Tích cực đón Chúa

Thứ bảy - 05/12/2020 03:59  958
CN II MV B
(Is 40,1-5.9-11; 2 Pr 3,8-14; Mc 1,1-8)
 
advent 600x400Mùa Vọng là mùa “trông mong, đợi chờ” Chúa đến. Ngày xưa, mùa này thường được gọi là Mùa Át (phiên âm chữ đầu “Ad” của từ “Adventus”, nghĩa là “Sự Đến”) vì mong chờ việc đến (adventus) lần thứ II của Chúa Cứu Thế.

Nhưng đâu là thái độ chúng ta được mời gọi để trông chờ Chúa đến?
Lời Chúa hôm nay kêu mời chúng ta hãy chờ đợi Chúa đến với một thái độ tích cực, chủ động và dấn thân.
  1. Tích cực
Tích cực là thái độ sống hướng tới những điều lạc quan và xây dựng. Sự mong chờ của Mùa Vọng mang tính tích cực, vì hướng tới những điều tốt đẹp hơn ở phía trước. Đó là tương lai xán lạn của Ngày Chúa Đến, một ngày đầy an ủi và niềm vui, ngày “Đức Chúa quang lâm hùng dũng, tay nắm trọn chủ quyền”, nhưng không phải để xa cách hay trừng phạt dân, mà để yêu thương và bảo bọc dân: “Như mục tử, Chúa chăn giữ đoàn chiên của Chúa, tập trung cả đoàn dưới cánh tay. Lũ chiên con, Người ấp ủ vào lòng, bầy chiên mẹ, cũng tận tình dẫn dắt” (bài đọc I: Is 40,10.11).
  1. Chủ động
Có hai cách mong chờ: thụ động và chủ động. Thụ động là chờ đợi theo kiểu “há miệng chờ sung”, không làm gì hết, chỉ dựa dập vào sự trợ giúp bên ngoài, bản thân không vận động gì. Chúa không mời gọi chúng ta chờ đợi theo kiểu thụ động ấy. Mùa Vọng kêu mời chúng ta chờ đợi cách chủ động.

Trong bài đọc II, thánh Phêrô một đàng nhắn nhủ chúng ta đừng mất kiên nhẫn, một đàng nêu cao thái độ chủ động đang khi chờ đợi Chúa đến. Thái độ chủ động này thể hiện qua việc nỗ lực nên thánh thiện, đạo đức: “Anh em thân mến, trong khi mong đợi ngày đó, anh em phải cố gắng sao cho Người thấy anh em tinh tuyền, không chi đáng trách và sống bình an” (x. 2 Pr 3,8-14).
  1. Dấn thân
Thái độ tích cực và chủ động cần được thể hiện bằng hành động cụ thể. Hành động ấy là “mở đường”, “dọn đường”, được nói tới cả trong bài đọc I và bài Tin Mừng (Is 40,3-4); Mc 3,3).
  • Dọn đường để Chúa đến với tâm hồn mình: sám hối để loại bỏ đồi cao kiêu ngạo, lũng sâu tham lam, sự quanh co của giả trá, mê muội…
  • Dọn đường để Chúa đến với gia đình, cộng đoàn: sám hối để loại bỏ đồi cao của tự ái (cái tôi ích kỷ), lũng sâu của bất hòa chia rẽ, sự quanh co của gian dối, lọc lừa, lươn lẹo…
  • Dọn đường cho Chúa đến với xã hội: sám hối để can đảm lên tiếng vạch trần những sai trái, san phẳng những hố sâu của thù hận, vô cảm, đấu tranh cho công lý, xây dựng hòa bình, vun đắp tình thương.
Như vậy, để sống Mùa Vọng đúng nghĩa, chúng ta không chỉ dừng lại ở việc gia tăng cầu nguyện và hy sinh, nhưng còn được mời gọi sống đức tin một cách tích cực, chủ động và dấn thân hơn.  Ước gì tinh thần Mùa Vọng sẽ giúp chúng ta nỗ lực sám hối canh tân để mở lòng cho Chúa đến với mình, và để dám ra khỏi mình, hầu nỗ lực mở đường cho Chúa đến với mọi người trong môi trường mà chúng ta đang sinh sống và làm việc.

Tác giả: Lm. Đaminh Trần Ngọc Đăng

***+***
xkta
lpv
gkpv
tvcv
***+***
ra khoi
lnth
LIÊN KẾT

 

 

 

11.jpg 8.jpg 9.jpg 10.jpg 13.jpg
PAGE FACEBOOK
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập282
  • Máy chủ tìm kiếm27
  • Khách viếng thăm255
  • Hôm nay54,128
  • Tháng hiện tại641,010
  • Tổng lượt truy cập70,668,767
Copyright © 2022 thuộc về Tòa Giám Mục Bùi Chu
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Bùi Chu
Địa chỉ: Xuân Ngọc - Xuân Trường - Nam Định

Email: bttbuichu@gmail.com

Chúng tôi trên mạng xã hội

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây