Thầy đã đến ném lửa vào mặt đất...

Thứ tư - 24/10/2018 05:55  2148
Thứ Năm tuần XXIX
Ep 3, 14-21; Lc 12, 49-53

images 1 5Thời sơ khai, con người dùng lửa để sưởi ấm, nướng chín thức ăn, tránh thú dữ, xua đi sự lạnh lẽo, bóng tối và sợ hãi… Lửa vừa có ý nghĩa tượng trưng cho sự văn minh, cái thiện, xua đuổi cái ác, vừa là biểu tượng cho sự đấu tranh cho chân lý, cho khát vọng chiến thắng, cho sức trẻ, và cho sự vươn lên của con người.

Trong bài Phúc âm hôm nay, Đức Giê-su cũng dùng hình ảnh “lửa và phép rửa” để nói lên ước muốn cháy bỏng của Ngài: “Thấy đã đến ném lửa vào mặt đất, và Thầy những ước mong phải chi lửa ấy đã bùng lên. Thầy còn một phép rửa phải chịu, và lòng Thầy khắc khoải biết bao cho đến khi việc này được hoàn tất”.

Trước tiên, lửa Đức Giê-su nói ở đây không mang ý nghĩa của sự trừng phạt, gian truân đang chờ sẵn các môn đệ mà ám chỉ đến sức mạnh của Chúa Thánh Thần đến để thanh luyện thế gian. Ngài rất mong cho công việc thanh luyện này sớm được hoàn thành. Theo sách Công vụ tông đồ, vào ngày lễ Ngũ Tuần, Chúa Thánh Thần ngự xuống các tông đồ dưới dạng hình lưỡi lửa (Cv 3,2). Các Tông đồ nhận được Chúa Thánh Thần, các ông đã trở nên con người hoàn toàn mới: dám mạnh dạn ra đi rao giảng Tin Mừng khắp nơi cho đến tận cùng trái đất (Cv 1,8), làm chứng, hy sinh vì Tin Mừng và tình yêu của Đức Ki-tô Phục Sinh. Hơn nữa, lửa chính là tình yêu nồng cháy của Đức Giê-su (Lc 12,49). Chính tình yêu này đã thôi thúc Ngài đi đến tận cùng của sự dâng hiện trọn vẹn.

Cuối cùng, Ngài thao thức, lo lắng cho sứ vụ của mình ở trần gian còn một “phép rửa” phải thực hiện. Theo thánh Mác-cô, Đức Giê-su phải dìm mình trọn vẹn trong đau khổ, khi Ngài trả lời hai người con ông Dê-bê-đê xin một người ngồi bên hữu, một người ngồi bên tả: “Các anh có uống nổi chén Thầy sắp uống, hay chịu được phép rửa Thầy sắp chịu không” (Mc 10,37-38). Vì thế, “phép rửa” ở đây ám chỉ đến cuộc thương khó của Đức Giê-su. Khi nói tới cuộc tử nạn và Phục sinh của chính mình thì Đức Giê-su vừa cảm thấy băn khoan vừa nôn nóng cho việc đó mau hoàn thành. Có thể nói, hình ảnh “phép rửa” bổ sung cho ý nghĩa lửa của Đức Giê-su dùng để thanh luyện thế gian bằng cách phải trải qua đau khổ và hiến tế chính thân mình trên thánh giá, để cứu độ con người. Đối diện với sứ mạng cao cả này, một mặt Ngài lo lắng nhưng mặt khác Ngài lại nôn nóng cho sứ mạng chóng hoàn thành, bởi vì chỉ khi hoàn thành sứ mạng của Ngài ở trần gian nhờ cuộc tử nạn, Phục Sinh, và lên trời thì Thánh Thần mới xuống thế gian để khai mạc sứ mạng của Giáo Hội.

Mỗi kitô hữu là đền thờ thánh thiêng của Chúa Thánh Thần. Trong đền thờ tâm hồn ấy, chính Thiên Chúa đã thiết lập “ngọn lửa Thần Khí” khi chúng ta lãnh nhận bí tích Rửa tội. Ngọn lửa ấy bắt nguồn từ nơi Đức Giê-su: “Thầy đã đến ném lửa vào mặt đất và Thầy những ước mong phải chi lửa ấy được bùng lên”, và cũng bắt nguồn tứ chính ngọn lửa của Thần Khí đậu trên các tông đồ trong ngày Lễ Ngũ Tuần, từ ngọn lửa Phục sinh của Chúa Ki-tô. Mọi người cần được lửa của Đức Giê-su chạm đến, đốt lên sức mạnh còn tiềm ẩn để họ trở thành ánh sáng cho đời và muối cho trần gian. Xin Chúa đốt lên trong ta ngọn lửa yêu mến của Chúa để ta biết sống cho tha nhân và cho Thiên Chúa. Amen!

Tác giả: Nhóm suy niệm BC

***+***
xkta
lpv
gkpv
tvcv
***+***
ra khoi
lnth
LIÊN KẾT

 

 

 

11.jpg 8.jpg 9.jpg 10.jpg 13.jpg
PAGE FACEBOOK
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập330
  • Máy chủ tìm kiếm41
  • Khách viếng thăm289
  • Hôm nay52,983
  • Tháng hiện tại936,367
  • Tổng lượt truy cập78,939,818
Copyright © 2022 thuộc về Tòa Giám Mục Bùi Chu
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Bùi Chu
Địa chỉ: Xuân Ngọc - Xuân Trường - Nam Định

Email: bttbuichu@gmail.com

Chúng tôi trên mạng xã hội

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây