đều phản chiếu về Chúa Cha, Đấng “ban cho mọi người sự sống, hơi thở và mọi sự” (Cv 1725). Ước mong sao mỗi tham dự viên học được một chút để tiếp cận người khác theo cách của Chúa Giêsu, Đấng “luôn đưa tay ra, luôn tìm cách nâng đỡ, làm cho con người được chữa lành, được hạnh phúc, và gặp gỡ Thiên Chúa” (Bài Giáo Lý, ngày mồng 07. 082019). Được như thế, tình bằng hữu xã hội và tình bằng hữu giữa các dân tộc có thể phát triển.

Kính thưa Đức cha, những người tổ chức, những tình nguyện viên, và tất cả những ai sẽ tham gia Đại hội, Đức Thánh Cha xin nhớ cầu nguyện cho ngài, và ngài ưu ái ban phép lành Toà thánh cho quý vị.

V phần mình, tôi xin gửi những lời chúc tốt đẹp và thành công nhất của sáng kiến, và nhân cơ hội này, tôi cũng xin khẳng định sự quí trọng chân thành nhất của tôi.

Trân trọng,
Hồng Y Pietro Parolin
Quốc vụ khanh Toà Thánh

Nt. Anna Ngọc Diệp, OP
Dòng Đa Minh Thánh Tâm
Chuyển ngữ từ: vatican.va (18. 08. 2023)

Tác giả: ĐTC Phanxicô

TIN BÀI KHÁC


***+***
xkta
lpv
gkpv
tvcv
***+***
ra khoi
lnth
LIÊN KẾT

 

 

 

11.jpg 8.jpg 9.jpg 10.jpg 13.jpg
PAGE FACEBOOK
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập118
  • Máy chủ tìm kiếm82
  • Khách viếng thăm36
  • Hôm nay27,784
  • Tháng hiện tại710,809
  • Tổng lượt truy cập76,419,075
Copyright © 2022 thuộc về Tòa Giám Mục Bùi Chu
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Bùi Chu
Địa chỉ: Xuân Ngọc - Xuân Trường - Nam Định

Email: bttbuichu@gmail.com

Chúng tôi trên mạng xã hội

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây