Vết thương của Chúa Giêsu & của thánh Toma

Thứ sáu - 03/07/2020 00:00  1608
Lễ Thánh Tôma Tông đồ
Ep 2,19-22; Ga 20,24-29

0 1Được Chữa Lành
Bài Tin mừng này được công bố vào Chúa Nhật thứ 2 mùa Phục Sinh, Chúa Nhật kính lòng thương xót của Thiên Chúa. Tuy nhiên, khi nghe lại, ta không những nhận ra sự cứng lòng của Tôma, nhưng còn thấy cả những vết thương mà cho đến hôm nay vẫn còn đau đáu nơi mỗi người hiện diện. Vết thương đó là vết thương của hai con người, một của Đức Giêsu và một của chính Tôma.

Vết thương của Đức Giêsu
 Sau khi Phục Sinh, Chúa Giêsu hiện ra với các tông đồ. Oái oăm thay lúc đó Tôma vắng mặt. Khi anh em tường thuật lại biến cố Ngài hiện đến đang lúc các tông đồ đóng cửa cầu nguyện vì sợ người Dothái, Tôma đã không chấp nhận. Ông đòi phải có bằng chứng, phải day tận mặt bắt tận tay việc Đức Giêsu hiện ra, xỏ ngón tay vào dấu đinh, thọc bàn tay vào cạnh sườn để ông toại nguyện. Phải chăng sự vắng mặt của Tôma là do Thiên Chúa quan phòng hầu lấy đó như điểm nhấn để củng cố đức tin của ông cũng như của mỗi người?

Vết thương của Tôma
 Vết thương Đức Giêsu mang trên mình là một vết thương thể lý mà bất kỳ ai cũng có thể quan sát, có thể nhìn thấy, thậm chí là có thể sờ chạm. Còn vết thương của Tôma là một vết thương hằn sâu trong tâm hồn, vết thương chai đá. Tôma không chấp nhận chữa trị vết thương lòng bằng những lời loan báo của anh em đồng đạo. Chỉ đến khi Đức Giêsu hiện đến trong một lần ông cùng với các tông đồ khác cầu nguyện, vết thương ấy mới thực sự được chữa lành.

Tin Mừng kể rằng tám ngày sau, Đức Giêsu hiện đến khi Tôma đang có mặt. Điều đó làm cho ông hoàn toàn mãn nguyện với khao khát của bản thân là được xỏ ngón tay vào dấu đinh, thọc bàn tay vào cạnh sườn Đấng Phục Sinh. Khi khao khát ấy được toại nguyện thì cũng là lúc vết thương trong ông được chữa lành. Kể từ đấy, ông không chỉ tin mà còn sống biến cố này một cách trọn vẹn.

Nhờ hai vết thương đó, ta có thể chắc chắn là thương tích trong tâm hồn Tôma đã được cứu chữa và được tháp nhập vào thân thể mầu nhiệm của Đức Giêsu đúng như lời thánh Phaolô tông đồ gửi tín hữu Êphêxô: Trong Người, toàn thể công trình xây dựng ăn khớp với nhau và vươn lên thành ngôi đền thánh trong Chúa. Trong Người, cả anh em nữa, cũng được xây dựng cùng với những người khác thành ngôi nhà Thiên Chúa ngự, nhờ Thần Khí.

Ấy vậy mà nhiều kitô hữu chẳng nhận ra được điều đó. Thậm chí còn cứng lòng hơn cả Tôma, cố đòi cho bằng được những dấu lạ cụ thể mới tin. Trong khi bản thân có quá nhiều những vết thương cần được chữa lành. Chẳng hạn: những người mẹ đang tâm loại con mình ra khỏi cuộc sống chỉ vì những vui thú xác thịt mà quên đi trách nhiệm hay quyền sống của chính con mình; Những đứa con bất hiếu với cha mẹ; huynh đệ tương tàn hay các mối tương quan chòm xóm, láng giềng bị đổ vỡ…

Vì thế, qua thánh lễ này, chúng ta cầu nguyện cho những người mẹ đã rũ bỏ con mình một cách không thương tiếc. Xin Chúa chữa lành, để họ biết trân quý sự sống. Đồng thời biết làm chủ cảm xúc của chính mình, không còn đối xử với con mình một cách dã man. Xin cho con cái luôn hiếu thảo với cha mẹ, anh em hoà thuận và các mối tương quan được hiếu hoà.

Như Chúa Giêsu đã chữa lành cho Tôma thế nào thì xin Người cũng chữa lành cho mỗi người chúng ta như vậy.

Tác giả: Lam Ngã

***+***
xkta
lpv
gkpv
tvcv
***+***
ra khoi
lnth
LIÊN KẾT

 

 

 

11.jpg 8.jpg 9.jpg 10.jpg 13.jpg
PAGE FACEBOOK
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập265
  • Máy chủ tìm kiếm40
  • Khách viếng thăm225
  • Hôm nay73,711
  • Tháng hiện tại673,461
  • Tổng lượt truy cập70,701,218
Copyright © 2022 thuộc về Tòa Giám Mục Bùi Chu
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Bùi Chu
Địa chỉ: Xuân Ngọc - Xuân Trường - Nam Định

Email: bttbuichu@gmail.com

Chúng tôi trên mạng xã hội

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây