Bùng nổ thông tin và tĩnh lặng
Chủ nhật - 28/01/2018 03:34
2335
Nhân loại đang sống trong thế kỷ XXI, một thế kỷ được mệnh danh là kỷ nguyên của toàn cầu hóa, thời đại của văn minh trí tuệ và bùng nổ thông tin trên thế giới. Đó là thời đại mà mọi thứ đều trở thành “vấn đề” với nhiều quan niệm và lựa chọn khác nhau. Sống trong một xã hội như thế, con người có cảm giác sợ hãi và bất an, không đủ chủ ý chí để làm điều mình muốn. Thật vậy, Thánh Phaolô đã có lần thốt lên: “Điều tôi muốn thì tôi lại không làm, điều tôi không muốn thì tôi lại cứ làm” (Rm 7,19).
Sống trong một thế giới chạy theo quyền lực, lợi danh, muốn đổi đời, được ca tụng, con người thích chạy theo báo chí, internet để tiếp cận thông tin tốt xấu.
Một điều không thể phủ nhận rằng thông tin đem lại cho con người nhiều lợi ích. Tuy nhiên, với lượng thông tin quá rộng lớn và nhanh chóng, con người hầu như không còn“kịp suy nghĩ và chắt lọc”. Vì thế, con người dần trở nên nông cạn và quyết định thiếu chín chắn. Chính từ những tác động bên ngoài đó có thể làm sói mòn các giá trị đạo đức và để lại những thương tổn cho tâm hồn.
Như chúng ta biết con người gồm bản thể và tuỳ thể. Bản thể là cái bên trong, còn tuỳ thể là cái bên ngoài. Bản thể là cái tôi là lại ít người quan tâm, còn tuỳ thể là cái ta có lại được chú ý nhiều hơn. Chúa Giêsu đã dạy: “Mạng sống anh em chẳng trọng hơn của ăn và thân thể chẳng trọng hơn áo mặc sao” (Mt 6,25). Để hiều được lời dạy của Chúa Giêsu và cảm nhận được giá trị của bản thân, mỗi tín hữu cần tạo cho mình một khoảng lặng để lắng nghe, để cảm nhận, để thấu hiểu và để hòa nhập.
Một nhà tư tưởng kia từng nói: “Có nín lặng mới dễ giữ được lòng đạo đức và có nín lặng mới gợi được nhiều ý tưởng hay trong trí khôn ta”. Theo phân tích tâm lý, thinh lặng làm nên sức mạnh và chỉ người mạnh mới có thể giữ được im lặng. Thật thế, thinh lặng rất đáng trân quý và không thể thiếu trong đời sống của mỗi người. Tiên tri Isaia xem thinh lặng như điều gì đó rất linh thiêng thuộc về yếu tính của sự thánh thiện: “Sức mạnh của chúng ta ở trong sự nín lặng và sự cậy trông” (Is 30,15).
Xu hướng của thời đại là ồn ào náo nhiệt nên các tu sĩ cũng bị ảnh hưởng bởi những vòng xoay đó dẫu cho được mời gọi sống thinh lặng để nên giống Đức Kitô. Người tự nguyện dâng hiến cho Chúa đừng để những ồn ào, những thông tin vô nghĩa làm cho cuộc sống trở nên tẻ nhạt, nông cạn, khô cằn. Sẽ đến một ngày chính chúng ta có thể cảm nhận sự hiện diện mới đáng trân quý và thinh lặng là khôn ngoan.
Ở bên Chúa trong cuộc biến hình, Phêrô nói nhiều mà không biết mình nói gì. Ông là người ồn ào, thích thể hiện, nhưng đã thay đổi lớn sau khi chiêm ngắm. Trước đây ông bị coi là người kém lòng tin khi đi trên mặt nước, cản lối Chúa khi Chúa lên Giêrusalem, chối Chúa trước câu hỏi của mấy đứa tớ gái tại dinh Philatô. Vậy mà khi chiêm ngưỡng dung nhan Chúa, ông hoàn toàn im lặng. Cuộc đời Phêrô có biết bao góc tối, nhưng góc tối lại là điểm đáng tự hào, tán thưởng. Vì nhờ có những giây phút trầm lắng trong tâm hồn, Phêrô nhận thức được, nghe được, hiểu được những yếu kém của bản thân. Và thế là Phêrô buông bỏ để nghe Chúa sửa dạy: “Ta sẽ dẫn nó vào nơi vắng vẻ để phán bảo trong trái tim nó” (Hs 2,16).
Đứng trước xa những lộ thông tin tốt xấu, các tu sĩ cần thận trọng phân định và chọn lựa. Hãy mặc lấy kinh nghiệm của Phêrô trầm tĩnh và lắng nghe để Chúa hướng dẫn và dạy dỗ.
HV Mân Côi LT