Thâm nhập cảnh giới tối thắng (tối thượng)

Chủ nhật - 24/01/2021 04:23  2099
lam sao de biet duoc linh hon da duoc len thien dangCảnh giới tư tưởng cao nhất mà một người có thể đạt được là cảnh giới của những người ‘Bạn của Đức Giêsu’, là cảnh giới của một người đạt đạo, trở nên giống Chúa. Nó tương tự như cảnh giới tối thắng (tối thượng, cao nhất, chóp đỉnh) của những người ra sức truy tầm tôn giáo, chẳng hạn như cảnh giới của chư phật, cảnh giới của người đắc đạo, hay cảnh giới của niết bàn, giải thoát… Đặc điểm chung của những người đạt tới cảnh giới tối thắng là trạng thái tịch tĩnh của tâm, là sự thanh tịnh, yên lặng, rỗng rang  (trống không, vắng lặng, yên bặt,...) của bản thể...

Có nhiều con đường để đạt tới cảnh giới cao nhất mà một người chủ yếu có thể đạt được thông qua tôn giáo. Trong phạm vi bài viết này, tôi xin trình bày con đường thâm nhập cảnh giới tối thắng qua Kitô giáo.

Trong Kitô giáo có trình bày hoa trái của các nhân đức của Chúa Thánh Thần mà một kitô hữu có thể nhận được trong quá trình bước đi theo Chúa. Tôi xin liệt kê một số nhân đức căn bản của kitô hữu, chẳng hạn như: trung thực, khôn ngoan, khiêm nhường, bác ái, đạo đức, vâng lời, kính sợ Chúa,…

Khi một người đạt tới cảnh giới cao nhất, người đó cũng sẽ có một nhân đức đạt tới đỉnh cao, nhưng các nhân đức khác họ cũng không kém. Tu một nhân đức chuyên chú có thể khiến một người đạt tới cảnh giới tối thắng. Không ai so sánh một người khôn ngoan và một người bác ái, ai cao hơn? Hay không ai so sánh một người trung thực và một người khiêm nhường, ai giá trị hơn?,… các nhân đức đều có giá trị và đều cần thiết, không nhân đức nào trọng hơn nhân đức nào…

Nếu tìm hiểu quá trình tu đạo của các bậc tu hành thuở sơ khai của Kitô giáo, chúng ta có thể thấy sự nhiệt thành của các bậc cổ xưa đã hết lòng chuyên tu để đạt đạo. Nhiều bậc tu hành cổ xưa không ngại khó ngại khổ đã liều mình vào rừng sâu hay đóng trại nơi hoang mạc để chuyên tu khổ hạnh với mục đích là đạt đỉnh cao của một, hai nhân đức nào đó -  điều này thật đáng để con người hiện đại ngưỡng mộ và học hỏi về sự truy tầm lẽ đạo, chân lý của các bậc tu xưa.

Như mở đầu bài viết, đặc điểm chung của những người đạt tới cảnh giới tối thắng là trạng thái tĩnh tịch của tâm, sự vắng bặt, yên lặng, rỗng rang của bản thể,… ở cảnh giới này mọi thứ dừng lại và nhận biết rõ ràng: tâm trí thanh tịnh không vướng bận, không chạy theo suy nghĩ lăng xăng hay vọng tưởng. Mọi thứ trở nên yên lặng như mặt hồ phẳng lặng, không bị khuấy động, thi thoảng có chút gợn sóng nhưng là gợn sóng của niềm vui, sự an lạc tới từ vĩnh hằng. Ở trạng thái này không có khổ não, không còn gắng sức, mọi thứ tự nhiên đến tự nhiên đi không níu kéo hay không khiến con người dính bám. Đây là trạng thái nhận biết rõ ràng đến từ phản xạ tự nhiên của vĩnh hằng, không cần đến kinh nghiệm của bản thân hay là suy tư của não bộ,…

Rất khó diễn tả trạng thái này bằng ngôn từ, tuy nhiên đạt tới cảnh giới này không ai là không hạnh phúc, không ai là không an nhiên tự tại,… Có thể nói đây chính là thiên đàng tạm trên đất mà Chúa Giêsu hứa ban cho những người chu toàn bổn phận của mình theo sứ mạng Chúa trao phó. Có nhiều con đường để đạt tới cảnh giới tối thắng, và người ta có thể chuyên tu một nhân đức để đạt tới cảnh giới này. Như vậy, có nhiều nhân đức cần chinh phục nên có những con đường khác nhau để con người đạt đạo, đạt tới chân lý vĩnh hằng, đạt tới cảnh giới tối thắng!


Lạy Chúa Giêsu xin hãy đến, hãy tỏ lộ, hãy giúp chúng con gặp được chân lý vĩnh hằng của Chúa!

Tác giả: Vũ Thắng

***+***
xkta
lpv
gkpv
tvcv
***+***
ra khoi
lnth
LIÊN KẾT

 

 

 

11.jpg 8.jpg 9.jpg 10.jpg 13.jpg
PAGE FACEBOOK
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập250
  • Máy chủ tìm kiếm28
  • Khách viếng thăm222
  • Hôm nay52,983
  • Tháng hiện tại913,998
  • Tổng lượt truy cập78,917,449
Copyright © 2022 thuộc về Tòa Giám Mục Bùi Chu
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Bùi Chu
Địa chỉ: Xuân Ngọc - Xuân Trường - Nam Định

Email: bttbuichu@gmail.com

Chúng tôi trên mạng xã hội

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây