ĐTC tiếp kiến chung: bài giáo lý về gia đình
Thứ bảy - 09/04/2016 05:26
905
2016-04-06 Vatican Radio
Tại buổi Tiếp kiến chung hôm thứ Tư, ĐTC Phanxicô đã quảng diễn bài giáo lý của ngài với chủ đề về gia đình. Ngài chia sẻ về gia đình quy chiếu dưới ánh sáng của Thánh Kinh và Thánh Truyền, những thực tại trần thế và những thách đố của thời đại, vai trò hiện tại và khả thể tương lai. Ngài rút ra từ trong hơn 30 cuộc thảo luận, và đây là một số điểm tiêu biểu được chọn của bài giáo lý về gia đình của ĐTC.
“Sự nhập thể của Con Một Thiên Chúa mở ra một khởi điểm mới trong lịch sử nhân loại. Và Khởi đầu mới này xảy ra trong một gia đình, tại Nazareth. Chúa Giê-su được sinh ra trong một gia đình. (…) Thiên Chúa đã chọn đến trần gian trong một gia đình nhân loại, mà chính Ngài đã tạo dựng nên”. (17.12.2014).
“Có một mối liên hệ gần gũi giữa niềm hy vọng của nhân loại với sự hài hòa giữa các thế hệ. Niềm vui của con cái là kết quả tình yêu của cha mẹ để tái mở ra tương lai. Con cái là niềm vui của gia đình và xã hội. Chúng không phải là vấn đề của việc sinh sản, hay không là một trong những cách để hoàn thiện chính bản thân, hay sự sở hữu của cha mẹ….Không phải. Con cái là một tặng phẩm, chúng là một món quà: Hiểu như vậy chứ? Con cái là một quà tặng. Mỗi người là một kiệt tác độc đáo và không thể thay thế; đồng thời nói lên sự nối kết cách rõ ràng về nguồn gốc của mỗi người”. (11.2.2015)
“Trong gia đình, trong số các anh chị em ruột, sự chung sống cùng nhau là một bài học để rồi biết làm thế nào để sống trong xã hội. Có lẽ chúng ta luôn luôn không nhận thức được điều đó, nhưng gia đình tự bản chất đưa vào trong thế gian tình anh em!” (18.2.2015) “Trước hết, con cái giúp cho chúng ta hiểu rằng, tất cả chúng ta trong những năm đầu đời hoàn toàn phụ thuộc vào sự chăm sóc và tình yêu thương của những người khác. Con Một Thiên Chúa cũng cần đến giai đoạn này. Đó là một mầu nhiệm mà chúng ta suy ngắm hằng năm trong mùa Giáng Sinh. Khung cảnh Giáng Sinh là biểu trưng diễn tả thực tại này bằng cách trực tiếp và dễ hiểu nhất”. (18.3.2015)
“Người nam và người nữ là hình ảnh của Thiên Chúa. Điều này cho chúng ta biết rằng, không phải chỉ người nam là hình ảnh của Thiên Chúa, hay chỉ người nữ là hình ảnh của Thiên Chúa”. (15.4.2015). Tội lỗi phát sinh ra ngờ vực và chia rẽ giữa người nam và người nữ. Mỗi quan hệ của họ sẽ bị hủy hoại do hàng ngàn hình thức lạm dụng và nô dịch hóa, cám dỗ lạc đường, thiếu hiểu biết, thậm chí hình thức thảm khốc và mãnh liệt. Và trải qua thời gian sinh ra những vết thương lòng. Thí dụ, chúng ta thử nghĩ đến những sự vượt quá giới hạn về tính gia trưởng. Nghĩ về những hình thức trọng nam giới và coi nhẹ nữ giới. Nghĩ đến sự lợi dụng và coi thân thể người phụ nữ như món hàng. Chúng ta hãy nghĩ đến đại dịch nghi kị gần đây, và thậm chí hành động thù địch đang lan rộng trong văn hóa chúng ta, đặc biệt trong sự nghi kị với phụ nữ - hướng đến một thỏa ước giữa người nam và người nữ, đồng thời luyện lọc cộng đồng nên thân mật và bảo vệ phẩm giá của sự khác biệt.
“Chúa Giê-su không bao giờ ngừng nói với mọi người, thậm chí cả với người không mong gặp gỡ với Ngài trong cuộc đời này. Đó là một bài học quan trọng cho Giáo Hội! Các Tông đồ đã được tuyển chọn để chăm sóc đoàn chiên thay cho Chúa Giê-su ở trần gian hầu duy trì thực tại trần thế của Chúa Giê-su trong xã hội ngày nay, đó là điều rất cần thiết để làm mới lại thỏa ước giữa gia đình và cộng đồng Ki-tô hữu. Chúng ta có thể nói rằng, gia đình và giáo xứ là những cộng đồng tình yêu hầu tìm ra nguồn ơn bất tận trong Thiên Chúa. Một Giáo hội theo đúng hướng Tin Mừng cách đích thực thì thật khó, nhưng mang hình thức của một gia đình hiếu khách, với những cánh cửa luôn rộng mở. Giáo hội, các giáo xứ, các tổ chức tôn giáo với những cánh cửa khép kín không bao giờ được gọi là Giáo hội, chúng nên được coi như những nhà bảo tàng!” (9.9.2015).
“Đức tin diễn tả sự khôn ngoan về công trình sáng tạo của Thiên Chúa. Gia đình là khởi điểm, là gốc rễ của thế giới văn hóa này, và sẽ cứu chúng ta thoát khỏi nhiều thứ tấn công, nhiều sự phá hoại, từ rất nhiều ‘sự thực dân hóa’, như cám dỗ của đồng tiền hay của những ý thức hệ đang đe dọa rất nhiều người trên thế giới. Gia đình là nền tảng sự bảo vệ chúng ta!” (16.9.2015) “Gia đình - giao ước tình yêu giữa người nam và người nữ, là câu trả lời cho thách đố lớn nhất của thế gian. Gia đình là câu trả lời vì nó là tế bào của xã hội hầu cân bằng chiều kích cá nhân và tập thể, đồng thời có thể là hình mẫu sự quản lý ổn định của hàng hóa và tài nguyên của công trình tạo dựng. Gia đình là tác nhân chính của một nguyên sinh thái học, bởi vì nó là nhân tố xã hội cơ bản, chứa đựng trong nó hai nguyên tắc nền tảng của văn minh nhân loại trên mặt đất: nguyên tắc của cộng đồng và nguyên tắc của sự nhân rộng”. (30.9.2015)
Với suy gẫm này chúng ta bước vào ngưỡng cửa của Năm Thánh Lòng thương xót, sự đóng của nó. Cánh cửa ở trước chúng ta, không chỉ là Cửa Thánh, nhưng là một cánh cửa diệu kỳ: Cánh cửa vĩ đại về Lòng thương xót của Thiên Chúa –đó là một cánh cửa đẹp tuyệt vời! (…) Một Giáo hội không mến khách sẽ giống như một gia đình đóng kín cửa, làm mất vẻ đẹp của Tin Mừng và làm khô héo thế gian. Không có những cánh cửa bọc thép trong Giáo hội, không thể! Cánh cửa hoàn toàn mở! người giữ các cánh cửa –những ngưỡng cửa, những lối đi, những biên giới trở nên quan trọng. Tất nhiên cánh cửa phải được bảo vệ, nhưng không từ chối bất cứ ai muốn vào. Cánh cửa không phải là nơi bị cưỡng chế nhưng trái lại, một lời đề nghị xin phép, vì sự hiếu khách phản chiếu trong tự do của sự chào đón, và làm mờ tính kiêu ngạo sự xâm phạm. Cánh cửa được mở cách thường xuyên, để thấy nếu có một ai đó đang đợi bên ngoài, có lẽ không cần đến sức mạnh để khóa. Bao nhiêu người đã mất niềm tin, không có sự can đảm để khóa cánh cửa lòng Ki-tô hữu của chúng ta. Một cánh cửa nói lên rất nhiều điều về ngôi nhà, và về Giáo hội.
Tác giả: Giuse Đỗ QC chuyển ngữ
Nguồn tin: News.va