Lời dạy với uy quyền

Thứ tư - 24/06/2020 17:55  927
THỨ NĂM TUẦN XII THƯỜNG NIÊN
Mt 7, 21-29

Dân chúng kinh ngạc về giáo lý của Người: vì Người dạy dỗ họ như Đấng có quyền, chứ không như luật sĩ và các biệt phái của họ.” (Mt 7,29)

Chúa Giêsu dạy gì và dạy như thế nào mà khiến dân chúng kinh ngạc?

Điều Chúa dạy rất đơn sơ, cụ thể. Ngài phán cùng các môn đệ rằng: “Không phải tất cả những ai nói với Thầy: ‘Lạy Chúa, Lạy Chúa’ là được vào nước trời cả đâu. Nhưng chỉ những ai thực hiện ý Cha của Ngài ở trên trời, kẻ ấy mới được vào nước trời.” Ý muốn của cha Ngài không phải chỉ tôn thờ bằng môi miệng: ‘Lạy Chúa, Lạy Chúa” hay bằng cách làm những việc cao siêu, vĩ đại như “nói tiên tri” hay “trừ quỷ” hay thậm chí như việc “làm nhiều phép lạ” (x. Mt 7, 22), nhưng là thực hiện ý của Cha Ngài. Cụ thể là “nghe những lời Ngài dạy và đem thực hành.” Kẻ nào làm như vậy thì giống như người khôn ngoan, đã xây nhà mình trên đá. Nhà đó sẽ không bị sập dù có mưa to, nước tràn hay gió bão. Còn kẻ nào nghe những lời Ngài dạy mà không đem ra thực hành, thì giống như người ngu đần, xây nhà mình trên cát, khi mưa sa nước lũ, gió thổi và lùa vào nhà đó, nhà sẽ sập và sẽ trở nên đống hoang tàn” (x. Mt 7,26).

Lời dạy như trên quả là đơn sơ, sáng rõ và hợp lí. Nhưng bởi đâu những lời ấy lại tạo ra được hiệu quả lớn lao như vậy, đến mức khiến dân chúng phải “kinh ngạc”? Nói cách khác, cái gì đã tạo cho các lời của Ngài có quyền uy to lớn như thế? Cái gì đã làm cho lời của Ngài có năng lực chuyển hóa dân chúng như vậy mà lời dạy của các kinh sư và luật sỹ không có được?

Như chúng ta biết, có nhiều loại “quyền” khác nhau. Có thứ “quyền” phát xuất từ cơ thể như nơi các các lực sĩ có tài năng. Họ cử động với một quyền uy thật mạnh. Cũng có thứ “quyền” phát xuất từ các siêu sao hay các nhà hùng biện tài ba. Họ cũng tạo ra một loại quyền uy hay một loại quyền lực nào đó. Nhưng còn một loại quyền lực và thẩm quyền khác, bản chất rất khác với quyền lực và quyền uy của các lực sĩ hay các siêu sao. Đó là quyền lực, quyền uy nơi em bé. Quyền lực, quyền uy nghịch lý của sự mong manh, của ngây thơ, của bất lực. Nếu chúng ta để một lực sĩ, một siêu sao và một em bé chung vào một phòng, ai sẽ là người mạnh nhất, ai có quyền nhất? Hẳn em bé phải là người có quyền lực nhất, một loại quyền uy làm thay đổi các quả tim!

Chúa Giêsu có thứ quyền uy của “em bé” này. Sự dễ tổn thương, sự ngây thơ của Ngài đã làm cho lời nói của Ngài có một quyền uy đặc biệt.

Nhưng còn có hai yếu tố khác làm cho lời của Ngài khiến dân chúng phải “kinh ngạc”. Yếu tố thứ nhất là lời của Ngài luôn đặt nền tảng trên chính đời của Ngài. Giữa lời của Ngài và đời của Ngài, không có một cách biệt nào. Yếu tố thứ hai là lời của Ngài khiến dân cúng kinh ngạc vì nó không đến từ Ngài, nhưng nó đến từ Ai đó qua Ngài, từ Đấng ở trên Ngài mà quyền uy không thể nào chối cãi, đó là Thiên Chúa, Cha của Ngài.

Như vậy, lời dạy của Chúa Giêsu khiến dân chúng kinh ngạc vì lời dạy của Ngài thật đơn sơ, sáng rõ và dứt khoát. Sự đơn sơ, sáng rõ và dứt khoát này phát xuất từ chính sự ngây thơ, trong trắng, hoàn toàn phó thác, tuyệt đối tin tưởng của Ngài vào Chúa Cha khiến những lời Ngài dạy không còn là của Ngài riêng Ngài mà là của Cha Ngài. Do đó, lời Ngài dạy đầy quyền uy. Amen.

Tác giả: Lm. Gioachim Nguyễn Hữu Văn

***+***
xkta
lpv
gkpv
tvcv
***+***
ra khoi
lnth
LIÊN KẾT

 

 

 

11.jpg 8.jpg 9.jpg 10.jpg 13.jpg
PAGE FACEBOOK
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập346
  • Máy chủ tìm kiếm55
  • Khách viếng thăm291
  • Hôm nay32,848
  • Tháng hiện tại1,021,677
  • Tổng lượt truy cập79,025,128
Copyright © 2022 thuộc về Tòa Giám Mục Bùi Chu
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Bùi Chu
Địa chỉ: Xuân Ngọc - Xuân Trường - Nam Định

Email: bttbuichu@gmail.com

Chúng tôi trên mạng xã hội

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây