Ăn uống là một nhu cầu sinh tồn của con người. Muốn ăn, uống con người cần lương thực, ân huệ của Thiên Chúa. Quả vậy, sau khi tạo dựng con người, Thiên Chúa dạy cho con người biết những gì họ có thể ăn và phải lao khổ truân chuyên, con người tội lỗi mới kiếm được lương thực nuôi thân (x.St 3,19).
Lạ lùng thay, điều đầu tiên Chúa Giêsu dạy các môn đệ cầu khẩn với Cha trên trời qua Kinh Lạy Cha trong Tin Mừng hôm nay là “Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày”; thưa lên như thế chẳng khác nào nói, ‘Cha ơi, con đói’.
Trước khi thực hiện chỉ thị 16: "Cách ly toàn xã hội trong 15 ngày", rất nhiều người đã mường tượng đến hai từ ‘phong tỏa’ và ‘cách ly’ hoàn toàn như nhiều quốc gia đang thực hiện. Hơn nữa, người Việt Nam lại vốn chu đáo tiên liệu trước sau, nên nhà nhà đổ xô, người người ồ ạt đi mua sắm lương thực, mỳ tôm, đồ khô các loại.
Cầu nguyện là hơi thở của linh hồn, là lương thực nuôi dưỡng đời sống tâm linh, là sức mạnh giúp ta chống lại các cơn cám dỗ, là môi trường thuận lợi để ta biến đổi đời sống và được tắm gội trong ân sủng của Thiên Chúa.
Cái “thực” mà Chúa Giêsu muốn các môn đệ trao cho con người không phải là vật chất, nhưng là tinh thần, là sự bình an. Bình an là lương thực đến trước hết, trước cả sứ điệp Tin Mừng “Triều đại Thiên Chúa”: “Vào bất cứ nhà nào, trước tiên hãy nói: Bình an cho nhà này!” (Ga 10,5).
Hôm thứ Ba (12/04), ĐTC Phanxicô diễn giải rằng, “Sự bách hại là lương thực thường ngày của Giáo hội”. Chia sẻ trong Thánh lễ sáng tại nguyện đường thánh Mát-ta, ĐTC Phanxicô nhắc tới vị thánh tử đạo tiên khởi S-tê-pha-nô, và diễn giải rằng, “Ngày nay vẫn còn rất nhiều Ki-tô hữu bị giết hại hoặc bị khủng bố vì niềm tin vào Đức Ki-tô”.
Sau khi được ăn bánh no nê, người Do Thái lại đi tìm Đức Giêsu. Họ đi tìm Đức Giêsu không phải vì thấy dấu lạ, nhưng vì muốn được tiếp tục ăn uống no nê mà không phải vất vả làm việc. Nhân cơ hội này, Đức Giêsu đã nhắc nhở họ điều tối quan trọng trong cuộc đời không phải là tìm kiếm thứ lương thực hay hư nát, nhưng là tìm kiếm bánh trường sinh.
Chủ đề của tuần tĩnh tâm Mùa Chay là “Những câu hỏi trần trụi của Tin Mừng”. Hai ý chính trong bài suy niệm thứ sáu của tuần tĩnh tâm hướng đến tính minh bạch về những tài sản của Giáo hội và những ưu tư về cuộc chiến chống lại đói nghèo và lãng phí lương thực trên thế giới ngày nay.
Chỉ đến khi tôi bước vào những cuộc đi bộ hành hương – Tôi mới thực sự cảm thấy mình đang đi trên con đường Jesus – con đường thập giá. Chỉ đến khi tôi bắt đầu hành trình mà không được mang theo tiền bạc hay đồ ăn; ra đi với thân phận là một sinh viên nghèo – Tôi mới phần nào cảm nghiệm được cảnh Jesus sai các môn đệ ra đi và chỉ thị cho các ông không được mang lương thực, bao bị, tiền đồng giắt lưng, không được mặc hai áo.
Trong bữa tiệc, khi nhận lương thực là Mình Máu Thánh, mọi người lớn nhỏ, giầu nghèo đều nhận như nhau. Chính những điểm này giúp con người khi đến với trung tâm của Lòng Thương xót nhìn thấy giá trị, phẩm giá của con người được đề cao, sự sống được coi trọng và công bình bác ái được tỏa rạng đều khắp.
Thật vậy, công việc liên quan đến phẩm giá con người khi mà thất nghiệp phần nào ảnh hưởng và gây thiệt hại đến đời sống tinh thần và vật chất. Ngài nói: Tôi buồn rầu khi nhìn thấy thất nghiệp, những hoàn cảnh không việc làm, cá nhân không tìm thấy công việc, và không thể mang lương thực về nhà. Tôi cũng vui mừng khi thấy các nhà lãnh đạo cố gắng để kiến tạo và tìm kiếm công việc cho tất cả. Việc làm là thiêng liêng, mang lại phẩm giá cho gia đình. Chúng ta phải cầu nguyện để không thể thiếu công việc trong gia đình.