Giáo xứ Ngưỡng Nhân cử hành "Tam Nhật Thánh"

Thứ tư - 23/04/2025 05:08  1208
Thứ Năm Tuần Thánh

Thánh Lễ Ly do Cha xứ Giuse Phạm Minh Phan cử hành vào lúc 16h45 giờ tại giáo xứ Ngưỡng Nhân, khai mạc Tam Nhật Thánh – những ngày trọng đại nhất trong năm phụng vụ của Hội Thánh.

 
1 2

Cao trào và cảm động nhất trong Thánh lễ chính là lúc Cha Giuse quỳ xuống, khiêm tốn rửa chân cho 12 môn đệ – đại diện cho các tín hữu trong cộng đoàn. Hình ảnh làm tôi xúc động sâu sắc. Trong tư thế của một chủ chăn, Cha đã tái sinh hành động yêu thương và phục vụ mà chính Chúa Giêsu đã làm trước khi bước vào cuộc khổ nạn. Không phải là một nghi thức đơn thuần, việc rửa chân hôm nay đã trở thành một bài học sống động về tình yêu, sự khiêm tốn và tinh thần phục vụ tha nhân.

Qua Thánh lễ này, mỗi người nhận rõ hơn tinh thần hiệp thông và lời mời gọi của Chúa dành cho mỗi người chúng ta – hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương các con. Đó không chỉ là một kỷ niệm đẹp trong đời sống đức tin, mà còn là một lời nhắc nhở mạnh mẽ để tôi sống dấn thân và phục vụ nhiều hơn trong cuộc sống hằng ngày.

Thứ Sáu Tuần Thánh

Ngày Thứ Sáu Tuần Thánh luôn là ngày đặc biệt để người Công giáo suy niệm về cuộc thương khó, cái chết của Chúa Giêsu trên thập giá – hành động cao cả và đầy hy sinh, là đỉnh cao của tình yêu mà Ngài dành cho nhân loại. Chúng tôi cùng với Cha xứ Giuse Phạm Minh Phan cử hành những nghi thức tưởng niệm cuộc thương khó của Chúa trong bầu không khí trang nghiêm và tĩnh lặng.

 
4 3

Ngày này, Giáo hội không có Thánh lễ mà thay vào đó là những nghi thức đặc biệt, khởi đầu bằng Nghi thức Mở Khăn, Suy tôn Thánh Giá. Hình ảnh Cha xứ Giuse kính cẩn dơ cao Thánh Giá lên và nói: “Đây là cây Thánh Giá, nơi treo Đấng Cứu Độ trần gian” tạo nên một bầu khí tĩnh lặng và linh thiêng vô cùng. Thánh Giá, biểu tượng của sự đau khổ và tình yêu, hiện lên trước mắt mọi người với tất cả sự tôn kính.

Sau đó, toàn thể cộng đoàn, khoảng 2000 giáo dân, đã quỳ xuống hôn kính Thánh Giá. Đó là một hành động đơn giản nhưng tràn đầy tình yêu thương và lòng tôn trọng đối với Đấng Cứu Thế. Trong khoảnh khắc này, mọi người đều cảm nhận được sự hy sinh vô bờ bến của Chúa Giêsu, như một lời nhắc nhở chúng ta phải biết sống khiêm tốn và yêu thương, ngay cả khi đối diện với cơn đau khổ nhất của cuộc đời.

Vào lúc 18h, cộng đoàn tiếp tục tham gia việc đi Đàng Thánh Giá kết hợp với kiệu tượng vác, cùng với Cha xứ Giuse, mỗi người trong chúng ta bước theo Chúa Giêsu trên con đường thập giá. Từng chặng đường đi qua như một bài học về sự chiến đấu và lòng can đảm mà đức Giêsu từng trải qua. Khi cả cộng đồng quỳ xuống trong cơn đau đớn của Chúa, chúng ta không chỉ tưởng tượng mà còn cảm nhận được sự hiệp thông sâu sắc với Ngài, như một lời khẳng định rằng sự yếu đuối của con người có thể được chữa lành nhờ hy sinh của Chúa. Thập Giá Đức Kitô – Niềm Hi Vọng cho chúng ta.

 
7 2

Đến 20h, những nghi thức cuối theo truyền thống của Giáo phận như đọc đoạn, ngắm 15 sự thương khó Chúa, và tháo đinh, táng xác Chúa được thực hiện một cách trang trọng và tôn kính nhất. Trong đêm cực thánh, bầu khí càng thêm trang nghiêm khi đoàn rước khiêng quan tài của Chúa Giêsu – được trang trí tỉ mỉ và công phu nhưng đậm chất tráng lệ, như muốn phản ánh ánh sáng vinh quang của Ngài trong cơn đau khổ.

Đặc biệt, những người giáo dân ở giáo xứ, trong đó có cả bà con giáo giáp Nam, đều mặc trang phục trắng tinh, đầu cuốn khăn tang, tạo nên một đoàn rước màu trắng như tuyết, ánh đèn sáng giữa đêm càng làm tăng thêm sự thiêng liêng và cao cả của cuộc rước. Quan tài của Chúa Giêsu được đặt trong hang đá trang trí thật công phu, tinh tế, giống như một lăng mộ thanh thản và đầy tôn kính, như để thể hiện sự tiếc thương vô hạn nhưng cũng đầy niềm tin hy vọng vào cuộc sống mới mà Ngài đã mang đến cho nhân loại.

 
13

Kết thúc vào lúc 1h30 sáng Thứ Bảy, tất cả các nghi thức tạm dùng lại trong một không gian tĩnh lặng và tôn kính, nhưng đồng thời cũng là một lời hứa về sự phục sinh. Mỗi người chúng tôi ra về với một tâm hồn nặng nề nhưng cũng đầy hy vọng, như chính Chúa Giêsu đã sống lại để mang lại sự sống cho tất cả chúng ta.

Thứ Bảy Tuần Thánh (đặc biệt là Đêm Vọng Phục Sinh)

 
15

Vào hồi 19h, đêm cực thánh bắt đầu với nghi thức làm phép lửa – ngọn lửa thiêng liêng tượng trưng cho ánh sáng của Đức Kitô, Đấng đã vượt qua cái chết để được phục sinh vinh hiển. Trong bầu khí trang nghiêm mà tràn đầy hy vọng, ánh sáng ấy được truyền lan khắp cộng đoàn, mở ra đêm canh thức Phục Sinh đầy nhiệm mầu.
 
21 1

Đỉnh cao của đêm thánh thiêng ấy chính là khi bài kinh Vinh Danh được cất lên. Ngay khoảnh khắc ấy, tiếng kèn, chuông và trống vang dội, hòa cùng những tràng vỗ tay rộn rã như vỡ òa niềm vui – Đức Kitô đã phục sinh! Chúa đã sống lại thật rồi Alleluia. Niềm hân hoan ấy tiếp nối bằng cuộc cung nghinh các thánh nam nữ trong ánh sáng rực rỡ, long trọng mừng Chúa sống lại. Chiều Chúa Nhật Phục Sinh, thánh lễ khép lại trong bình an, từng người ra về với nụ cười và trên tay là quả trứng Phục Sinh – biểu tượng của sự sống mới và niềm hy vọng bất diệt.
 
19
18

Tác giả: TT Ngưỡng Nhân

***+***
xkta
lpv
gkpv
tvcv
***+***
ra khoi
lnth
LIÊN KẾT

 

 

 

11.jpg 8.jpg 9.jpg 10.jpg 13.jpg
PAGE FACEBOOK
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập468
  • Máy chủ tìm kiếm243
  • Khách viếng thăm225
  • Hôm nay36,317
  • Tháng hiện tại1,384,128
  • Tổng lượt truy cập86,635,857
Copyright © 2022 thuộc về Tòa Giám Mục Bùi Chu
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Bùi Chu
Địa chỉ: Xuân Ngọc - Xuân Trường - Nam Định

Email: bttbuichu@gmail.com

Chúng tôi trên mạng xã hội

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây