Thăm Oslo, Na uy: thủ đô của hòa bình

Thứ sáu - 22/04/2016 03:58  2389
Vương quốc Na uy vốn được mệnh danh là thiên đường tại thế: chăm sóc y tế cho người dân nơi đây hoàn toàn miễn phí ; trong nhiều thập niên đứng đầu về chỉ số phát triển nhân văn ; được xếp loại quốc gia hòa bình nhất (2007) ; chỉ số quốc gia dân chủ cao nhất với 9,8 điểm (năm 2011). Quả vậy, quốc gia Bắc Âu thuộc bán đảo Scandinavia này có diện tích tương đương với Việt nam nhưng chỉ có trên 5 triệu dân lại rất giầu tài nguyên và đặc biệt là dầu khí. Ba bề tiếp giáp với biển, Na uy cũng rất phát triển về ngành đánh bắt và nuôi hải sản trong đó thương hiệu cá hồi vốn đã nổi tiếng khắp thế giới.
 
Đặc điểm đất rộng người thưa của vương quốc này được du khách nhận ra ngay khi đặt chân xuống thủ đô Oslo, nơi có con sông Akerselva chảy qua: quanh vùng phụ cận có tới 40 hòn đảo và 343 hồ nước cùng với những triền đồi xanh ngắt, trong đó cao nhất là ngọn Kjerkeberget ( có nghĩa là Núi Giáo Hội » ở độ cao 613m. Cũng như bao thủ đô khác trên thế giới, Oslo có đầy đủ về cơ sở hạ tầng để phục vụ chu đáo cho mọi sinh hoạt của toàn bộ số dân sống tại đây với khoảng 600 ngàn người. Hệ thống giao thông công cộng chủ yếu là xe bus và tàu điện và ngoài ra còn có thêm hai đường tàu điện nên việc đi lại rất dễ dàng. Hơn hẳn các thủ đô lớn khác tại châu Âu, Oslo không quá khó khăn trong việc giải bài toán giao thông.

 
 

Do thành phố bị hỏa hoạn vào năm 1624 nên không có được những di tích cổ kính như Rôma, Paris hay London. Phải đợi đến năm 1814, khi mà liên kết với Đan Mạch chấm dứt, Oslo được chọn lại làm thủ đô và bắt đầu được xây dựng nhiều các công trình mang tính biểu tượng như : Cung điện hoàng gia (1848) ; Nghị viện (1866) ; Đại học Oslo ; Nhà hát quốc gia…Đến năm 1904, Nu uy được tách ra khỏi Thủy Điển để trở thành quốc gia độc lập, Oslo vẫn là lựa chọn số một của vị trí thủ đô cho đến tận ngày hôm nay. Bên cạnh những tòa nhà bằng gạch mang lại nét cổ kính cho thành phố còn có những tòa nhà hiện đại dùng làm công sở và phục vụ cho những nhu cầu sinh hoạt của dân chúng. Oslo còn được thế giới biết đến bởi giải Nobel hòa bình mà trụ sở nằm ngay đàng sau Nghị viện. Giải Nobel mới nhất được trao một nhóm 4 người của Tunisia thuộc Bộ Tứ đối thoại quốc gia gồm đại diện của Tổng Liên đoàn Lao động Tunisia ; Liên minh Công - Thương và Thủ công nghiệp Tunisia ; Liên đoàn Nhân quyền và Hội đồng Luật sư Tunisia trong việc kiến tạo hòa bình và dân chủ của quốc gia này.
 

 
 
Về tôn giáo, vì Tin Lành phái Luther là quốc giáo (chiếm 77%) nên Giáo hội Công giáo Na uy chỉ chiếm 5% và chính thức có một giáo phận thủ đô Oslo cùng với hai địa hạt khác là Tromdheim và Tromsø được Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô lập vào năm 1979 cùng với khoảng 200 ngàn tín hữu (số chính thức ghi danh khoảng 158 ngàn). Riêng tại thủ đô Oslo chỉ có 3 giáo xứ với khoảng 50 ngàn tín hữu. Nhà thờ chính tòa Thánh Olav thật khiêm tốn về tầm vóc bên cạnh nhà ngôi thánh đường đồ sộ của Tin Lành. Chủng viện của giáo phận một vài năm trước có 4 chủng sinh, nhưng chỉ có một chủng sinh bản xứ, số còn lại là một chủng sinh nghi lễ Đông Phương người Ucraina ; một chủng sinh người Công gô và một người khác nữa là Việt. Nếu như tín hữu người bản xứ chỉ chiếm 6% thì tại giáo xứ chính tòa Oslo có tới 149 sắc dân khác nhau, trong đó cộng đồng Việt Nam cũng là một trong số những sắc dân lớn nhất và hiện nay cống hiến cho Giáo hội Na uy 14 linh mục.

 
 
Với những gì mà người dân được hưởng lợi cũng như các giá trị nền tảng được thiết lập cùng với sự thanh bình bao trùm khắp quốc gia, điều kiện sống như hiện nay của Na uy chắc chắc là ước mơ của nhiều nước khác trên thế giới. Riêng đối với Việt Nam không biết đến bao giờ mới có được như vậy. Nếu không phải là ảo tưởng thì có lẽ sẽ còn rất lâu.

Ngày 22 tháng Tư 2016
Tăng Kỳ Mục
***+***
xkta
lpv
gkpv
tvcv
***+***
ra khoi
lnth
LIÊN KẾT

 

 

 

11.jpg 8.jpg 9.jpg 10.jpg 13.jpg
PAGE FACEBOOK
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập280
  • Máy chủ tìm kiếm32
  • Khách viếng thăm248
  • Hôm nay54,554
  • Tháng hiện tại1,076,554
  • Tổng lượt truy cập71,104,311
Copyright © 2022 thuộc về Tòa Giám Mục Bùi Chu
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Bùi Chu
Địa chỉ: Xuân Ngọc - Xuân Trường - Nam Định

Email: bttbuichu@gmail.com

Chúng tôi trên mạng xã hội

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây