Học hỏi được gì khi đến thăm Hà Lan?

Thứ năm - 28/04/2016 05:43  1277
Nếu như Vương quốc Na Uy chỉ thấy màu xanh của những hàng cây tùng, những cành trơ trọi của nhiều cây cối ở Vương quốc Đan Mạch, thì Vương quốc Hà Lan đã phủ một màu xanh trên cánh đồng, những thảm cỏ hay hòa màu vuông vức và những cây cối khác. Điều này cho chúng ta thấy thời tiết khác nhau của ba vương quốc từ bắc xuống nam châu Âu.
 
Nhìn từ trên máy bay, không chỉ thấy màu xanh đó, mà chúng tôi còn thấy những dãy nhà được bố trí rất đẹp mắt. Ngay từ trên cao đó, thoáng qua chúng tôi cũng thấy hệ thống giao thông rất quy mô. Ngồi trên chiếc xe của người thân, chúng tôi cũng thấy đường xá chằng chịt và nhiều luồng xe hơn so với hai nước bắc Âu bởi lẽ dân số ở đây hơn gấp ba lần, hơn nữa, đây là quốc gia không có nhiều rừng núi như Na Uy. Hỏi người thân sống ở đây, chúng tôi biết chỉ có một trạm thu phí duy nhất trên quốc gia hơn 17 triệu dân này.
 
Thế nhưng, đó chưa phải là những điều độc đáo của họ, mà điều thứ nhất đáng khâm phục đó là quốc gia nằm dưới mực nước biển. Từ nhiều thế kỷ qua, họ đã chế tạo ra những chiếc cối xay gió để tát nước ra biển. Khi đi thăm máy tát nước như là biểu tượng của Hòa Lan, mực nước biển cao hơn mặt đất là hai mét. Theo hướng dẫn viên, 2/3 quốc gia này ở dưới mặt nước biển, vậy mà không thấy bị ngập lụt bao giờ kể từ trên 50 năm qua. Nó được bao bọc bởi 30 km đường đê bao kiên cố và có hệ thống máy hút nước ra biển mà trước đây sử dụng hệ thống quạt gió để tát nước. Chính vì nằm dưới mực nước biển, cho nên hệ thống kênh rạch chằng chịt ở thủ đô Amterdam cũng như các vùng khác. Nhà cửa nằm sát kênh rạch là điều bình thường. Khách du lịch đến đây thường đi du thuyền để được nghe về những di tích cổ kính và đôi nét về lịch sử nước Hà Lan.

 
 
Người miền nam Việt Nam gọi là Hòa Lan, còn người bắc gọi là Hà Lan. Có lẽ nó được dịch từ chữ Holland của tiếng Pháp. Chữ này chỉ một vùng của nước Pays-Bas theo tiếp Pháp, mà tạm dịch là những vùng thấp. Hiện nay nó được gọi là Vương quốc Hà Lan theo chế độ quân chủ lập hiến. Sau đời hoàng hậu thứ hai, ngai vàng đã được trao lại cho người con trai cả, là vua Willem-Alexander. Dòng họ của hoàng gia mang nghĩa là màu cam, nên chúng ta thấy áo màu da cam của các tuyển thủ bóng đá nước này. Cờ hoàng gia màu cam được gắn trên cờ tổ quốc ngày sinh nhật của hoàng hậu (Beatrix 30/4) hay của vua (
Willem-Alexander 27/4).
 
 
Điều đáng khâm phục thứ hai. Đó là người Hà Lan sử dụng nhiều xe đạp để đi lại, nhất là trong thủ đô. Họ thích sử dụng phương tiện này vì hai lý do : thứ nhất là hưởng ứng phong trào vì môi trường không bị ô nhiễm xăng dầu ; thứ hai là nhằm mang lại lợi ích cho sức khỏe bản thân. Ở thủ đô, người ta chỉ thấy chủ yếu là xe con và xe đạp, ngoài một số phương tiện công cộng khác. Quốc gia này không dưới 29 000 km đường cho người đi xe đạp. Những bãi đậu xe được thiết kế cả ở trên sông nước. Cách thiết kế để xe hợp lý để tiết kiệm cả chỗ để. Vì là quốc gia thích đi xe đạp, nên cả khi trời mưa lạnh cũng có nhiều người đi xe đạp, những nhãn hiệu xe đạp của Hà Lan cũng rất nổi tiếng.

 
 
Điều đáng khâm phục thứ ba khi đến thăm nước này. Đó là hoa Tulip. Khi chưa đến thăm công viên hoa Tulip, chúng tôi được nghe nói là có tới 800 loài khác nhau. Đến quốc gia này mà không thăm công viên hoa thì đúng là đáng tiếc. Mặc dù hoa Tulip không có nguồn gốc từ Hà Lan, nhưng chính nơi này đã làm cho nó trở thành nổi tiếng vì sự phát triển màu hoa và loại hoa. Hoa Tulip bắt nguồn từ Afganistan, rồi trở thành hoa của quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ và nổi tiếng ở Hà Lan.

 
 
Khởi đầu nó được trồng trên những cánh đồng lớn. Không chỉ lấy hoa mà còn nhân giống ra nhiều để xuất khẩu đi khắp thế giới. Về sau này, người ta đã thu thập các loại Tulip để triển lãm trong một công viên tên là Keukenhof. Triển lãm hoa Tulip chỉ trong khoảng thời gian mùa xuân từ cuối tháng 3 đến giữa tháng 5. Hoa Tulip ở công viên này không chỉ đẹp bởi màu sắc mà còn đẹp bởi cách trình bày của các công ty đảm nhận trưng bày hoa.
 
Tại quốc gia này, người gốc Việt cũng có khoảng 18 000 người. Những người Việt Nam đầu tiên đến đây là những người tỵ nạn. Để cho thế hệ người Hà Lan gốc Việt biết đến nguồn gốc của họ, Ban liên lạc người tỵ nạn sắp khánh thành khu tưởng niệm thuyền nhân Việt Nam. Ngoài ra cũng có một số người Việt khác sinh sống ở đây là những du học sinh. Về phía người tỵ nạn nói chung, họ có trang web và tạp chí để trao đổi tin tức, còn những người công giáo thì họ cũng có tạp chí riêng. Được biết có 7 linh mục, có hội đồng mục vụ của cộng đoàn công giáo Việt Nam.
 
Người công giáo Hà Lan cũng chiếm 30% được phân chia làm 7 giáo phận. Tin Lành chiếm 20%. Hồi giáo 5%. Còn lại không nói họ theo tôn giáo nào. Nhưng họ vẫn có các ngày nghỉ lễ liên quan đến Kitô giáo.
 
Minh Sáng
***+***
xkta
lpv
gkpv
tvcv
***+***
ra khoi
lnth
LIÊN KẾT

 

 

 

11.jpg 8.jpg 9.jpg 10.jpg 13.jpg
PAGE FACEBOOK
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập311
  • Máy chủ tìm kiếm20
  • Khách viếng thăm291
  • Hôm nay59,044
  • Tháng hiện tại920,579
  • Tổng lượt truy cập69,980,453
Copyright © 2022 thuộc về Tòa Giám Mục Bùi Chu
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Bùi Chu
Địa chỉ: Xuân Ngọc - Xuân Trường - Nam Định

Email: bttbuichu@gmail.com

Chúng tôi trên mạng xã hội

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây