Thăm Đan mạch, nước hạnh phúc nhất

Thứ tư - 27/04/2016 02:19  1631
So với  Na uy, Đan mạch cũng có hơn 5 triệu dân nhưng có diện tích nhỏ hơn và địa hình chủ yếu là đồng bằng nên phát triển về chăn nuôi và trồng trọt. Quốc gia vùng Scandinavia này được tập hợp bởi một bán đảo lớn nhất nước tiếp giáp với phía Bắc của Liên bang Đức và hai đảo khác, trong đó đảo lớn hơn được chọn làm thủ đô Copenhagen.
 
Đan mạch được chọn là quốc gia hạnh phúc nhất năm 2016 bởi người dân được hưởng an sinh xã hội một cách dư dật như chăm sóc y tế, giáo dục và công bằng trong thu nhập. Trong khi đó Hoa Kỳ xếp thứ 13 và Việt Nam đứng thứ 96. Quốc gia này cũng được coi là có môi trường đầu tư tốt nhất.

 
 
 
Tuy nhiên Đạo Công giáo tại đây là thiểu số. Tin lành với là tôn giáo chính và được hiến pháp nhìn nhận là quốc giáo và chiếm khoảng 80% (năm 2012). Sau khi được du nhập vào năm 1536, Giáo hội mới này chiếm luôn cả các nhà thờ của Công giáo. Hiện nay trên toàn quốc chỉ có một giáo phận thuộc Giáo hội Công giáo duy nhất và Tòa giám mục được đặt tại thủ đô Copenhagen. Các linh mục và tín hữu của Giáo hội Đan mạch hầu hết là người nước ngoài, trong đó có 5 linh mục là người Việt. Do vậy, công cuộc truyền giáo tại đây giống với thời Hội thánh sơ khai khi mà các Tông đồ hướng đến dân ngoại chứ không còn trong phạm vi hạn hẹp của cộng đồng người Do thái. Nếu một số người Đan mạch trở lại Đạo Công giáo đồng nghĩa với việc họ phải từ bỏ tôn giáo cha ông truyền thống và trở nên thân thuộc với các tín hữu thuộc các sắc tộc ngoại quốc khác nhau hiện diện trên vương quốc này.
 
Xin nêu một ví dụ điển hình. Cha xứ tại thị trấn Vibor hiện nay là người Italia và giáo dân chủ yếu là người Việt tị nạn sau biến cố 75 cùng với những người Ba Lan sang làm việc tại đây, vì cả hai quốc gia này đều thuộc khối Liên hiệp châu Âu. Đặc biệt, đối với những tín hữu gốc Việt lại có thêm dự khắng khít hơn nữa hoặc do cùng chung cảnh ngộ vượt biên trước đây hoặc do mối quan hệ máu mủ ruột thịt, vì có rất nhiều gia đình có đến 10 hay 11 anh chị em. So với các cộng đoàn lớn đang hiện diện tại những thành phố quan trọng, số người Việt Công giáo tại Vibor rất khiêm tốn và có khoảng 80 người nhưng lại rất năng động : đảm nhiệm công việc quét dọn và cắm bông ; phụ trách đàn và hát trong các buổi cử hành phụng vụ ; tham gia vào công việc điều hành giáo xứ…

 
 

Riêng với nếp sống đạo của giáo dân Việt ngay từ khi mới đặt chân đến Đan mạch cho đến ngày nay được duy trì rất tốt, vì may mắn có cha cùng chuyến vượt biên nên ngài chăm lo việc cử hành thánh lễ và các bí tích. Sau này lại có thêm ơn gọi nảy nở trong số gia đình tị nạn được đào tạo bởi Giáo hội bản xứ hoặc có các cha từ Việt nam hoặc các cha Việt từ nước khác sang phục vụ cho Giáo hội bản xứ nói chung và cho cộng đồng Công giáo Việt nam tại đây nói riêng. Có thể nói đời sống đạo của thế hệ đầu của người Việt tại Đan mạch không có gì phải bận tâm nhưng sang thế hệ sinh ra bên này lại đặt ra một vấn nạn lớn, một phần vì chúng sống theo trào lưu đương thời, phần khác lại dần quên đi cội nguồn của mình cùng và có khi trở nên xa lạ vì rào cản về ngôn ngữ Tiếng Việt.
 
 
Trên đường ra phi trường để rời vương quốc của vùng Scandinavia này, nhìn những cánh đồng lúa mì trù phú và những trang trại mênh mông, người viết liên tưởng đến cánh đồng truyền giáo của Giáo hội tại đây vốn đang cần đến rất nhiều thợ gặt và mong ước các sắc tộc di dân nói chung và cộng đồng người Việt nói riêng ngày một bén rễ sâu vào môi trường sở tại và trở nên những chứng nhân sống động có sức thuyết phục những người dân bản xứ.
 
Ngày 27 tháng Tư 2016
Tăng Kỳ mục   
***+***
xkta
lpv
gkpv
tvcv
***+***
ra khoi
lnth
LIÊN KẾT

 

 

 

11.jpg 8.jpg 9.jpg 10.jpg 13.jpg
PAGE FACEBOOK
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập239
  • Máy chủ tìm kiếm33
  • Khách viếng thăm206
  • Hôm nay70,557
  • Tháng hiện tại1,099,736
  • Tổng lượt truy cập71,127,493
Copyright © 2022 thuộc về Tòa Giám Mục Bùi Chu
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Bùi Chu
Địa chỉ: Xuân Ngọc - Xuân Trường - Nam Định

Email: bttbuichu@gmail.com

Chúng tôi trên mạng xã hội

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây