Thông điệp Laudato Si’ và bài học thực tiễn

Thứ tư - 09/11/2016 17:09  5797
Tóm lược thông điệp Laudato Si’và vài suy nghĩ về tầm quan trọng của môi trường đối với đời sống con người[1]


1. Tóm lược Thông điệp “Laudato sí”
 
Ngôn ngữ tiếng Ý “Laudato Sí” nghĩa là chúc tụng Thiên Chúa, liên quan tới việc chăm sóc ngôi nhà chung là trái đất này, là môi trường sống của chúng ta.
 
Phần đầu tiên của Thông điệp: Một cái nhìn tổng quát, trình bày  tổng quan của Thông điệp. Đức Thánh Cha giúp chúng ta tự đặt các câu hỏi: Chúng ta đến trần gian này để làm gì? Chúng ta hoạt động và tranh đấu với mục đích nào? Tại sao trái đất lại cần chúng ta? Theo Đức Thánh Cha: Nếu chúng ta không đặt những câu hỏi căn bản ấy, thì tôi không tin rằng những quan tâm của chúng ta về môi trường có thể có những hiệu quả tích cực.
 
Chương I: Những gì đang xảy ra cho nhà chúng ta
 
+ Những thay đổi khí hậu
+ Vấn đề nước uống
+ Bảo vệ sự đa dạnh sinh vật.
 
Chương II: Tin Mừng về sự sáng tạo: Để đương đầu với những vấn đề được trình bày trong chương I, Đức Thánh Cha đọc lại các trình thuật Kinh Thánh và trình bày một cái nhìn toàn diện đến từ truyền thống Do Thái- Kitô, nêu rõ “trách nhiệm lớn lao” (s 90) của con người đối với thiên nhiên, mối liên hệ thâm sâu giữa tất cả các loài thụ tạo và sự kiện “môi sinh là một thiện ích chung, là gia sản của toàn thể nhân loại và là trách nhiệm của mọi ngƣời” (s 95).
 
Chương III: Căn cội sự khủng hoảng môi sinh do con người gây ra. Chương này trình bày một phân tích tình hình hiện nay, “để có thể nhận thấy, không những các triệu chứng, nhưng cả những nguyên nhân sâu xa” (s 15), trong một cuộc đối thoại với triết học và các khoa học nhân văn nữa.
 
Chương IV: Môi sinh học toàn diện. Trọng tâm đề nghị của Thông điệp là một nền môi sinh học toàn diện, như một mô hình công lý, một nền môi sinh học, hội nhập chỗ đứng đặc biệt của con người trong thế giới này và tương quan của con người với thực tại xung quanh (s 15). Chúng ta  không thể coi thiên nhiên như cái gì tách biệt khỏi chúng ta hay như một cái khung cho đời sống chúng ta (s 139). Những gì làm thương tổn tình liên đới và tình thân hữu của dân chúng cũng đều gây hại cho môi trường.
 
Chương V: Một vài đường hướng hoạt động. Chương này đề cập đến câu hỏi: Chúng ta có thể và phải làm gì?   Cần phải có những đề nghị “đối thoại và hành động đòi có sự can dự của mỗi người chúng ta, cũng như của nền chính trị quốc tế nữa (s 15). “Giáo hội không chủ trương giải quyết các vấn đề khoa học, cũng không thay thế chính trị, nhưng tôi mời gọi thảo luận chân thành và minh bạch, để những nhu cầu đặc thù hoặc các ý thức hệ không làm thương tổn công ích” (s 188).
 
Chương VI: Giáo dục và linh đạo môi sinh: Chương cuối cùng đi thẳng vào trọng tâm sự hoán cải môi sinh mà Thông điệp mời gọi. Những căn cội cuộc khủng hoảng văn hóa tác động sâu xa và không dễ điều chỉnh lại những tập quán và cách cư xử. Giáo dục và huấn luyện vẫn là những thách đố chủ yếu. “Mọi thay đổi cần có động lực và một hành trình giáo dục” (s 15). Một môi sinh học toàn diện được thực hiện kể cả bằng những cử chỉ đơn sơ thường nhật như giảm bớt tiêu thụ nước, không vứt rác bừa bãi, trồng cây xanh, không đốt phá rừng, thu lượm rác theo các loại khác nhau…
 
2. Một vài ý tưởng về tầm quan trọng của môi trường đối với đời sống con người
 
Môi trường thiên nhiên là ngôi nhà chung của mỗi người chúng ta. Điều này không những muốn nói tới trách nhiệm của mỗi người đối với căn nhà chung này mà điều quan trọng là ngôi nhà chung đó ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống, sức khỏe của mỗi con người. Nếu ngôi nhà chung sạch sẽ, đẹp đẽ thì con người được hưởng nhờ, còn nếu ngôi nhà chung đó bẩn thỉu, bị ô nhiễm, thậm chí bị đầu độc, thì sức khỏe của con người sẽ trực tiếp bị ảnh hưởng. Dưới đây tôi xin nêu ra một vài câu hỏi cũng là gợi ý, để chúng ta có thể thấy được tầm quan trọng của môi trường đối với đời sống con người:
 
- Sống trong môi trường thiên nhiên, chúng ta sẽ phải hít thở từng giây từng phút. Vậy nếu không khí không được trong lành, nóng quá hoặc lạnh quá, hay có những khí độc hại thì sức khỏe của chúng ta sẽ ra sao?
 
- Sống trong môi trường thiên nhiên chúng ta phải ăn, phải uống, vậy nếu nước uống không được sạch, có những chất độc hại, nếu thức ăn thiếu dinh dưỡng, tỷ lệ các chất dinh dưỡng không cân đối và nhất là trong thức ăn có chất độc hại thì sức khỏe chúng ta sẽ thế nào?
 
- Việc khai thác rừng bừa bãi, việc thải các khí đốt quá nhiều vào không khí làm ô nhiễm không khí và làm cho nhiệt độ trái đất ngày càng tăng. Chính con người làm mất cân bằng sinh thái và làm cho nhiệt độ trái đất ngày càng tăng lên.
 
- Và ngược lại nhiệt độ trái đất tăng lên cũng làm cho mất cân bằng sinh thái.
 
- Việc lạm dụng hóa chất và xả các chất thải không được xử lý vào môi trường thiên nhiên làm ô nhiễm và nhiễm độc môi trường.
 
Chúng ta cũng cần biết là khi không khí trong lành, thì thành phần hóa học của không khí bao gồm:
 
-  Nitơ (N2) 78%
 
- Oxy (O2) 28%
 
- Acgon (A) 0,94 % (đây là khí trơ, không màu, không mùi, không vị và không độc).
- Than khí (CO2) 0,030 % (gọi là Dioxít Carbon, không màu, hít thở ở nồng độ cao sẽ gây ngạt thở).
 
- Hydro (H2) 0,010%
 
- Heli (He) 0,015%
 
- Kripton (Kr) 0,00015%
 
-  Xenon (Xe) 0,00010%
 
- Ozon (O3) 0,000005%
 
- Các chất khác: Bụi, CO, NH3, N2O4, SO2…
 
Trường hợp khí bị ô nhiễm hay có khí độc, chẳng hạn như khí than CO2, nhiễm độc chì (Trẻ em rất dễ nhiễm độc chì và khó chữa. Nhẹ thì kém ăn, sa sút trí nhớ, nhiều trường hợp bệnh nặng, trẻ có thể bị liệt, co giật và hôn mê, người lớn bị suy thận). Chúng ta cũng lưu ý là các khí độc đã được sử dụng trong chiến tranh, chẳng hạn: Khí VX do người Anh sản xuất vào đầu thập niên 50 và được Mỹ sản xuất trên quy mô lớn vào năm 1961. Chất độc Sarin, khí độc mù tạt lưu huỳnh, chất độc Phosgen (theo thống kê của bộ quốc phòng Mỹ vào năm 1987, 85% thƣơng vong của đại chiến thế giới lần 1 là do Phosgen gây ra), khí độc Clo (quân Đức đã sử dụng lần đâu tiên trong đại chiến thế giới lần thứ nhất năm 1915).
 
Hội nghị toàn cầu về chống biến đổi khí hậu (COP, chữ viết tắt của Conference of parties) mới đây đã diễn ra tại Paris từ ngày 30/1-11/12- 015. Hội nghị này quy tụ khoảng 40. 000 đại biểu đến từ 195 quốc gia, với mục tiêu đạt được thỏa thuận có tính ràng buộc pháp lý đầu tiên để hạn chế khí thải nhà kính, làm chậm quá trình biến đổi khí hậu, ngăn ngừa toàn cầu nóng lên thêm 2 độ C, ngưỡng sẽ gây ra ngập lụt toàn cầu theo khuyến cáo của các nhà khoa học. 
 
Lm. Vinhsơn Đỗ Huy Hoàng




[1] Ra Khơi số 15, tháng 11/2016, tr. 92-96.
***+***
xkta
lpv
gkpv
tvcv
***+***
ra khoi
lnth
LIÊN KẾT

 

 

 

11.jpg 8.jpg 9.jpg 10.jpg 13.jpg
PAGE FACEBOOK
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập387
  • Máy chủ tìm kiếm33
  • Khách viếng thăm354
  • Hôm nay41,104
  • Tháng hiện tại901,465
  • Tổng lượt truy cập78,904,916
Copyright © 2022 thuộc về Tòa Giám Mục Bùi Chu
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Bùi Chu
Địa chỉ: Xuân Ngọc - Xuân Trường - Nam Định

Email: bttbuichu@gmail.com

Chúng tôi trên mạng xã hội

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây