Thứ 5 tuần 29: Lời Đức Giê-su đòi con người phải chọn lựa

Thứ tư - 23/10/2019 04:56  771
Thứ Năm CN 29 
Lc 12,49-53

as i burnBài Tin Mừng thuật lại ước muốn hoàn thành sứ mạng cháy bỏng của Đức Giê-su, khi Ngài nói với các môn đệ: “Thầy đã ném lửa vào mặt đất và Thầy những ước mong phải chi lửa ấy đã bùng lên! Thầy còn một phép rửa phải chịu và lòng Thầy khắc khoải biết bao cho đến khi việc này được hoàn tất!” (Lc 12,49-50). Điều này làm cho chúng ta nhớ lại lời của thánh Gioan Tẩy Giả nhận định về Đức Giê-su là một thẩm phán và là Đấng Mê-si-a: “Người sẽ làm phép rửa cho anh em trong Thánh Thần và lửa” (Lc 3,16). Như vậy, phải chẳng Đức Giê-su đã mượn lại hình ảnh “lửa” và “phép rửa” của thánh Gioan để nói về sứ mạng Mê-si-a của mình?

Để trả lời câu hỏi, chúng ta cùng nhau tìm hiểu hai hình ảnh này.
Lửa có nhiều ý nghĩa khác nhau. Trước tiên, lửa có thể ám chỉ sự trừng phạt: “cái rìu đã đặt sát gôc cây; bất cứ cây nào không sinh quả tốt đều bị chặt đi và quang vào lửa” (Lc 3,9); ở đoạn khác: “Tay Người cầm nia rê sạch lúa trong sân: thóc mẩy thì thu vào kho lẫm, còn thóc lép thì bỏ vào lửa không hề tắt mà đốt đi” (Lc 3,17). Thứ đến, lửa chỉ sự thanh luyện như câu ca ông cha ta thường nói: “lửa thử vang gian nan thử đức”. Sau nữa, lửa ám chỉ những gian truân thử thách đang chờ sẵn các môn đệ, nhằm thánh hóa họ trở nên những chứng nhân của Tin Mừng. Vậy, chẳng lẽ Đức Giê-su mong muốn các môn đệ gặp nhiều gian truân và thử thách? Cuối cùng, lửa ám chỉ Chúa Thánh Thần đến vào ngày lễ Ngũ Tuần để thanh luyện thế gian, sau khi Đức Giê-su hoàn tất cuộc tử nạn – phục sinh – lên trời.

Hình ảnh phép rửa được Đức Giê-su dùng khi Ngài trả lời hai người con ông Dê-bê-đê xin ngôi bên tả và bên hữu Thầy: “Các anh không biết các anh xin gì! Các anh có uống nổi chén Thầy sắp uống hay chịu phép rửa Thầy sắp chịu không?” (Mc 10,38). Ở đây, “phép rửa” ám chỉ cuộc thương khó của Đức Giê-su. Ngài phải trải qua đau khổ mới bước vào vinh quang Nước Trời. Vì thế, tâm trạng của Ngài khắc khoải, lo âu biết bao cho đến khi sứ mạng được hoàn tất.

Như vậy, nhờ ý nghĩa “phép rửa” diễn tả cuộc thương khó của Đức Giê-su, chúng ta có kết luận hình ảnh “phép rửa” bổ túc cho hình ảnh “lửa”.  Do vậy, Đức Giê-su dùng hình ảnh “lửa” ám chỉ Chúa Thánh Thần có ý nghĩa sâu xa nhất. Tất cả diễn tả sứ mạng của Đức Giê-su là thanh luyện thế gian, bằng chính bản thân Ngài ngang qua con đường đau khổ, thập giá, phục sinh và lên trời. Nghĩ đến sứ mạng cao cả này, Đức Giê-su không thể không nôn nóng và lo lắng sao cho sứ mạng sớm hoàn thành bởi vì Ngài hoàn thánh sứ mạng sớm ở trần gian để về Trời thì Chúa Thánh Thần mới từ trời xuống tiếp tục công việc của Ngài ở trần gian bằng cách khai mạc sứ mạng của Giáo Hội.

Ngoài hai hình ảnh lửa và phép rửa, Đức Giê-su còn nói với các môn đệ: “Thầy không đến để đem hòa bình cho trái đất, nhưng đem sự chia rẽ” (Lc 12,51). “Hòa bình” có nhiều ý nghĩa: hòa bình theo kiểu thế gian phụ thuộc vào điều kiện vật chất và tâm trạng của mỗi người tùy hoàn cảnh; còn hòa bình của Thiên Chúa mà Đức Giê-su mang đến chỉ dành cho những ai đã nỗ lực chiến đấu với tội lỗi, đam mê và dục vọng. Đó là người sống theo lời dạy trong Tin Mừng của Đức Giê-su. Hòa bình này phụ thuộc vào thái độ sống đức tin trong mọi hoàn cảnh. Thực tế cho thấy sứ vụ rao giảng của Đức Giê-su đã gặp chống đối. Lời Ngài nói và việc Ngài làm đã đưa độc giả đến sự chọn lựa: theo Ngài hoặc chống đối Ngài. Vì thế, chính quyết định tự do chọn lựa của mỗi người đặt con người vào hai nhóm: nhóm tin theo Đức Giê-su hoặc nhóm chống đối Ngài. Sự chia rẽ này có thể xảy ra ngay chính trong tương quan nội bộ gia đình, như Tin Mừng kể “năm người trong một nhà chia rẽ nhau, ba người chống lại hai, và hai người chống lại ba: cha chống đối con trai, và con trai chống đôi cha; mẹ chống đối con gái, và con gái chống đối mẹ; mẹ chồng chống đối nàng dâu, và nàng dâu chống đối mẹ chồng” (Lc 12,52-53).

Lạy Chúa Giê-su, xin cho chúng con biết đốt lên ngọn lửa Thánh Thần mà Chúa đã ban cho chúng con nhờ cuộc tử nạn và phục sinh. Xin cho chúng con biết chọn Chúa là lẽ sống của cuộc đời và nỗ lực sống theo giáo huấn của Ngài để chúng con tìm được bình an thực sự trong tâm hồn. Xin Chúa Thánh Thần thanh luyện chúng con nên chứng nhân Tin Mừng cho mọi người xung quanh. Amen!

Tác giả: Nhóm suy niệm BC

***+***
xkta
lpv
gkpv
tvcv
***+***
ra khoi
lnth
LIÊN KẾT

 

 

 

11.jpg 8.jpg 9.jpg 10.jpg 13.jpg
PAGE FACEBOOK
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập297
  • Máy chủ tìm kiếm48
  • Khách viếng thăm249
  • Hôm nay70,557
  • Tháng hiện tại1,115,971
  • Tổng lượt truy cập71,143,728
Copyright © 2022 thuộc về Tòa Giám Mục Bùi Chu
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Bùi Chu
Địa chỉ: Xuân Ngọc - Xuân Trường - Nam Định

Email: bttbuichu@gmail.com

Chúng tôi trên mạng xã hội

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây