08/08 Lời Chúa trong đời sống của thánh Đaminh

Thứ bảy - 06/08/2016 12:27  3066
800 năm đã trôi qua, nhưng tinh thần và những lời Cha Đaminh đã nhắn nhủ anh em: “Hãy bảo vệ đức trinh khiết để làm đẹp lòng Chúa và giữ uy tín trước mặt người đời. Đồng thời, hãy yêu thương nhau, sống khiêm nhường, nhịn nhục và giữ lòng khó khăn”, vẫn không phai nhạt. Cha Đaminh sinh ngày 26/04/1170, tại Caleruega thuộc giáo phận Osma, miền Castilla, nước Tây Ban Nha. Thân phụ là bá tước Felix de Guzman, mẹ là chân phước Gioana de Aza, nhà có ba anh em trai đều là linh mục.
 
Tiểu sử thánh nhân còn ghi lại nhiều điều kì lạ như sau: Trước khi sinh con, bà Gioanna mơ thấy từ lòng mình có con chó nhảy ra cắn bó đuốc chạy khắp địa cầu… Giấc mộng đó như điềm tiên báo con trai bà sau này sẽ trở thành nhà giảng thuyết; hay sự kiện trong ngày lễ Rửa tội, người vú nuôi của Cha Đaminh thấy trên trán ngài xuất hiện một ngôi sao. Ngôi sao ấy là lời chứng cho đời sống thánh thiện cao vời; sự kiện đàn ong mật bay đến làm tổ trong miệng, chứng minh những lời giảng thuyết của thánh nhân sau này như mật ngọt, có sức thuyết phục lòng người; thánh Đaminh có ngày sinh trùng với Gioan Tẩy Giả. Từ những điềm lạ xoay quanh cuộc đời Cha, giúp chúng ta nhớ đến câu nói của bà con lối xóm thánh Gioan: “Rồi đây đứa trẻ này sẽ ra sao?”
 
Sau này lớn lên: “Cha Đaminh đón nhận mọi người với lòng bác ái bao la, và bởi vì thánh nhân yêu mến mọi người, nên được mọi người yêu mến. Người có luật riêng cho mình là vui với người vui và khóc với người khóc, đầy lòng thương cảm và tận tâm lo cho người khác, đồng chịu nổi khổ đau với người khác”. (LIB 107)[1]. Thánh Đaminh cũng mong muốn các anh em trong dòng của người sẻ chia cùng một nỗi thương cảm ấy. Người muốn anh em ra đi rao giảng với một tinh thần là đến với những người đang rơi vào cảnh khốn cùng thể lý, tinh thần và thiêng liêng. Và để các anh em luôn biết nhạy cảm, để tâm hồn không bị chai lì, không quên lý do hiện hữu của mình, thánh nhân yêu cầu họ phải yêu mến đức thanh bần.
 
Không bao giờ Thánh Đaminh đi nghỉ ngơi mà trước đó không dành thời giờ để cầu nguyện, và thường là với những tiếng rên siết, thở dài và nhấn mạnh, đến nỗi nhiều lần gây tiếng động làm anh em thức giấc[…]. Như vậy, thánh nhân dành nhiều giờ để cầu nguyện hơn là nghỉ ngơi[…]. Người hạn chế những lời nói vô ích và luôn nói với Thiên Chúa hay về Thiên Chúa (VIE tr. 44, chứng từ của anh Guillaume de Montferrat, trong án phong thánh tại Bologna.[2]
 
51 năm sống ở trần gian, Cha luôn tắm mình trong dòng suối mát tuyệt vời là Lời Chúa. Lời Chúa đã làm nên đời cầu nguyện và cũng là phương thế giúp Cha đem nhiều người trở về với Chúa. Bằng chứng là Cha luôn mang theo bên mình Tin mừng Thánh Matthêu và các thư thánh Phaolô. Đó là những trang sách tuyệt vời, để Cha sống trọn vẹn tôn chỉ: “Contemplare, contemplata aliis tradere” (Nói với Chúa, nói về Chúa). Vốn mang trong mình ngọn lửa chiêm niệm nên đi đâu, đến bất cứ nơi nào, thuận tiện cũng như không thuận tiện Cha luôn vui vẻ chia sẻ, rao giảng Tin mừng cứu độ cho hết thảy mọi người. Những người cùng thời với Cha nhận xét: “Như cây ôliu trổ sinh hoa trái hay như cây hương nam vút lên trời, thánh nhân ngày đêm sử dụng mảnh đất là nhà thờ, để không ngừng cầu nguyện và chuộc lại thời gian suy niệm… Thiên Chúa đã ban cho thánh nhân một ân sủng đặc biệt là cầu nguyện cho các tội nhân, cho những người nghèo khổ, và những kẻ muộn phiền. (LIB s. 12).[3]
 

Ngoài việc chuyên tâm suy niệm lời Chúa, Cha Đaminh cũng là người có lòng sùng kính Đức Mẹ cách đặc biệt, khi đi đường Cha luôn mang theo tràng chuỗi Mân Côi và cầu nguyện. Nhờ siêng năng lần chuỗi Mân Côi, Cha đã đưa được nhiều anh em ngoại giáo về với Chúa. Cha cũng trở thành tông đồ đầu tiên của kinh Mân côi, điều này được ghi nhận từ chính lời Đức Mẹ hứa với Cha Đaminh: “Nếu con và giáo dân cầu nguyện theo phương pháp này, thì những lời cầu nguyện sẽ kết thành triều thiên dâng kính Mẹ và Mẹ sẽ tình nguyện đứng ra làm môi giới xin Con Mẹ tiêu huỷ những ngụy thuyết đang đầu độc thế giới lúc này; Mẹ sẽ xin được ơn tha thứ mọi tiền khiên, sẽ chiếu rọi ánh sáng đức tin để soi dẫn con đường vinh quang cho đến khi tới nước thiên đàng. Con hãy truyền bá sâu rộng kinh Mân Côi, kinh đó sẽ đem lại ơn cứu độ cho các linh hồn. Chính Mẹ sẽ đứng ra bảo đảm lời con nói bằng nhiều phép lạ cả thể”[4]. Đời sống cầu nguyện thâm sâu của Cha Thánh còn được diễn tả qua chín cách cầu nguyện mà sử liệu còn ghi lại.
 
Cha Thánh Đaminh đã dâng hiến cuộc đời mình cho Chúa trong lý tưởng phục vụ tha nhân và yêu mến Chúa. Là những người khoác trên mình tấm áo dòng và mang trong tim lý tưởng Đaminh. Mong sao mỗi tu sĩ sẽ là một ngọn đuốc, để tinh thần Đaminh rực sáng trong lời nói cũng như việc làm. Đặc biệt trong năm thánh Lòng Thương Xót và năm thánh Dòng, mỗi người hãy thể hiện tinh thần Đaminh thông qua lòng thương xót Chúa.

[1] [2] [3] Alain Quilici, 15 ngày với Thánh Đaminh (bản dịch của Giuse Nguyễn Cao Luật), NXB Nouveelle cite, 1999.
[4] Phanxicô Đào Trung Hiệu, Thánh Đaminh nhà giảng thuyết.

Tác giả: Nt. Maria Mai Khôi, Đaminh Bùi Chu

***+***
xkta
lpv
gkpv
tvcv
***+***
ra khoi
lnth
LIÊN KẾT

 

 

 

11.jpg 8.jpg 9.jpg 10.jpg 13.jpg
PAGE FACEBOOK
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập266
  • Máy chủ tìm kiếm63
  • Khách viếng thăm203
  • Hôm nay25,579
  • Tháng hiện tại526,924
  • Tổng lượt truy cập69,586,798
Copyright © 2022 thuộc về Tòa Giám Mục Bùi Chu
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Bùi Chu
Địa chỉ: Xuân Ngọc - Xuân Trường - Nam Định

Email: bttbuichu@gmail.com

Chúng tôi trên mạng xã hội

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây