ĐGH: Loan báo Tin Mừng với sự khiêm tốn
Thứ tư - 26/04/2017 04:07
2550
Chúng ta sẽ loan báo Tin Mừng bằng sự khiêm nhường.
Theo Đài Vatican, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã thúc giục điều này hôm nay, ngày 25 tháng Tư năm 2017, lễ Kính Thánh Mác-cô tác giả sách Tin Mừng, trong thánh lễ sáng tại nhà nguyện thánh Marta, lần thứ hai dâng lễ kể từ dịp nghỉ Phục Sinh.
Bài Giảng của Đức Giáo hoàng tập trung thông điệp từ Tin Mừng theo thánh Mác-cô liên hệ câu chuyện về Sứ Mệnh Cao Cả. Ngài nói “Tin Mừng luôn được công bố bằng cuộc hành trình, không bao giờ là ngồi tại chỗ trên ngai, luôn luôn là tư thế lên đường.
Đức Phanxicô nhấn mạnh, Tin Mừng phải được loan báo với sự khiêm tốn, vượt thắng sự cám dỗ của sự kiêu căng, và ngài khích lệ các tín hữu phải ra đi loan báo Tin Mừng, luôn lên đường, tránh dừng lại.
Những người rao giảng tìm kiếm những điều kiện sống yên ổn
Đức Phanxicô cũng nói, một người rao giảng phải luôn lên đường và không tìm “một chính sách bảo hiểm nhân thọ”, tìm kiếm sự an toàn bằng việc cố thủ ở một vị trí.
Đức Giáo Hoàng nói: các Ki-tô hữu cần “ra đi đến nơi Đức Giê-su không được biết đến, hay đến những nơi Đức Giê-su bị bách hại, hoặc nhơi Đức Giê-su bị xuyên tạc, để loan báo Tin Mừng chân thật”
“Hãy đi ra để loan báo. Và như thế, trong việc đi ra này đó là cuộc sống, cuộc sống của người rao giảng tin mừng được thể hiện. Anh ấy không được che chở khỏi sự nguy hiểm; không có cuộc sống chính sách bảo hiểm cho những người rao giảng. Và nếu một người loan báo Tin mừng tìm một cuộc sống chính sách bảo đảm, thì người đó không phải là một nhà Loan báo Tin mừng đích thực: Anh ta không đi ra, anh ta ở nơi an toàn.
Vì thế, trước tiên: Hãy đi, đi ra. Phúc Âm, việc Loan báo của Đức Giê-su Ki-tô, luôn luôn ra đi; luôn luôn trên hành trình; một cuộc hành trình thể lý, một cuộc hành trình tâm linh, một cuộc hành trình của đau khổ.
Nhưng “cách thức công bố này là gì?” Đức Giáo Hoàng đặt câu hỏi.
Đức Giáo Hoàng thấy rằng Thánh Phê-rô, thầy dạy của thánh Mác-cô, hoàn toàn rõ ràng trong việc mô tả kiểu loan báo này, nghĩa là Tin Mừng phải được loan báo bằng sự khiêm nhường, bởi vì Con Thiên Chúa đã hạ mình, tự hủy”
Đây là “phong cách của Thiên Chúa”. Không có con đường nào khác. Đức Giáo Hoàng nói.
Không phải một Lễ Hội, hay buổi tiệc
Ngài nói: “Việc loan báo Tin Mừng không phải là một lễ hội, hay buổi tiệc”.
Bằng sự khiêm nhường và việc chiến thắng cám dỗ thế tục, Phúc Âm phải được rao giảng, Đức Giáo Hoàng nói. Ngài đã cảnh báo” Không bao giờ Phúc Âm lại được rao giảng “bằng sức mạnh của con người, không thể được công bố với quyền lực loài người, không thể được công bố bằng tinh thần ngạo mạn và sự kẻ cả”
“Đây không phải là Tin Mừng”, ngài nói.
Sau đó Đức Giáo Hoàng hỏi người hiện diện tại sao sự khiêm nhường lại cần thiết.
Ngài trả lời: “Vì chính xác là chúng ta chuyển tải việc loan báo sự của sự sỉ nhục - của sự vinh quang, nhưng qua sự khiêm nhường. Và việc loan báo Tin Mừng trải qua những cám dỗ: Cám dỗ của quyền lực, cám dỗ của kiêu ngạo, cám dỗ của trần gian, của nhiều loại thế tục mà người ta đem ra giảng hoặc để nói; bởi vì người ta không rao giảng một dòng nước chảy ra từ Phúc Âm, nên không có sức mạnh, một Tin Mừng không có Đức Ki-tô chịu đóng đinh và được phục sinh”.
“Với lý do này” Đức Giáo Hoàng Dòng Tên đã nhắc: “Thánh Phê-rô nói: ‘hãy tỉnh thức, hãy tỉnh thức, hãy tỉnh thức… vì Ma quỷ thù địch của anh em rảo quanh như sư thử gầm thét tìm mồi để ăn tươi nuốt sống. Hãy chống lại ma quỷ, đứng vững trong đức tin, vì biết rằng các anh chị em trên toàn thế giới đang chịu cùng một nỗi thống khổ như thế’. Nếu nói một cách đúng đắn, việc loan báo Tin Mừng phải trải qua những cám dỗ”.
Chúa sẽ an ủi
Nếu một Ki-tô hữu nói anh ta đang rao giảng Tin Mừng “nhưng không bao giờ bị cám dỗ”. Đức Phanxicô nêu bật rằng nó có nghĩa là “ma quỷ không sợ” bởi vì “chúng ta đang rao giảng những điều vô ích”.
Với lý do này, Đức Giáo Hoàng tiếp tục “trong việc rao giảng đích thực luôn luôn có một số cám dỗ, và cũng có những bách hại”. Tuy nhiên, “khi chúng ta đau khổ”, Đức Phanxicô giải thích, “Chúa ở đó để phục hồi chúng ta, để ban cho chúng ta sức mạnh, bởi vì đó là điều đức Giê-su đã hứa khi Người sai các Tông Đồ”.
“Chúa sẽ ở đó để an ủi chúng ta, để ban cho chúng ta sức mạnh để đi tiếp, vì Người hoạt động với chúng ta nếu chúng ta trung tín với việc loan báo Tin Mừng, nếu chúng ta ra khỏi bản thân mình để rao giảng Đức Ki-tô chịu đóng đinh, và nếu chúng ta làm việc này trong phong cách khiêm nhường, một sự khiêm nhường thực sự”.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã kết thúc bằng lời cầu nguyện: “Xin Chúa ban cho chúng con ân sủng này, tất cả chúng con như những người đã chịu phép rửa, để giữ vững con đường loan báo tin mừng với sự khiêm nhường”
Một số hồng y trong ban tư vấn cũng diện trong Thánh Lễ, theo báo cáo của Đài Vatican.
Tiểu Bôi chuyển ngữ