Sự chết, lối về với nguồn yêu thương

Thứ hai - 02/04/2018 15:25  1684
Đối với những người không có niềm tin, cái chết là một bi kịch, một sự kết thúc. Trước thực tại ấy, không ít người chạy theo đường yêu cuồng sống vội, tìm cách thỏa mãn nhu cầu bản năng. Cuộc đời họ bị lạc thú và tiền bạc điều khiển lại lầm tưởng đó là đường dẫn tới hạnh phúc mà không biết mình đang bước vào sự chết với sự vô vọng. Khoa học ngày nay dẫu có tiến bộ cũng chỉ tìm được những phương thức níu kéo sự sống thêm một thời gian, nhưng là sự kéo dài trong đau đớn và mệt mỏi. Cái chết luôn ám ảnh tâm trí con người : Cái gì sẽ tiếp theo sau cuộc sống trần gian này ? Đó là nơi hạnh phúc hay đau khổ hoặc là cái gì khác nữa ?
 
 
Kitô hữu chúng ta biết đón nhận sự cái chết như một sự hoàn tất với tâm hồn bình an, vì mạc khải Kitô giáo đã cho biết cái chết như cánh cổng dẫn vào thánh điện an vui vĩnh hằng. Thánh Phaolô đã xác định rằng vào ngày cuối cùng cái hư hoại trong ta sẽ trở nên bất hoại, cái khả tử sẽ nên bất tử. Niềm tin và hy vọng không loại bỏ được sự sợ hãi trước cái chết nhưng nó giúp ta đón nhận trong an vui : “Tôi chết vui cũng như đã sống vui”. 
 
Theo kế hoạch của Thiên Chúa, cái chết của con người không mang tính chết chóc, nhưng là một định hướng cho cuộc sống mới. Là người Kitô hữu, chúng ta “chết cho Chúa” cũng như đã “sống cho Ngài” (x. Rm 14, 7). Nhờ cái chết, chúng ta “tôn vinh Thiên Chúa” (Ga 21, 19) để đáng hưởng triều thiên sự sống. Từ nỗi khắc khoải không thể tránh được, sự chết trở nên một đối tượng của toàn phúc : “Phúc thay những kẻ chết trong Chúa” (Kh 14, 13), vì nhờ đó Chúa đưa chúng ta đến nơi an nghỉ muôn đời, đến miền ánh sáng vô tận.
 
Quả vậy, Đức Kitô đến trần gian, mặc lấy thân xác con người, trở nên giống như con người mọi đàng, ngoại trừ tội lỗi. Ngài cũng đón nhận cái chết như con người. Ngài đã cảm nhận nỗi đau khổ của con người, và trước cái chết Ngài cũng sợ hãi thốt lên : “Bây giờ tâm hồn Thầy xao xuyến, Thầy biết nói gì đây ?” (Ga 12, 27). Đức Kitô đã đón nhận cái chết là để giải thoát chúng ta khỏi thần chết. Cái chết của Đức Kitô không phải do tội. Thánh kinh cho biết quan Phi-la-tô đã không tìm ra một lý do nào để kết án Người (x. Lc 23, 52). Chúa Giêsu đã biết trước và nhiều lần tiên báo về cái chết của mình với các Tông đồ để họ khỏi ngỡ ngàng khi điều đó xảy ra (x. Mc 8, 31). Dầu vô tội, Người đã nhận lấy số phận của tội nhân và cũng đã chết như bao tội nhân. Nhưng Người đã chiến thắng sự chết, chiến thắng tội lỗi, tước đoạt quyền lực của sự chết, mang lại cho con người sự sống đời đời. Ai trong chúng ta đã chẳng hơn một lần chứng kiến cái chết hay đám tang của một người thân quen. Cái chết trở thành thông điệp gửi đến mỗi người. Không ai thoát khỏi sự chết vì vậy hãy sống tốt hiện tại như một sự chuẩn bị cho tương lai đời sau.
 
Cuộc sống chúng ta có bình an hay không hệ tại ở chọn lựa của chúng ta. Đừng đổ lỗi cho bất kỳ điều gì hay bất cứ ai, nhưng hãy xét xem chúng ta đã sử dụng và làm cho cuộc sống mình sinh hoa kết quả thế nào. Quá khứ đã qua, tương lai chưa đến, chỉ có hiện tại nằm trong tầm tay, hãy cảm nhận nét bút kỳ diệu của Thiên Chúa trên những đường cong trong cuộc đời mình. Khi mời gọi chúng ta sống tỉnh thức, Chúa Giêsu muốn chúng ta tập trung toàn bộ năng lực cho sự phát khởi cao đẹp nhất của một tư tưởng, một thái độ, một tâm tình với tất cả sự đáp ứng tích cực. Bởi đó, việc đầu tiên trong chương trình sống của người Kitô hữu hằng ngày phải là đong đầy trong yêu thương những giây phút hiện tại đi qua trong đời. Như vậy chúng ta sẽ nhìn cái chết như một điều kiện tự nhiên để có được cuộc sống mới là Đức Kitô. Chúng ta không chối từ nhưng nhìn nhận sự sống mà Chúa ban một cách tích cực hơn như Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã từng nói : “Sự sống là quà tặng của Đấng tạo hoá dùng để phục vụ anh chị em mình”.
 
Cái chết và sự Phục sinh của Đức Kitô giúp tín hữu không nhìn cái chết như một định mệnh nghiệt ngã và phi lí, nhưng có niềm tin vững mạnh vào Thiên Chúa hằng sống và sự chết chỉ là hành trình trở về nguồn yêu thương. Trước cái chết trên thập giá, Chúa Giêsu dầu có run sợ nhưng không thoái lui. Chúa Giêsu chết trong niềm vâng phục tín thác là để mở đường cho những ai tin và đi theo Ngài bước vào cuộc sống viên mãn.
 
Chúa Kitô chịu tử nạn và đã phục sinh. Niềm tin này sẽ giúp chúng ta can đảm làm chứng nhân sự phục sinh của Đấng chịu đóng đinh trong bất cứ môi trường và hoàn cảnh sống nào. Nếu Đấng ấy không sống lại thật thì mọi hành vi hướng thiện cũng như đời sống hy sinh phục vụ của chúng ta đều ra vô nghĩa. Nhưng sự thật là Ngài đã sống lại. Và chúng ta có thêm hy vọng sẽ được bước vào cõi hằng sống khi bước qua cái chết cùng với Đức Kitô Phục sinh.
 
Nt. Cecilia Xinh, Đaminh Bùi Chu
***+***
xkta
lpv
gkpv
tvcv
***+***
ra khoi
lnth
LIÊN KẾT

 

 

 

11.jpg 8.jpg 9.jpg 10.jpg 13.jpg
PAGE FACEBOOK
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập443
  • Máy chủ tìm kiếm39
  • Khách viếng thăm404
  • Hôm nay52,983
  • Tháng hiện tại951,200
  • Tổng lượt truy cập78,954,651
Copyright © 2022 thuộc về Tòa Giám Mục Bùi Chu
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Bùi Chu
Địa chỉ: Xuân Ngọc - Xuân Trường - Nam Định

Email: bttbuichu@gmail.com

Chúng tôi trên mạng xã hội

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây