ĐTC: Diễn văn quốc tế về di dân 2017

Thứ sáu - 11/08/2017 04:58  1451
ĐGH với di dân: Đón tiếp – Bảo  vệ - Thăng tiến – Hòa nhập
 
UntitledDiễn văn của Đức Giáo Hoàng tới diễn đàn Quốc Tế về di dân và hòa bình 2017
 
Đức Giáo Hoàng mời gọi tâm tình với người di cư, tị nạn theo tiến trình: Đón tiếp, bảo vệ, thăng tiến và hội nhập. Chúng ta thực hiện điều đó để chu toàn bổn phận của mình: bổn phận về sự công bình, về phép lịch sự và về tình liên đới.
 

Dưới đây là bản dịch được cung cấp bởi Tòa Thánh toàn văn bài nói chuyện của Đức Giáo Hoàng Phanxicô tới các tham dự viên của Diễn đàn Quốc tế về Di dân và Hòa bình diễn ra tại Roma, nhận được từ Vatican sáng nay ngày 21.02.2017.

Được tổ chức bởi Bộ phát triển Con người Toàn diện của Tòa Thánh với sự cộng tác của Mạng lưới Di dân Quốc tế Scalabrini, Diễn đàn quốc tế 2 ngày nhằm mục đích trao đổi tìm ra nguyên nhân sâu xa của di dân để soạn thảo  và đưa ra những giải pháp tốt nhất cho một tiếp cận đạo đức về việc quản lý quốc tế về di dân, cũng như việc hoàn thiện của những người di cư nơi các cộng đồng tiếp nhận và sự ảnh hưởng cụ thể của việc di trú về chính trị và thực tế:
 
* * *
Kính thưa anh chị em,
Tôi Xin gửi đến anh chị em lời chào tự đáy lòng của tôi, với một niềm cảm phục sâu xa vì công việc vô giá của anh chị em. Tôi cám ơn Đức Tổng Giám mục Tomasi về những lời tốt đẹp, cũng như bài thuyết trình của Tiến sĩ Pottering. Tôi cũng biết ơn ba chứng tá suy tư bằng lối xác thực đề tài của Diễn Đàn này: “Toàn diện và phát triển: Từ phản ứng tới hành động”. Thực sự, không thể nhìn những thách đố hiện tại của phong trào di dân thời gian này và cải thiện hòa bình mà không bao hàm hai hạn từ “Sự phát triển và tính toàn diện”: Vì chính lý do này mà tôi muốn thiết lập Một ủy ban để thăng tiến sự phát triển con người cách toàn diện, với một bộ phận dành riêng lo cho người di cư, người tị nạn và các nạn nhân của việc buôn người.

Trong nhiều dạng khác nhau, di dân không phải là hiện tượng mới trong lịch sử loài người. Nó đã để lại dấu tích trên mọi thời, cổ vũ gặp gỡ giữa các dân tộc và việc nảy sinh những nền văn mình mới. Tự bản chất, di cư là việc diễn tả của mong muốn cố hữu cho hạnh phúc riêng với mọi người, một hạnh phúc được tìm kiếm và theo đuổi. Với người ki-tô hữa chúng ta, tất cả đời sống con người là một cuộc hành trình liên lỉ hướng tới quê trời.

Sự khởi đầu của thiên niên kỉ thứ ba này được mô tả khá rõ bởi trào lưu di trú, trong từ cổ xưa gọi là quá cảnh và nơi đến, kéo theo gần như mọi nơi trên thế giới. Không may, phần lớn các trường hợp, các phong trào này bị ép buộc, có nguyên nhân bởi xung đột, những thảm họa tự nhiên, bách hại, biến đổi khí hậu, bạo lực, nghèo đói tột cùng và những điều kiện sống thiếu tình người: “Con số thống kê về người di cư từ lục địa này sang lục địa khác, hoặc di chuyển địa điểm trong chính đất nước của họ và các vùng địa lý đang tăng cao. Những trào lưu di dân bây giờ biểu hiện trào lưu rộng lớn nhất là di cư của các cá nhân, không phải là dân tộc như trong lịch sử” (Thông điệp ngày Quốc tế của những người di cư và tị nạn 05 tháng 08 năm 2013).
 
Trước bức tranh toàn cảnh phức tạp này, tôi cảm thấy cần diễn tả mối bận tâm đặc biệt liên quân tới bản chất ép buộc của nhiều phong trào di dân ngày nay, chúng làm gia tăng những thách đố đã thể hiện nơi cộng đồng chính trị, với xã hội dân sự và tới Giáo Hội, và chúng tạo sức mạnh khẩn thiết để có một câu trả lời hiệu quả và mang tính liên đới với những thách đố này.

Câu trả lời được chia sẻ của chúng ta có thể tóm tắt bằng 4 từ: Chào đón, bảo vệ, thăng tiến và hội nhập (to welcome, to protect, topromote and to integrate).

Chào đón. “Từ chối là một thái độ mà tất cả chúng ta biết (share); Nó làm chúng ta nhìn nhận người hàng xóm của mình không như một người anh chị em được chấp nhận, nhưng như những người không đáng cho sự quan tâm của chúng ta, một địch thủ, hay một người phải quỵ lụy chúng ta (Bài phát biểu với Đoàn Ngoại giao, ngày 12 tháng 01 năm 2015). Bị đối mặt với việc từ chối này, rốt cục đã được bén rễ trong việc cho mình là trung tâm và được làm mạnh bởi cách nói mỵ dân (populist), điều cần là một cuộc thay đổi thái độ, để chiến thắng sự thờ ơ và chống lại những sợ hãi với một sự tiếp cận đón tiếp quảng đại những người gõ cửa nhà chúng ta. Vì những người chạy trốn những cuộc xung đột và bách hại thảm khốc, thường bị rơi vào bẫy trong lưới của những tổ chức tội phạm, những kẻ dám làm bất cứ chuyện gì (Have no scruples), chúng ta cần mở những con đường mang tính nhân đạo bảo đảm và khả thể. Một cách chào đón có trách nhiệm và có giá trị những anh chị em của chúng ta khởi đầu bằng việc cho họ chỗ ở tử tế và phù hợp. Việc quy tụ số lượng lớn những người đang tìm kiếm chỗ nương ẩn và những người tị nạn ở cùng một chỗ với nhau đã không tạo ra những kết quả tích cực. Thay vì đó những trại tập trung này đã tạo ra những hoàn cảnh dễ bị làm hại và khốn khổ mới. Những chương trình đón tiếp phổ biến hơn đã được bắt đầu ở nhiều nơi khác nhau dường như khích lệ (favour) một cuộc gặp gỡ cá vị và dành cho một việc phục vụ chất lượng lớn hơn và gia tăng những đảm bảo thành công.

Bảo vệ. Đấng tiền nhiệm của tôi, Đức Giáo Hoàng Bê-nê-đíc-tô, đã nêu bật thực tế là kinh nghiệm di dân thường làm con người dễ bị làm hại hơn tới việc bóc lột, lạm dụng và bạo lực (cf. Benedict XVI, Thông điệp của ngày di dân thế giới, 18 tháng 11 năm 2005). Chúng ta đang nói đến hàng triệu lao động di cư nam và nữ - và giữa những người đàn ông và phụ nữ đặc biệt này trong những hoàn cảnh bất thường – những người bị lưu vong và đang tìm kiếm chỗ nương náu, và những người là những nạn nhân của việc buôn người. Bảo vệ những quyền bất khả nhượng, đảm bảo sự tự do nền tảng và tôn trọng phẩm giá của họ là những bổn phận từ đó không ai có thể được miễn trừ. Việc bảo vệ những anh chị em này là một mệnh lệnh luân lý biến thành công cụ mang tính pháp lý được chấp nhận, mang cả tính quốc tế và quốc gia, phải rõ ràng và thích đáng; Việc thực thi công chính và vươn xa tới những chọn lựa chính trị; Việc sắp xếp trật trự quan trọng của những quy trình xây dựng, những điều có lẽ chậm hơn, vượt qua những kết quả tức thời của việc nhất trí; thực hiện cùng lúc và lên các chương trình mang tính nhân bản trong cuộc chiến chống lại “nạn buôn bán nội tạng” cái làm lợi tự việc tước mất cơ hội của người khác; phối hợp những nỗ lực của tất cả các vai trò, trong đó, anh em có thể được đảm bảo sẽ luôn luôn là Giáo Hội.

Thăng tiến. Bảo vệ thôi thì chưa đủ. Đòi hỏi việc thăng tiến tới sự phát triển con người toàn diện của người di cư, tị nạn và lưu vong. Điều này “thực hiện bởi việc quan tâm đến những thiện ích vô giá về công lý, hòa bình và việc quan tâm đến thụ tạo” (Tông thư Humanam Progressionem, 17.08.2016). Theo Học Thuyết Xã hội của Giáo Hội Công Giáo (x. Compendium of the Social Doctrine of the Church, 372-374), sự phát triển là quyền không thể phủ nhận của tất cả mọi người. Như thế, việc phát triển phải được chắc chắn bởi việc đảm bảo những điều kiện cần thiết cho việc thi hành đó, cả trong bối cảnh xã hội và cá nhân, cung cấp con đường hợp lý tới những thiện ích cơ bản cho tất cả mọi người và cho khả năng của việc chọn lựa và lớn lên. ở đây cũng cần một nỗ lực kết hợp, một nỗ lực đối diện tất cả các bên có liên quan: từ cộng đoàn chính trị tới xã hội dân sự, từ các tổ chức quốc tế đến các thể chế tôn giáo. Việc thăng tiến con người của người di cư và gia đình họ bắt đầu bằng các cộng đoàn cơ bản ban đầu. Đó là nơi sự thăng tiến này được vững chắc, được gắn với quyền của người có thể di cư, cũng như quyền không bị bắt ép di cư (x. Benedict XVI, Thông điệp cho ngày Thế Giới về di dân và tị nạn, 12.10.2012), nghĩa là quyền tìm quê hương cho chính mình với những điều kiện cần thiết cho việc sống có nhân phẩm. Với mục đích này, những nỗ lực phải được khuyến khích để dẫn tới việc thực thi đầy đủ các chương trình của việc hợp tác quốc tế, thoát khỏi những quyền lợi phe nhóm và những chương trình của việc phát triển xuyên quốc gia liên quan đến người di cư như vai chính thực sự.

Hội nhập. Hội nhập không phải là đồng hóa cũng không phải là kết hợp mà là một quy trình hai chiều, đã được bén rễ cách cơ bản trong sự công nhận mấu chốt của một sự phong phú văn hóa của người khác: Nó không đặt nền văn hóa này lấn át nền văn hóa khác, cũng không phải cô lập lẫn nhau, với cảnh báo nguy hiểm và âm ỉ của việc tạo ra các khu biệt cư hay ổ chuột (ghettoes). Liên quan đến những người đến và những người không có bổn phận bó buộc gần gũi với nền văn hóa và những truyền thống của đất nước đón nhận, việc tôn trọng đặt trên tất cả những luật lệ của quốc gia đó, chiều kích gia đình của tiến trình hội nhập phải được đề cập: vì lý do này tôi cảm thấy cần nhắc lại sự khẩn thiết, thường được thể hiện bởi Huấn Quyền (x. ĐGH Gioan Phao-lô II, Thông Điệp ngày di dân thế giới, 15.08.1986), về các chính sách ưu đãi được chỉ dẫn cho việc hợp nhất ưu đãi và lợi ích của các gia đình. Với việc quan tâm đến dân số bản địa, người ta phải được trợ giúp, bằng việc giúp họ ý thức đầy đủ và mở ra tiến trình hội nhập, dù không phải luôn luôn đơn giản và ngay lập tức, là luôn luôn cần thiết và cho tương lai thì không thể thiếu được. Việc này đòi hỏi những chương trình cụ thể cổ vũ những cuộc gặp gỡ ý nghĩa với những người khác. Xa hơn, đối với các cộng đoàn Ki-tô hữu, sự hội nhập hòa bình của những người thuộc các nền văn hóa khác nhau theo một nghĩa nào đó là một phản ánh của tính Công giáo của Giáo Hội, từ đó sự duy nhất không loại bỏ sự phong phú văn hóa và dân tộc, lập nên phần chính yếu của đời sống của Giáo Hội, người ở trong Thần Khí của Lễ Ngũ Tuần sẽ mở ra với tất cả và mong muốn ôm ấp tất cả (x. John Paul II, Thông điệp ngày Di Dân thế giới, 05.08.1987).

Tôi tin rằng việc kết hợp bốn động từ này, trong ngôi thứ nhất số ít và ngôi thứ nhất số nhiều, hôm nay là trách nhiệm, là một bổn phận chúng ta đảm nhận hướng tới những anh chị em mình, những người do nhiều nguyên nhân khác nhau, đã bị ép để rời khỏi quê hương của họ: Bổn phận của sự công bình, của phép lịch sự và của tình liên đới.
 
Trước tiên, Bổn phận về sự công bình. Chúng ta không thể duy trì sự bất bình đẳng kinh tế không thể chấp nhận được lâu hơn nữa. Sự bất bình đẳng này ngăn cản chúng ta áp dụng nguyên tắc mọi sự là của chung (mục đích phổ quát của những thiện ích trên trái đất). Tất cả chúng ta được mời gọi đảm nhận quy trình của sự chia sẻ một cách tôn trọng, trách nhiệm và sáng tạo theo các quy tắc của công bằng phân phối: “Vậy chúng ta cần tìm ra những cách thức mà nhờ đó tất cả mọi người có thể hưởng lợi từ những hoa quả của trái đất, không chỉ tránh khoảng trống rộng lớn giữa những người có nhiều hơn và những người phải an phận với những miếng vụn, nhưng trên hết bởi vì nó là một đòi hỏi của công bằng, bình đẳng và tôn trọng dành cho mọi người” (Thông điệp ngày Thế giới hòa bình, 08.12.2013,9). Một nhóm cá nhân không thể làm chủ phân nửa những nguồn tài nguyên của Thế giới. Chúng ta không thể cho phép những người và đại đa số các dân chỉ có quyền nhặn nhạnh những mảnh vụn còn thừa. Chúng ta không thể dửng dưng hoặc nghĩ bản thân mình được miễn chuẩn khỏi những mệnh lệnh luân lý là kết quả của một bổn phận cùng nhau chăm sóc hành tinh, một bổn phận được chia sẻ thường được nhấn mạnh bởi cộng đồng chính trị quốc tế, cũng như bởi Huấn Quyền (x. Tóm Lược học thuyết xã hội của Giáo Hội Công Giáo, 9;163; 189; 406). Bổn phận chung này phải được giải thích cùng với nguyên tắc hỗ trợ: “nguyên tắc bảo đảm tự do để phát triển những khả năng thể hiện ở mọi bình diện của xã hội, đồng thời đòi buộc người nắm giữ quyền hành nhiều hơn, phải đảm bảo công ích (Laudato Si’, 196). Đảm bảo sự công bằng cũng có nghĩa hòa giải lịch sử với hoàn cảnh toàn cầu hiện tại của chúng ta, không duy trì quan điểm khai thác con người và những địa điểm, một hậu quả của một việc sử dụng vô liêm sỉ của thị trường để tăng hạnh phúc cho một số ít người. Như Đức Giáo Hoàng Benedict đã khẳng định, tiến trình xóa bỏ thực dân hóa bị đình trệ ‘bởi vì cả những chủ nghĩa thực dân mới và việc tiếp tục lệ thuộc vào những quyền lực nước ngoài cũ và mới, và bởi vì việc thiếu trách nhiệm chết người trong chính những nước đã giành được độc lập” (Tông thư Bác ái trong chân lý, 33). Bởi vì ở đó tất cả những điều này phải được sửa lại.

Thứ hai, đó là bổ phận của phép lịch sự. Việc dấn thân của chúng ta với người di dân, tị nạn và lưu vong gắn liền với những nguyên tắc và giá trị của việc tiếp đón và tình anh em cấu thành gia sản chung của nhân loại và sự khôn ngoan mà từ đó chúng ta được rút ra. Những nguyên tắc va giá trị đó đã được hệ thống hóa mang tính lịch sử trong tuyên ngôn Quốc tế về Nhân Quyền, và trong nhiều hội nghị và thỏa ước quốc tế. “Mọi di dân đều là con người như thế họ có những quyền căn bản bất khả nhượng. Những quyền đó phải được tôn trọng bởi mọi người và trong mọi hoàn cảnh” (ibid.,62). Ngày nay cần thiết hơn bao giờ hết để xác nhận vị trí trung tâm của con người, không cho phép những hoàn cảnh trực tiếp và gián tiếp, hoặc việc thực hiện cần thiết của những đòi hỏi quan liêu và hành chính làm mờ đi phẩm vị cốt yếu này. Như thánh Gioan Phao-lô II đã nói: “Một chỉ chị hợp pháp bất thành quy tắc không thể để cho người di cư đánh mất phẩm giá của họ, khi anh ta được trao cho các quyền bất khả nhượng, thì chúng không thể bị xâm phạm hoặc bị lờ đi” (Đức Gioan Phao-lô II, Thông điệp ngày Di dân thế giới, 25-07-1995, 2). Từ bổn phận của phép lịch sự cũng lấy lại giá trị của tình huynh đệ được đặt nền tảng trên sự thiết định liên hệ có tính bẩm sinh của con người: “Việc ý thức sống động về tính thân thuộc của mình giúp chúng ta nhìn nhận và đối xử với nhau như là anh chị em thực sự; không có tình huynh đệ thì không thể xây dựng một xã hội công bằng và một nền hòa bình vững chắc và mãi mãi được” (Thông điệp cho ngày hòa bình thế giới, 08-12-2013, 1). Tình huynh đệ là một con đường liên hệ lịch sự nhất với thực tại của nhau, nó không đe dọa chúng ta, nhưng ràng buộc, tái khẳng định và làm phong phú căn tính riêng của chúng ta (x. Benedict XVI, Address to Participants in an Interacademic Conference on “The Changing Identity of the Individual”, 28 January 2008).

Cuối cùng, đó là bổn phận của sự liên đới. Trong biểu hiện của những thảm họa đã lấy đi cuộc sống của biết bao người di dân và tị nạn – những xung đột, những bách hại, các dạng của lạm dụng, bạo lực, chết chóc – diễn tả của sự thương cảm và từ bi không thể giúp được chỉ bằng những phong trào mang tính tự phát. “Em của ngươi đâu” (St 4,9): Câu hỏi này thiên Chúa hỏi con người từ những cội nguồn của mình, liên hệ đến chúng ta, đặc biệt ngày nay đối với anh chị em đang di cư: “Đây không phải là một câu hỏi hướng tới người khác; nó là câu hỏi trực tiếp cho tôi, cho bạn, cho mỗi người chúng ta” (Homily at the “Arena” Sports Camp, Salina Quarter, Lampedusa, 8 July 2013). Tình liên đới được phát sinh một cách quý giá từ khả năng hiểu những nhu cầu của anh chị em đang khó khăn và đảm nhận trách nhiệm cho những nhu cầu này. Nói cách khác, điều này được đặt nền tảng nơi giá trị thánh thiêng của lòng hiếu khách, thể hiện trong các truyền thống tôn giáo. Với những người tín hữu chúng ta, lòng hiếu khách dành cho những khách hành hương mệt mỏi được dâng cho chính đức Giê-su Ki-tô, qua người khách mới mẻ: “Tôi là khách lạ, anh em đã tiếp rước” (Mt 25,35). Bổn phận của tình liên đới là để chống lại nền văn hóa vất bỏ và dành sự quan tâm nhiều hơn tới những người yếu nhất, nghèo nhất và dễ bị tổn thương nhất. Như vậy “việc thay đổi thái độ hướng tới người di cư và tị nạn cần thiết cho mọi người, loại bỏ những thái độ phòng vệ và sợ hãi, dửng dưng và loại ra bên lề - là tất cả dạng thức của một nền văn hóa vất bỏ - hướng tới những tâm tình dựa trên một nền văn hóa gặp gỡ, chỉ nền văn hóa này mới có thể xây dựng một thế giới tốt hơn, công bằng và huynh đệ hơn” (Thông điệp cho ngày Thế giới về người di dân và tị nạn, 05.08.2013).

Khi kết thúc những suy tư này, cho phép tôi dành sự quan tâm một lần nữa tới nhóm dễ bị tổn thương đặc biệt của những người di cư, tị nạn và lưu vong, những người mà chúng ta được mời gọi để đón tiếp, để bảo vệ, để thăng tiến và để hòa nhập. Tôi đang nói về những đứa bé và những người trẻ bị ép buộc sống xa quê hương của họ và những người bị tách rời khỏi những người thân yêu của mình. Tôi đã dành Thông điệp ngày thế giới về di dân và tị nạn gần đây nhất của tôi cho họ, nhấn mạnh cách “chúng ta cần làm việc hướng đến việc bảo vệ, hội nhập và những giải pháp lâu dài” (Thông điệp ngày thế giới về người di cư và tị nạn, 08.09.2016).

Tôi tin tưởng rằng hai ngày này sẽ sinh hoa trái dồi dào của những việc tốt lành. Tôi chắc chắn với cách bạn tôi sẽ cầu nguyện và xin đừng quên cầu nguyện cho tôi. Xin cám ơn.

Tiểu Bôi chuyển ngữ

Nguồn tin: zenit.org

***+***
xkta
lpv
gkpv
tvcv
***+***
ra khoi
lnth
LIÊN KẾT

 

 

 

11.jpg 8.jpg 9.jpg 10.jpg 13.jpg
PAGE FACEBOOK
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập405
  • Máy chủ tìm kiếm57
  • Khách viếng thăm348
  • Hôm nay52,983
  • Tháng hiện tại946,268
  • Tổng lượt truy cập78,949,719
Copyright © 2022 thuộc về Tòa Giám Mục Bùi Chu
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Bùi Chu
Địa chỉ: Xuân Ngọc - Xuân Trường - Nam Định

Email: bttbuichu@gmail.com

Chúng tôi trên mạng xã hội

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây