“Thưa Thầy, xin tỏ cho chúng con thấy Chúa Cha, như thế là chúng con mãn nguyện.” Thấy Thiên Chúa là khát mong của thánh Philípphê và cũng là khát mong của mỗi Kitô hữu, người tin vào Thiên Chúa hằng sống.
Được biết và được thấy Thiên Chúa luôn là khát vọng sâu xa, chính đáng của con người. Vì vậy, tông đồ Philipphê đã chân thành thưa với Chúa Giêsu ước muốn của mình.
Thiên Chúa đã không ngần ngại “lôi kéo” con người tiến vào một mầu nhiệm. Ở đó Ngài không đòi con người cố gắng giải thích những bí nhiệm. Mà ngài muốn chúng ta được gặp chính Thiên Chúa. “Lời mặc lấy xác phàm” là mầu nhiệm của một cuộc gặp gỡ: gặp gỡ giữa sự sống siêu việt của Thiên Chúa và sự sống đầy khát vọng của con người.
Mùa vọng là mùa của khát vọng. Chúng ta sống khát vọng của Dân Chúa mong chờ sự xuất hiện của Đấng Cứu Thế qua việc chuẩn bị mừng lễ Giáng Sinh. Chúng ta sống khát vọng của hoàn vũ mong chờ ngày Chúa Cứu Thế đến lần thứ hai để đưa vũ trụ tới sự hoàn tất.
Giáng Sinh luôn là dịp vui đặc biệt đối với người Công giáo, dịp mừng Con Thiên Chúa nhập thể làm người cứu độ nhân loại, dịp khát vọng sâu thẳm nhất của nhân loại, khát vọng được Thiên Chúa cứu độ và giải thoát khỏi tội lỗi, đau khổ và chết chóc, được lấp đầy. Vì thế, người Công giáo có cả một Mùa Vọng dài đến 4 tuần lễ để chuẩn bị cho dịp đặc biệt này.
Trong số vạn vạn thiên thần đó, có ba vị được nhắc đích danh trong Kinh Thánh là ba vị tổng lãnh mà Giáo Hội mừng kính hôm nay. Vị thứ nhất có tên là Micael, nghĩa là : “Ai bằng Thiên Chúa” (x. Kh 12,7-9); vị thứ hai có tên là Gabriel, nghĩa là : “Uy lực của Thiên Chúa” (x. Đn 9,21; Lc 1,11-19.23); và vị thứ ba có tên là Raphael nghĩa là : “Linh dược của Thiên Chúa cứu giúp” (x. Tb 12,15).
Mỗi con người là một thế giới bí ẩn với những cảm xúc, suy nghĩ, trí tuệ, ước mơ, khát vọng… khác nhau. Trong cái riêng của mỗi người, Thiên Chúa hàn gắn, nối kết con người trong mối tương quan huynh đệ, trong tình người, tình máu mủ, tình bạn bè, tình phu thê… để đưa con người đến những giá trị chân chính, giúp hoàn thiện bản thân và cộng tác với nhau trong việc “làm chủ mặt đất này”.
Khi ngồi viết những dòng này thì ngoài sân, trên các tầng cây bản nhạc đặc trưng của họ nhà ve đã trổi lên rất rộn rã. Phượng đã phơi màu đỏ rực đang cố trải mình vươn lên với trời xanh. Đi giữa trời hoa đỏ lòng thầm nghĩ. Phượng sẽ mãi mãi gắn bó với tuổi học trò, vì nó tượng trưng cho tuổi trẻ đầy hoài bão với khát vọng được vươn cao, bay xa, tỏa sáng để dâng hiến cho đời tất cả năng lực, trí tuệ để dựng xây cuộc sống tươi đẹp, như màu hoa đỏ thắm không phai ngay cả khi đã lìa cành.
Thứ Ba (17/05), tại nguyện đường thánh Mát-ta trong Thánh lễ sáng, ĐTC Phanxicô quảng diễn về con đường mà Chúa Giê-su đưa ra là phục vụ tha nhân, qua đó ngài kêu mời các Ki-tô hữu hãy vượt qua sự quyến rũ của những khát vọng trần tục, đồng thời ĐTC cảnh báo những kẻ thích bon chen (những kẻ cơ hội) đang phá hoại tha nhân để đạt được vị trí cao.
Thật vậy, nếu Tết có ý nghĩa ấy là vì Tết là hiện thân của Mùa Xuân, mùa mà ai ai cũng khát mong ắp đầy sức sống trẻ tươi. Một sức sống không bị giới hạn với những mục nát vật chất. Để thực hiện được khát vọng này, thì kinh nghiệm nói với ta rằng không gì khác hơn chính là connection – NỐI KẾT với SUỐI NGUỒN. Nối kết ở đây không phải là hành vi máy móc, nhưng là một lựa chọn ưu tiên để bản thân được dìm mình trong sự hiện diện âm thầm mãnh liệt của ĐẤNG là MÙA XUÂN VĨNH CỬU. Sống kinh nghiệm này, ta gặp lại tâm tình của thánh Au-gút-ti-nô đã thốt lên trong cuốn Tự Thuật: Chúa là vẻ đẹp của ngàn xưa mà mãi luôn tươi trẻ.
Ngược dòng lịch sử cứu độ, trở về với bối cảnh muôn dân mong đợi Đấng Cứu Thế, sự xuất hiện của Gioan Tẩy Giả như một tia sáng, lóe rạng trong bức màn u tối khát vọng của nhân loại, đặc biệt dân Israen đang chờ mong Đấng Thiên Sai.
Cuộc sống con người rất phong phú. Ngoài những gì là hiển nhiên trước mắt con người có thể trông thấy, còn có muôn vàn điều kỳ diệu mời gọi họ khám phá. Trong muôn vàn điều kỳ diệu ấy, có một điều kỳ diệu đòi hỏi con người phải nỗ lực vươn tới như là mục đích tối hậu, là sự hiện thực các khát vọng sâu xa, là tình trạng hạnh phúc tuyệt hảo và chung cuộc của đời người đó là Nước Trời – Nước Thiên Chúa hay còn gọi là Thiên Đàng
Chúng ta tiếp tục cầu nguyện cho thầy, để thầy hăng say lên đường trong sứ vụ tông đồ và tiếp tục tu học, để thầy (và quý thầy.. vừa lãnh nhận tác vụ) sẽ thao thức hơn nữa với những khát vọng của riêng mình: muốn trở thành ’người thợ lành nghề trong vườn nho mà Thiên Chúa và Giáo hội đang kêu mời. Và cứ như thế, các tân chức sẽ là sứ giả của “Tin Vui” cho con người và thế giới hôm nay.