Câu chuyện ra đời của Gioan Tiền Hô kết thúc với bài ngợi khen Zacaria cất lên, sau khi lưỡi ông được nới lỏng nhờ sự biến đổi nơi tâm hồn ông, một sự biến đổi của đức tin. Zacaria đã đi từ ngờ vực sang vững tin, từ lần lữa sang vâng phục, để sau đó, đặt tên cho con là “Gioan” như sứ thần dạy.
Nếu câu hỏi xa xưa, “Cái nào có trước, con gà hay quả trứng?” mà chỉ mình Thiên Chúa mới có câu trả lời về cách thức Người tạo dựng thế giới và muôn loài trong đó, thì một câu hỏi lý thú khác với kinh Magnificat là, “Cái nào có trước, linh hồn tôi ngợi khen Chúa hay thần trí tôi hoan hỷ trong Chúa?”
Không thể tin được những gì chúng ta đọc thấy trong phụng vụ Lời Chúa hôm nay. Thay vì nguyền rủa và chúc dữ dân Chúa theo lệnh vua, Balaam, phù thuỷ ngoại giáo lại ngợi khen và chúc lành dân Người; thay vì trả lời câu hỏi của các kỳ mục, “Ông lấy quyền nào mà làm các điều ấy?”, Chúa Giêsu đặt một câu hỏi như ‘một khởi điểm tốt’, buộc họ chọn lựa để tin nhận Ngài.
Phấn chấn trong Thánh Thần, Chúa Giêsu cất lên một lời xưng tụng khá bất ngờ, “Con xin ngợi khen Cha vì Cha đã giấu kín, không cho bậc khôn ngoan thông thái biết những điều này, nhưng lại mặc khải cho những người bé mọn”.
Trong mấy tháng qua, giáo xứ đã nhận được nhiều hồng ân: một lễ Giáng sinh nhiều cảm xúc với sự hiện diện của Đức cha giáo phận, niềm vui vì có vị chủ chăn mới đầy nhiệt thành… Cách đặc biệt, Tuần chầu là dịp giáo xứ dâng lên Chúa lời ngợi khen và cảm tạ Chúa vì tất cả những gì Chúa đã đổ tràn trên cộng đoàn giáo xứ.
Nếu ai có dịp ngang qua nơi đây vào đầu ngày mới, khi mà tất cả còn trong màn đêm tĩnh mịch thì cảm nghiệm được sâu sắc bầu khí linh thiêng của những giây phút đầu ngày : bắt đầu từ lúc bốn giờ sáng, tiếng chuông vọng từ các tháp chuông đồng loạt đổ hồi để thúc giục mọi người thức giấc và dành cho Chúa những thời khắc đầu tiên trong ngày ; kế đến khoảng 30 phút sau đó, ánh đèn điện đã tỏa sáng từ các nguyện đường cùng với lời kinh sáng ca tụng ngợi khen Thiên Chúa được vang lên với các cung điệu trầm bổng của từng thành viên trong mỗi hội dòng thật sốt sáng.
Bài ca là giây phút thăng hoa ngọt ngào của linh hồn thụ nhân qui hướng về thượng trí, với tất cả thần lực bật thốt lên: “Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa, thần trí tôi hớn hở vui mừng vì Thiên Chúa, Đấng Cứu độ tôi”. (Lc 1, 46-47). Tâm tình của bài ca thể hiện ở hai điểm cụ thể: Người bé nhỏ nghèo hèn được Chúa nâng đỡ và Ít-ra-en được Chúa yêu thương.
Tước hiệu Vô Nhiễm Nguyên Tội dành cho Đức Trinh Nữ Maria là một đặc ân và là một danh hiệu đã quen thuộc đối với người công giáo. Đặc biệt với mỗi người con dân Bùi Chu, Mẹ Vô Nhiễm - Phú Nhai không thể thiếu vắng trong trái tim của mỗi người. Dù bận rộn tới đâu, dù ở phương trời nào, cứ đến ngày 8 tháng 12 họ luôn hướng về bên Mẹ, đặc biệt dành ưu tiên về bên Mẹ để cùng Mẹ và cùng nhau ngợi khen Thiên Chúa.
Xin cho mỗi người chúng ta biết nhìn nhận Thiên Chúa là vẻ đẹp viên mãn và là cùng đích mọi sự, để khi chúng ta chiêm ngưỡng những thụ tạo xinh đẹp của Ngài, chúng ta luôn biết tôn vinh và ngợi khen Ngài noi gương Thánh nữ Cêcilia – vị thánh bổn mạng của các ca đoàn và nhạc sĩ Kitô giáo.
Một người trong số 10 người được lành bệnh phong cùi quay trở lại lớn tiếng ngợi khen Thiên Chúa, sấp mình dưới chân Chúa Giêsu, và tạ ơn Người. Chỉ có một người, mà hơn nữa, người ấy lại là người xứ Samaria, khiến Chúa Giêsu phải ngạc nhiên thốt lên: “Chớ thì không phải cả mười người đều sạch sao? Còn chín người kia đâu? Không thấy ai trở lại tôn vinh Thiên Chúa, mà chỉ có người ngoại này”.
Đức Maria tự nhận mình là thân phận nữ tỳ hèn mọn đã được Thiên Chúa đoái thương nhìn đến. Phận nữ tỳ hèn mọn Mẹ được chọn làm Mẹ của Con Thiên Chúa – Mẹ của Giáo Hội. Từ phận nữ tỳ nô lệ, Mẹ được Chúa thương nâng lên một vị cao sang quyền thế: Mẹ Thiên Chúa. Chính vì thế, Mẹ đã dâng lời ngợi khen lòng thương xót của Thiên Chúa: “Phận nữ tỳ hèn mọn, Người đoái thương nhìn tới” (Lc 1, 48).