Đức Giêsu ngồi đối diện thùng tiền dâng cúng cho Đền Thờ, Người thấy bà góa nghèo đã bỏ cả tấm lòng của mình vào trong thùng dâng cúng chỉ với hai đồng tiền kẽm. Quan sát hai đồng tiền kẽm của bà góa, chúng ta phải thừa nhận rằng: đồng tiền kẽm nào cũng có lịch sử phức tạp và dài dằng dặc của nó.
Trong thời đại ngày nay, con người ta đặc biệt đề cao đồng tiền, đến nỗi người ta lao mình như con thiêu thân về phía trước và tìm mọi cách để kiếm cho thật nhiều tiền. Tiền trở thành thước đo của mọi thứ: Tiền là tiên là phật, là sức bật của tuổi trẻ, là sức khỏe của tuổi già, là cái đà của danh vọng, là cái lọng để che thân, là cán cân công lý...
Hai dụ ngôn này để diễn tả tình thương và niềm vui của Thiên Chúa khi người tội lỗi ăn năn hối cải. Niềm vui dường như hơi bất thường so với thực tế khi người chủ để lại 99 con chiên để đi tìm con chiên lạc, hay vất vả đi tìm đồng tiền đánh mất, để khi tìm được thì hân hoan mời hàng xóm đến chung vui.
Khi rao giảng, Chúa Giêsu thường dùng dụ để giới thiệu Nước Trời cho dân chúng như: dụ ngôn người gieo giống, con chiên lạc, bà góa mất đồng tiền, người mắc nợ không biết thương xót… Hôm nay, Chúa nói về chuyện đốt đèn trong nhà khi đêm tối.
Nhà thần học A.W. Tozer viết, “Thánh Kinh công nhận, không đức tin nào không dẫn đến sự vâng lời; Thánh Kinh cũng không công nhận một sự vâng lời nào đó mà không bắt nguồn từ đức tin; đây là hai mặt của một đồng tiền. Về phía Thiên Chúa, Ngài không bao giờ vội vàng; không một hạn định nào buộc Ngài phải làm điều này điều kia, Ngài tự do dự liệu theo cách của Ngài”.
Xã hội càng phát triển, đời sống con người càng nâng cao thì đồng tiền càng chiếm được vị thế. Có tiền dường như sẽ có tất cả. Nhìn vào xã hội hôm nay, ta có cảm giác như đồng tiền đáp ứng được mọi nhu cầu của cuộc sống. Đồng tiền đã trở thành thiết yếu, trở nên tâm điểm mà cuộc sống con người phải xoay quanh.
Khi con người đang quay cuồng với thời đại kinh tế thị trường trong vòng xoáy của đồng tiền bát gạo, khi câu nói: Nhà bao việc -Việc bận như cỏ bờ, như điệp khúc đặt trên môi miệng; khi người ta cứ bảo: Nhà bao việc, làm gì có thì giờ lễ với lậy cơ chứ; phải làm việc này để đắp vào cái gia đình Chúa trao đã, còn việc Chúa mời gọi: ‘Hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy’ (Lc 9,11b-17) cho phải phép thôi…
Uy quyền của con người thường dựa trên sức mạnh của thế giá hay đồng tiền “mạnh vì gạo, bạo vì tiền”. Người ta thường lấy tiền làm thước đo của sự tôn trọng với người khác. Họ quan niệm rằng người giàu thì sang mà nghèo thường hèn. Uy quyền kiểu đó đã làm mất nhân phẩm của rất nhiều người, thế mới xuất hiện trái ngang bất công và phân biệt trong xã hội giữa người giầu và người nghèo.
Đồng tiền sẽ đi vào vĩnh cửu với chúng ta nếu nó được định giá bằng những việc lành phúc đức, bằng việc hy sinh hãm mình, cảm thông tha thứ, chia cơm sẻ áo với những người túng thiếu…. Bất cứ hành vi nào chúng ta làm vì yêu thương đều sẽ trở nên bất tử.
Tình bạn đích thực vốn phụ thuộc vào cả hai bên để làm sao người bạn tin cậy được mình và cảm thấy thực sự thân thiện. Để được như vậy, cần phải vun đúc theo thời gian và cũng không thể so đo tính toán hơn thiệt. Chính vì vậy, nếu cần phải bỏ ra những đồng tiền hay vật chất hư mất mà mua được tình bạn cao đẹp thì cũng rất đáng nên làm.
Phụng vụ Lời Chúa hôm nay tôn vinh/ ca ngợi bà góa thành Xarepta và bà góa người Do Thái tại đền thờ Giêrusalem. Bà góa thành Xarepta là một người ngoại đã đem nước và bánh cho tiên tri Elia dùng trước khi làm bánh cho bà và con trai bà ăn rồi chết vì hạn hán đói kém. Bà góa tại đền thờ Giêsusalem đã dâng cho đền thờ hai đồng tiền kẽm trị giá bằng một phần tư đồng xu Roma, nhưng lại là tất cả những gì bà có để nuôi thân. Các bà được ca ngợi/ tôn vinh vì nhiều lý do, song chúng ta có thể cùng nhau suy nghĩ ba lý do chính yếu sau đây.
Đức Giêsu cảnh báo phải coi chừng nhóm người nào?
Đức Giêsu ngồi đối diện với cái gì?
Tại sao bà góa nghèo chỉ bỏ có 2 đồng tiền kẽm lại được Đức Giêsu cho là bỏ nhiều hơn ai hết?