Lễ tử đạo, ngẫm tử nạn

Thứ tư - 23/11/2016 15:51  1994
Tháng Mười Một được dành để cầu nguyện cho các tín hữu đã qua đời. Cũng trong tháng này đối với Giáo hội Việt Nam còn có Lễ Trọng kính Các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Từ đó, người viết được thôi thúc gẫm suy về sự chết, một thực tại không thể tránh khỏi đối với bất kỳ một ai. Thế nhưng cũng có rất nhiều cái chết khác nhau: nếu như xưa cái chết của các thánh tử đạo là để minh chứng cho niềm tin sắt son của mình thì ngày nay ngoài cái chết do tuổi già và bệnh tật thì còn có cả nguyên nhân từ phía con người tác động vào môi trường sinh thái bằng lượng ô nhiễm hóa chất mà người viết xin tạm gọi là tử nạn; và còn cái chết do chính bản thân gây ra do sa đà vào nghiện ngập hủy hoại sự sống của mình.
 

Có thể nói chưa bao giờ môi trường sinh thái bị đe dọa trầm trọng như hôm nay. Điều này gây nên nỗi lo cho con người nói chung vì không biết làm sao để phòng tránh đối trong các sinh hoạt hàng ngày trước nạn ngộ độc hóa chất, ngộ độc thực phẩm. Có lẽ chưa khi nào con người phải sống chung với hóa chất nhiều như bây giờ, trong mọi ngõ ngách cuộc sống như: nước, không khí, thực phẩm... Theo báo điện tử Gia đình và xã hội ngày 08/04/2016 đăng tin "Ba tháng đầu năm 2016, đã có gần 1.000 người ngộ độc thực phẩm". Còn theo thống kê ngộ độc thực phẩm tại Việt Nam- FOSI, Tiến sĩ Bùi Mạnh Hà cho biết: "Mỗi năm có chừng 250-500 vụ ngộ độc thực phẩm với 7000 -10.000 nạn nhân".
 
Ai cũng biết nguyên nhân ô nhiễm môi trường và an toàn thực phẩm là có sự can dự của phía con người. Chính chú trọng đến lợi nhuận hay đẩy nhanh sự tăng trưởng kinh tế bằng mọi giá như quan điểm điểm của Hàng Giáo phẩm Việt nam trước thảm họa ô nhiễm môi trường biển miền Trung đã phá hủy sự cân bằng sinh thái cần thiết đối với môi trường sống hiện nay. Sự thiếu trách nhiệm xử lý rác thải công nghiệp của các tập đoàn sản xuất không khỏi làm cho mọi người bớt nguôi ngoai. Trường hợp ông Chu Xuân Phàm, Giám đốc đối ngoại Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh trả lời phóng viên VTC14 về nguyên nhân cá chết hàng loạt ở Miền Trung rằng: “Không thể được cả 2, phải chọn hoặc nhà máy, hoặc cá tôm”. Một khi còn những tắc trách không cần đếm xỉa đến hậu quả khôn lường ra sao thì việc người dân phải chịu nạn tập thể vẫn sẽ còn.
 
Ngoài những nguyên nhân tử nạn diện rộng như đã kể trên, còn nhiều trường hợp do thiếu ý thức, coi thường bản thân không chịu học hỏi để sa vào những tệ nạn: nghiện hút, rượu chè, cờ bạc... của các thanh thiếu niên hiện đại hoặc do sự tắc trách trong ngành y như: bác sĩ để quên kim, kéo, bông gạc hay điện thoại trong bụng bệnh nhân gây ra những cuộc tử nạn trên thể lý và tinh thần. Các ca tử nạn, kiểu tử nạn nhiều đến nỗi chúng ta sợ không muốn nhắc tới. Bởi nghĩ đến nó sẽ khiến ta cảm thấy hổ thẹn với tiền nhân, những người đã chấp nhận chọn cái chết để ‘chân lý’ được tỏa sáng.
 
Trước những thách đố của thời đại, gương sáng ngời của các bậc cha ông tử đạo của chúng ta đáng để cho con cháu noi theo. Dù thế nào chăng nữa, chúng ta không nên thất vọng vào nhân loại hôm nay, nhưng càng phải tin tưởng phó thác vào Lòng thương xót theo gương của các ngài. Vì Thiên Chúa đặt trong thâm sâu cõi lòng mỗi người khao khát hướng tới cùng đích của chân thiện mỹ. Các thánh tử đạo đã đạt tới nguồn mạch ấy bằng cái giá là chính sự sống các ngài. Ngày nay để giữ được nhân tâm, chúng ta cũng phải can đảm khước từ những mời mọc của cám dỗ thăng chức, tăng lương, không thỏa hiệp bắt tay với cái xấu trong bậc sống, chức vụ, nghề nghiệp, lao động dù ít người biết đến sự hy sinh âm thầm ấy. Vì, “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng, để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi....”. (Trịnh Công Sơn – Để gió cuốn đi). Dẫu chỉ để cho gió cuốn đi thì vẫn rất cần, một tấm lòng để cho thấy ta là người đúng nghĩa người. Hãy mở rộng tấm lòng với cuộc sống, với mọi người xung quanh để cuộc sống này an lành hơn, những gì ta cho đi chỉ như hạt cát nhỏ nhoi khi sánh với công trạng của các thánh tử đạo xưa mà thôi.
 
Các thánh Tử đạo đã cách xa nhiều thế hệ nhưng gương hy sinh vì đức tin của các ngài còn mãi lưu trong sử sách. Điều này làm chúng ta ngẫm nghĩ về hoa trái mà mình sẽ để lại cho thế hệ sau: Là hoa trái tốt lành hay chỉ là nợ nần, bệnh dịch, ô nhiễm, tha hóa đạo đức? Chắc chắn, mỗi người đều ý thức trong việc chung tay gieo những hạt giống trách nhiệm, bao dung, tha thứ, sẻ chia… để môi trường ta đang sống trở nên đáng sống và cho hậu thế nở rộ hoa yêu thương của chân trời hy vọng chứa chan.
 
Nt. Scholastica, Đaminh Bùi Chu
***+***
xkta
lpv
gkpv
tvcv
***+***
ra khoi
lnth
LIÊN KẾT

 

 

 

11.jpg 8.jpg 9.jpg 10.jpg 13.jpg
PAGE FACEBOOK
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập119
  • Máy chủ tìm kiếm54
  • Khách viếng thăm65
  • Hôm nay25,579
  • Tháng hiện tại525,631
  • Tổng lượt truy cập69,585,505
Copyright © 2022 thuộc về Tòa Giám Mục Bùi Chu
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Bùi Chu
Địa chỉ: Xuân Ngọc - Xuân Trường - Nam Định

Email: bttbuichu@gmail.com

Chúng tôi trên mạng xã hội

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây