Dám thẳng thắn trả lời "không"

Thứ năm - 13/07/2017 15:45  2317
00 00 pas d'accordMột số người Tây có mối liên hệ gần gũi với người Việt chúng mình rất ngạc nhiên khi thấy chúng ta ít khi trả lời « không » trước lời đề nghị giúp đỡ của người khác hoặc nói là mình không đồng ý với ai đó mỗi khi được hỏi ý kiến. Điều này phần nào nói lên tính cách tế nhị, cả nể và dĩ hòa không muốn làm phật ý người khác của người Việt chúng mình. Thế nhưng trong cuộc sống đôi khi việc sẵn sàng trả lời « có » và ngần ngại nói từ « không » lại gây ra phiền toái rất lớn. Như vậy học cách trả lời thẳng thắng « không » cũng thật cần thiết nên đòi hỏi chúng ta phải can đảm và phải tập đi tập lại cho thành thói quen thì mới tránh được những phiền toái gây ra cho người khác cùng với biết bao bất cập kèm theo.
 
Cách cụ thể, trong một bữa ăn được mời, có những món không thích nhưng vì nể chủ nhà chúng ta trả lời là những món đó thật ngon miệng thì biết đâu chủ nhà tưởng thật nên sẽ tiếp tục thết đãi những món ấy với số lượng nhiều hơn nữa vào những lần mời tiếp theo. Hoặc trong các cuộc hội họp để lên chương trình cho một kế hoạch nào đó, vì không muốn đưa quan điểm trái chiều của mình đối với người khác mà nhanh nhảu đồng ý thì ở đây còn bị quy cho sự tắc trách ảnh hưởng trực tiếp đến khâu thi hành khi thi hành mà kết quả mang lại không được nhiều như mong đợi.
 
Cũng vì chúng ta không thẳng thắn trả lời « không » trong khi được mời tham dự một buổi gặp mặt nào đó sẽ gây rất nhiều khó khăn cho ban tổ chức đối với việc nắm bắt số người cụ thể : nếu cứ chuẩn bị theo danh sách mời mà trong số đó vắng mặt nhiều thì sẽ rất lãng phí ; nếu chỉ chuẩn bị sát sao với những ai xác nhận là có mặt nhưng lại có thêm cả những người trước đó không trả lời gì hết thì sẽ đẩy chủ nhà hay ban tổ chức vào thế bối rối khó xử. Hậu quả sẽ còn tệ hại hơn khi đương sự được phân chia cho một công việc nào đó mà công việc ấy là một mắt xích trong một dây chuyền liên quan đến tổng thể của một dự phóng vốn đã được lên chương trình chi tiết. Chúng ta thử tưởng tượng xem nếu không tính đến thời khả năng và thời giờ để hoàn thành nhiệm vụ ấy mà cứ vẫn nhận vào rồi đến phút trót lại bỏ ngỏ thì gây thiệt hại cho tất cả mọi người có liên quan trong dự án đó. Trong trường hợp này thà nói « không » để mất lòng trước nhưng được lòng sau còn hơn nói « có » để được lòng trước nhưng lại mất lòng sau.
 
 Do đó, có thể khẳng định rằng nói « không » không có nghĩa là thoái thác trách nhiệm nhưng lại là có tinh thần trách nhiệm cao, vì biết rằng mình không có thời gian, hoặc bận công việc khác nên không thể nhận lời. Tuy nhiên, khi đã nhận lời rồi thì cần xem công đoạn thực thi sao cho có thể hoàn thành và đạt kết quả lại là sự ưu tiên so với các việc khác mới là người có trách nhiệm đã nói là làm. Tất cả những tham gia đóng góp của mỗi cá nhân cũng đều tác động trực tiếp đến hiệu quả chung của toàn bộ thành viên khác. Xem ra dám nói « không » trong cuộc sống còn là đức tính can đảm và sự thẳng thắng vốn dĩ cần thiết để tạo bề dễ dàng xử lý cho người khác. Và như vậy, chúng ta rất cần phải tập luyện để trở thành một thói quen tốt.   
 
Suất Đinh
***+***
xkta
lpv
gkpv
tvcv
***+***
ra khoi
lnth
LIÊN KẾT

 

 

 

11.jpg 8.jpg 9.jpg 10.jpg 13.jpg
PAGE FACEBOOK
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập342
  • Máy chủ tìm kiếm31
  • Khách viếng thăm311
  • Hôm nay52,983
  • Tháng hiện tại934,047
  • Tổng lượt truy cập78,937,498
Copyright © 2022 thuộc về Tòa Giám Mục Bùi Chu
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Bùi Chu
Địa chỉ: Xuân Ngọc - Xuân Trường - Nam Định

Email: bttbuichu@gmail.com

Chúng tôi trên mạng xã hội

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây